Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Năm Canh Sáu Khắc

"Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Ðêm năm canh lắng tiếng chuông rền



Hay


Ngày sáu khắc thẩn thờ mong tin nhạn,
Đêm năm canh chờ đợi tháng ngày trôi!


ĐÊM NĂM CANH NGÀY SÁU KHẮC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Mọi người hay nhầm tưởng là ban đêm tính bằng canh và ban ngày tính bằng khắc, thật ra, không phải là như vậy. ban ngày không tính bằng "Khắc" mà tính theo từng giờ giấc qui định theo thuật Can Chi.

Theo lịch cổ, "Thời" và "Khắc" là đơn vị thời gian. Thời được tính theo giờ và Khắc được tính theo phút. mỗi ngày đêm chia thành 12 thời (mỗi thời tương đương 2 giờ). mỗi khắc = 1/100 *ngày, tức là: (24*60)/100 = 14,40 phút , đến triều Nguyễn lại đổi 1 khắc = 1/96* ngày, tức bằng 15 phút ("khắc" là chỉ vạch khắc trên thùng nhỏ nước tính giờ, một ngày đêm thì nhỏ hết 1 thùng).
Người xưa thích dùng lịch can chi (hay còn gọi là: Thập Can Thập Nhị Chi) là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore.... Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian.
Can được gọi là Thiên Can hay Thập Can do có đúng thập (10) can khác nhau: Canh (0), Tân (1), Nhâm (2), Quý (3), Giáp (4), Ất (5), Binh (6), Đinh (7), Mậu (8), Kỹ (9).
Chi được gọi là Địa Chi hay Thập Nhị Chi do có đúng thập nhị (12) chi khác nhau: Tý (1) , Sửu (2), Dần (3), Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi (12).
Tất cả các Can Chi và Địa Chi kết hợp với nhau sẻ thành chu kỳ 60 năm hay còn gọi là "lục thập hoa giáp", chu kỳ của một đời người.



Ảnh Minh Họa: Zhinü và Niulang,
tranh vẽ của họa sĩ Tsukioka Yoshitoshi, thế kỷ 19
Để tính thời gian của một ngày đêm, người ta chia  từ giờ Tý (tức là từ 23 giờ tối hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau)... và giờ Hợi (từ 21 giờ đến 23 giờ trong ngày).
Giờ Tý: 23 giờ → 1 giờ sáng
Sửu: 1 → 3
Dần: 3 → 5 (Giờ Cọp đi ăn trở về lại rừng)
Mão: 5 → 7
Thìn: 7 → 9
Tỵ: 9 → 11
Giờ Ngọ: 11 → 13 (đúng Ngọ tức là 12 giờ trưa)
Mùi: 13 → 15
Thân: 15 → 17
Dậu: 17 → 19 (Giờ Gà lên chuồng ngũ)
Tuát: 19 → 21
Hợi: 21 → 23
Người xưa rất chú trọng về thời gian của ban đêm (tối lửa, tắc đèn), các chính quyền thời phong kiến đặt ra các viên tuần kiểm (tuần tra ban đêm) nhằm báo hiệu giờ, khắc theo từng thời gian trôi qua trong một đêm, bằng tiếng hiệu lệnh của :kẻng". Họ nghĩ rằng, mỗi đêm chỉ có 10 giờ (từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng), nó trùng với Thập Can, mà Thập Can lại bắt đầu bằng chử "Canh", từ đó họ chia một đêm (10 giờ) thành 5 canh (từ canh 1 tới canh 5).

Tên Canh
Thời Gian
Canh 1
Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất
Canh 2
Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi
Canh 3
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý
Canh 4
Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu
Canh 5
Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần

Vì ban ngày là rỏ ràng minh bạch, do vậy phải định vị thời gian cho thật chuẩn xác theo từng giờ, nên vào thời gian nào thì có tên gọi đúng như vậy, chẳng hạn, giờ Ngọ là giữa trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều).
Mọi người hay nhầm tưởng là ban đêm tính bằng canh và ban ngày tính bằng khắc, thật ra, không phải là như vậy. " Đêm 5 Canh, Ngày 6 Khắc" chỉ là nhân cách hóa sự chờ đợi, theo thời gian mà thôi, ở đây là cách phân biệt giữa ban ngày và ban đêm, cũng như người ta nói "49 gặp 50" vậy, ban ngày không tính bằng "Khắc" mà tính theo từng giờ giấc qui định của thuật Can Chi (Tý, Sử, Dần Mão..).
Trong "Cung Oán Ngâm Khúc" của Nguyễn Gia Thiều có câu:
"Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Ðêm năm canh lắng tiếng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u"
Không gian trong Cung oán ngâm khúc là không gian của chốn tiêu phòng lạnh lẽo. Thời gian trong Cung oán ngâm khúc chủ yếu là mùa thu và bóng đêm, chỉ còn lại nỗi cô đơn của tháng ngày vời vợi. Ngày sáu khắc, đồng nghĩa với từng khắc, từng giây, nhớ mong, mòn mõi đợi chờ.
"Trong gang tấc mặt trời xa bấy,
Phận hẩm hiu nhường ấy vì đâu?
Sinh ly đòi rất thời Ngâu,
Một năm còn thấy mặt nhau một lần."
Chàng Ngưu chỉ có một nàng "Chức Nữ, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần trên chiếc cầu Ô Thước". 
Ngày sáu khắc thẩn thờ mong tin nhạn,
Đêm năm canh chờ đợi tháng ngày trôi!

