Như vậy tôi chính thức là 1 học sinh Trường Trung Học Đất đỏ,tôi
thật vui khi nhìn thấy tên ,số báo danh của mình nằm “hiên ngang”trong danh sách
học sinh trúng tuyển vào một ngôi trường Trung học công lập của Tỉnh , đó là 1
vinh dự ,mặc dù ngôi trường Trung học Đất đỏ là ngôi trường công lập mới được
thành lập chỉ 2năm, rất trẻ so với Trường Trung học Châu văn Tiếp, cái thời của
tôi được đậu vào trường công được xem như 1 thành công đầu đời (nếu thi rớt tôi
phải học trường tư thục Sĩ Tải,hay các trường bán công Nguyễn Du, bán công Phạm hửu Chí,vv.vv,), như thế tôi đã “người lớn”một chút ,tôi sẻ được
mặc chiếc áo dài trắng tinh đi học ,chiếc áo dài mà tôi luôn ao ước, với chúng
tôi là dân nhà quê cha mẹ ít học, cho nên cũng ít cha mẹ nào quan tâm đến vấn đề
trao dồi kiến thức cho con hay học để “làm ông làm bà gì, mà chúng tôi chỉ được
cho đi học “cho biết chử”cuộc sống nhà quê nghèo đói, chiến tranh nên lo cái ăn là chính, còn chuyện học được
ngày nào hay ngày ấy
Lớp tôi trúng tuyển
là khóa thứ 3 của Trường, mới 11 tuổi đầu nên tôi không quan tâm gì nhiều về ngôi
Trường mình sẽ học, chỉ đến khi nhập học tôi mới hiểu đây là ngôi trường chỉ có
tên chứ chưa có lớp (không có phòng học hay những gì mà 1 ngôi trường phải có
), khóa chúng tôi cũng như 2 khóa đàn anh đàn chị phải học trong 2 lớp vay mượn
của Trường Tiểu Học Phước Thạnh (2 lớp học này là Hội trường của Trường Tiểu học, chỉ xử dụng khi tổ chức lể khai giãng, hay tổng kết, vách lớp học bằng gổ, tấm vách ngăn 2 phòng cũng bằng gổ có thế tháo
ráp khi cần xử dụng) vì chỉ có 2 phòng mà đến 6 lớp nên khóa chúng tôi thường được
“ưu tiên” nghỉ học khi không có phòng. Thế là chúng tôi được 1 ngày lang thang,
phá phách, cũng có nhiều hôm chúng tôi phải di chuyển đến tận Trường Tiểu học
Phước Hòa Long cách đó gần 2 km. Với tuổi trẻ ham chơi hơn ham học, thì 2 km có
xa xôi gì với lủ nhóc nhà quê chúng tôi, nếu không nói đó lại là thú vui nửa, có
gì đẹp hơn, vui hơn khi được nghêu ngao,chạy nhảy ngòai đường, được chơi trốn tìm
dưới gốc những cây me già to lớn, gốc thì trốn được 5-6 đứa, tàn me thì che nắng
cả đội quân nhóc tỳ hơn 50 đứa , với địa danh Đất đỏ nên đất nơi này cũng đỏ như
tên ,từ quần áo giày dép tay chân, ôi thôi chúng tôi chẳng bao giờ “sạch “được
chúng tôi cũng chẳng có được 1gáo nước rửa mặt mủi tay chân ,có nhiều hôm mê chơi
trốn tìm, núp kỷ quá thầy cô gọi vào lớp học lúc nào cũng chẳng biết, chỉ đến
khi trốn lâu quá không thấy bạn tìm hay gọi, không nghe tiếng cười giởn ồn ào, thò đầu rời khỏi chổ trốn thì xung quanh tất cả vắng lặng ,mọi người vào lớp học