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Ngô đồng nhất diêp lạc

Tháng 8 năm 2010 cựu giáo sư Võ Ngọc Sơn hỏi cựu giáo sư Trần - Văn Phét về hai câu chữ Hán:

Ngô đồng nhất diệp lạc
梧桐一葉落
Thiên hạ tận tri thu
天下盡知秋
Sau đây là lời giải thích của cựu gs Trần-Văn Phét:


Cây ngô đồng được nhiều thi nhân dùng để miêu tả mùa thu  . Trong điển tích “Bá Nha Tử Kỳ” cũng nhắc đến . Vua Phục Hy thấy 5 vì sao xẹt xuống cây ngô đồng rồi chim phượng hoàng đến đậu . Vua cho người cắt cây ngô đồng làm 3 phần: thiên, địa, nhân và làm đàn . Chỉ có đọan giữa là tiếng vừa thanh vừa đục nên đem ra sông ngâm 4 tuần lễ (72 ngày) rồi phơi khộ sau đó chọn ngày lành tháng tốt giao cho Lưu Tử Kỳ làm đàn, dựa theo Cung dao trì và đặt tên Dao cầm.
Ca dao ta cũng có nói về cây ngô đồng:
Cây ngô đồng cành biếc
Con chim phượng hoàng nó đậu cành cao
Thươmg em phận gái má đào
Bởi tham đồng bạc trắng nên em mới vào chốn cực thân

Không ai biết rõ nguồn gốc câu thơ chữ Hán:
Ngô đồng nht dip lc
Thiên h
tn tri thu
Tuy nhiên trong bài 群芳譜 quần phương phổ của ông Vương Tượng Tấn 王象晋(1561-1653) viết vào năm 1621 có 4 câu:
梧桐一葉落,
Ngô đồng nhất diệp lạc
天下盡知秋。
Thiên hạ tận tri thu
梧桐一葉生,
Ngô đồng nhất diệp sinh
天下新春再
Thiên hạ tân xuân tái
Nghĩa là:
Một chiếc lá ngô đồng rơi
Mọi người đều biết mùa thu
Một nhánh lá ngô đồng nẩy chồi
Mọi người biết xuân trở lại
Có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng không ai xác dịnh được căn nguyên của hai câu thơ đó. Thậm chí có người viết :
 thiên hạ cộng tri thu  
hay
 thiên hạ cộng bi thu


Virginia ngày 27 tháng 8 năm 2010
Trần-Văn Phét

Cái quạt

Ôn cố nhi tri tân  
Kính mời quí thầy cô  và đọc giả  đọc lại bài ca dao "Cái quạt"


Cái quạt mười tám cái nan,
Ở giữa phết giấy, hai nan hai đầu.
Quạt này anh để che đầu,
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này.
Ước gì chung mẹ chung thầy,
Để em giữ cái quạt này làm thân!
Rồi ta chung gối, chung chăn,
Chung quần chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thời chung cái giường Tàu,
Dậy thời chung cả hộp trầu ống vôi.
Ăn cơm chung cả một nồi,
Gội đầu chung cả dầu hồi nước hoa.
Chải đầu chung cả lược ngà,
Soi gương chung cả nhành hoa giắt đầu.

Và sau đây là thơ Cái quạt của thi sĩ Nguyễn Bính

Cái qut mười tám cái nan
Anh pht vào đấy muôn vàn nh nhung

Gió sông, gió núi, gió rng

Anh nim thn chú thì ngng li đây.


Gió Nam Bc, gió Đông Tây

Hãy hu công chúa thâu ngày, thâu đêm

Em ơi công chúa là em

Anh là quan trng đi xem hoa v


Trên gii có vy tê tê

Đôi bên ước th duyên hãy tròn duyên
Qut này trng để làm tin

Đêm nay khép m tình duyên vi nàng.