từ đời nào.Tôi thương nhất là cô Xuân Đào và thầy Lâm khương Nhàn, thầy và cô là
2 giáo sư vất vả với chúng tôi nhất: trường thì còn thời kỳ sơ khai, phòng học
không có, giáo sư cũng chỉ vài vị ,nên mồi giáo sư phải dạy 3 hay 4 môn: cô Xuân Đào phải dạy chúng tôi 4 môn: Việt Văn, Công dân, Lý hóa, Vạn Vật. Cô gắng
bó với lớp tôi nhiều nhất vì cô là giáo sư hướng dẩn lớp tôi. Tôi không
biết cô tốt nghiệp hay chuyên về môn gì chỉ biết cô dạy thì học thôi. Tôi còn
nhớ cô rất đẹp, với mái tóc uốn cao để lộ chiếc gáy trắng ngần nhất là đôi môi
cô lúc nào cũng như 1 cánh hoa. Cô mặc áo dài tha thướt với chiếc eo nhỏ xíu, cô
mang đôi guốt cao gót nên dáng đi của cô thật thanh thóat diụ dàng. Cô hiền lắm! mỗi khi cô giãng bài chúng tôi nghe say sưa.Tôi nhớ có 1 lần 2 bạn nam trong lớp
tôi đánh nhau, lúc ấy cô chưa vào lớp ;tôi ra vẻ anh hùng rơm ,chạy vào can
ngăn và bị đấm 1 cú vào ngay sống mủi, máu
tuông ướt cả vạt áo dài. Lúc ấy cô vừa đến; cô thấy thế nên cũng hỏang sợ; cô ôm tôi lấy vạt áo dài carốt của cô lau máu cho tôi. Chiếc áo mà chúng tôi thường
khen đẹp nhất! Bổng dưng nước mắt tôi rơi, cô nghĩ tôi bị đánh đau nên theo vỗ về
an ủi nhưng tôi khóc vì hành động thân thương cô đối với tôi .Có
1 lần khi thầy trò đang học ở Trường tiểu học Phước Hòa Long, tiếng ồn ào vọng vào, cô cùng
chúng tôi nhìn ra cửa sổ. Thầy trò thấy người dân gánh gồng, bồng bế nhau chạy, vừa chạy
vừa la “chạy cô ơi chạy !”,không biết chuyện gì xảy ra ,nhưng thấy mọi người kêu gọi , Thầy trò cũng cùng nhau chạy. Đối với chúng tôi, trẻ con mới học lớp đệ thất, dân nhà quê chạy nhảy quen rồi nên chuyện “chạy
giặc”này giống như chuyện đùa, mặc dù với chiếc áo dài, đáng ra vướng víu nhưng
với chúng tôi là chuyện nhỏ ,2 vạt áo được cột dính vào nhau thì tha hồ mà chạy
,vừa chạy vừa giởn nửa chứ ,chỉ tội cho cô áo dài thì vướng ,guốc thì gót cao ,muốn chạy cũng không chạy được
,phần sợ ,phấn lo cho học trò cô cứ lúng ta lúng túng ,nhưng khi thấy mọi người
chạy náo lọan, cô cũng phải chạy thôi ,khi thầy trò chạy đến chợ Đất Đỏ mới hòan
hồn, thì ôi thôi, guốc cô chỉ còn 1 chiếc ,mà lại mất cả gót ,phải quăng đi thôi,
bình tỉnh lại thì việt cộng đâu chẳng thấy ,chỉ thấy cô tả tơi, còn đám học trò
chúng tôi thì vui vì được nghỉ học và tranh nhau đứa nào chạy trước .Chúng tôi
chỉ học cô được 2 năm , đầu năm học lớp đệ ngũ chúng tôi được biết cô đã về Đà
Lạt ,(riêng tôi năm 1980 ) khi có dịp đến DL tôi có tìm đến Trường BÙI thị XUÂN
tôi có gặp cô ,chỉ 1 lần đó đến nay tôi không nhận được tin gì về cô ,tôi hy vọng
cô vẩn còn sống và hạnh phúc ,nếu như cô xem được blog này cô liên lạc lại cùng
chúng ta thì vui biết mấy.
Tôi có cảm nghỉ tôi
là người may mắn ,khi được là hs Trường THCLĐất Đỏ ,tôi may mắn được “mài đũng
quần “một cách trọn vẹn suốt 7 năm Trung học, tôi đã lớn dần theo sự thay đổi và
phát triển của Trường ,từ 1ngôi Trường chỉ có tên trên giấy cho đến ngày tôi tốt
nghiệp Trung học ,Trường đã có 1 cơ ngơi với 2 dãy trệt ,1 dãy lầu khang trang
,phòng hiệu trưởng ,phòng nghỉ giáo sư ,có cả 1 hội trường lớn (tuy chưa được hòan
chỉnh ,)chúng tôi may mắn có được 1 thầy hiệu trưởng ,có trách nhiệm cùng đội ngủ
giáo sư trẻ đầy nhiệt huyết ,từ khắp nơi hội tụ về hướng dẩn ,truyền dạy cho chúng
tôi kiến thức,văn họá ,lể nghĩa và cả đạo làm người,thú thật khi còn là hs ,tôi
không quan tâm gì nhiều về chuyện trường lớp ,tôi chỉ biết học để khỏi phụ công
cha mẹ ,không phụ ân thầy và nhất là có 1 mảnh bằng tốt nghiệp nhỏ, đưa tôi bước
vào ngưởng cửa các Trường Đại học ,nhưng sau này khi có cơ hội tiếp xúc, trao đổi
với quý thầy cô dù ít hay nhiều ,có thời gian công tác giãng dạy Trường THCLĐẤT ĐỎ
,tôi mới hiểu được công lao và tâm huyết của thầy Hiệu trưởng ,của các giáo sư,
khi về nhận nhiệm sở ở đây, đã xem chứng tôi như những đứa con tinh thần,ngôi
trường này như ngôi nhà chung, đào tạo những
đứa con có ích cho xã hội ,có lẻ để đáp đền ơn dạy dổ của Thầy Hiệu Trưởng và
quý thầy cô ,với sự phấn đấu của bản thân và xử dụng vốn kiến thức đã được tiếp thu từ ngôi trường Đất ĐỎ,
những học sinh của Trường THCLĐất Đỏ,nhiều anh chị em đã trở thành những viên
chức nồng cốt của Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu(Tỉnh Phước Tuy củ) rạng danh ngôi Trường đã đào tạo chúng tôi .Xin cám ơn
Thầy Hiệu trưởng TRẦN BA,cám ơn quý thầy cô, đã vượt qua những khó khăn thời chiến
,thực hiện thiên chức nhà giáo mà quý thầy cô theo đuổi.
“ Tôi đã dạy nhiều
trường,cả trường công lẩn trường tư thục ,từ Sài Gòn đến các Tỉnh ,nhưng hình ảnh
học sinh Đất Đỏ luôn ấn tượng trong tôi ,các em hiền và ngoan quá ,hình ảnh các
em với chiếc áo dài trắng ,chiếc cặp sách và chiếc nón lá ,mổi khi nhìn thấy thầy
cô từ xa, đã giở nón cúi chào,các em sống ở quê, thiếu thông tin ,thiếu cả vật chất
,thầy cô dạy gì các em cũng nghe ,nói gì các em cũng tin…”đó là những lời mà
nhiều thầy cô nhận xét về hs Đất ĐỎ chúng tôi. Đến hôm nay tôi rời trường được
gần 40 năm ,với công nghệ ,khoa học liện đại ,với sự hổ trợ của internet ,nhưng
thầy trò chúng tôi liên lạc ,tiếp xúc ,thăm hỏi xẻ chia ,tâm sự v..v những chuyện vui buồn,nhắc lại những chuyện
“NGÀY XƯA” chuyện của thời còn cấp sách ,”Chuyện của một thời không bao giờ quên”,dù
cho thời gian có nhiều thay đổi ,những mái đầu xanh ngày xưa nay đã bạc ,khỏang cách không gian xa vời vợi ,
không thể chia cắt tình thầy trò ,tình bạn hửu của những “Cựu giáo sư &học
sinh “Trường Trung Học Công Lập ĐẤT ĐỎ”
BRVT Xuân Quý Tỵ