Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Triết Lý Cà Phê Và Tình Yêu




Triết Lý Cà Phê Và Tình Yêu


Image associée

Image associée

Image associée

Image associée

Image associée

Image associée

Résultat de recherche d'images pour "hinh anh Cà Phê Và Tình Yêu"

Résultat de recherche d'images pour "hinh anh Cà Phê Và Tình Yêu"

Résultat de recherche d'images pour "hinh anh Cà Phê Và Tình Yêu"


 ..............................

Để có được một ly cà phê ngon – người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai.

1. Đừng nên hâm nóng lại cà phê. Bởi nếu hâm nóng lại thì cà phê sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại cà phê cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng – những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…
2. Hãy bảo đảm cà phê bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi cà phê chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm cà phê đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời…
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn… Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly cà phê và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ – đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi.

3. Hãy rang cà phê đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn cà phê sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô cà phê sẽ chỉ là nước loãng.
Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
4. Đừng cố sử dụng lại bã cà phê – vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.
Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã không thuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã cà phê cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị cà phê thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.
5. Cuộc sống cũng giống như một ly cà phê. Bạn ngồi bên cửa sổ, nhấc tách cà phê lên… nhấp 1 ngụm… và chợt nhận ra rằng, ly cà phê chưa có đường. Rồi bởi vì ngại đứng dậy để lấy đường, bạn ngồi đó và uống ly cà phê đắng. Khi ly cà phê đã cạn, bạn mới phát hiện ra rằng đường đã không tan ra và dính ở đáy ly…
Chúng ta mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời lại quá ảm đạm, nhạt nhẽo…, và tốn rất nhiều thời gian đi tìm kiếm sự ngọt ngào trong khi ta chỉ cần khuấy lên. Chính tôi, chính bạn sẽ làm cho cuộc sống của mình đầy hương vị nếu ta không chờ đợi. Hãy tận hưởng ly cà phê của cuộc sống!

Lời kết: Để có được một ly cà phê ngon – người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly cà phêcuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly cà phê thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt… Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một Triết lý cà phê.

Còn Triết lý cà phê bột  ... mỗi sáng múc một muỗng cho vào tách nước nóng , quậy tan , ực một cái rồi đi làm...có phải trong tình yêu cà phê loại này thể hiện cuộc sống "mì ăn liền" , khỏi tốn công.
Ara Nguyễn Hữu Phát

Công dụng của tỏi.

Tháng 12 năm 1998, một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày rưỡi đã được tổ chức tại Newport Beach, California, để thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu về công dụng của tỏi.
Hội thảo được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ và Đại Học Pennsylvania bảo trợ, với sự tham dự của trên hai trăm khoa học gia, chuyên viên y tế, dinh dưỡng đến từ 12 quốc gia trên thế giới.
Kết luận của hội thảo là các cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua đã xác định những ích lợi của tỏi đối với sức khỏe con người.
Kinh nghiệm chữa bệnh bằng tỏi.
Chữ viết đầu tiên của dân Sanskrit cách đây 5000 năm đã nhắc đến TỎI nhiều lần.
Trong mộ cổ Ai Cập 6000 năm về trước có những củ tỏi khô nằm ướp trong nắm xương. Sách Y học Ai Cập trên 3000 năm về trước có ghi hai mươi bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược...
 Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những giác đấu Hi Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn.
Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi theo làm lương thực và để trị bệnh khi cần đến.
Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một dược thảo có giá trị. Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates (460-377 trước Công nguyên) đã coi tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể.
Galen (129 – 199), một trong những danh y nổi tiếng sau Hippocrtes, đã  ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị được nhiều bệnh.
Theo Pedonius Dioscorides (40 – 90), một danh y  Hy Lạp, thì tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm lợi tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc nữa.
Vào thế kỷ 16, Alfred Franklin nói với dân chúng thành phố Paris là nếu họ ăn tỏi tươi với bơ vào tháng Năm thì họ sẽ được khỏe mạnh trong những tháng còn lại.
Trong thế chiến thứ nhất, người Nga đã dùng tỏi để trị bệnh nhiễm vi trùng. Họ gọi tỏi là “thuốc kháng sinh Nga Sô”. Các bác sĩ Anh cũng đã  biết dùng tỏi để trị vết thương làm độc ở chiến trường.
 Khi có các dịch cúm vào đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.
Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille: trong vụ dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà các người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, chính quyền hứa sẽ tha tội nếu họ nói bí quyết không lây bệnh. Bốn chú đạo trích khai là suốt thời gian dịch hạch, họ ăn rất nhiều tỏi tươi, do đó họ không bị bệnh.
Vào thời Trung Cổ, khi đi vào  những vùng nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn hơi độc xâm nhập vào mũi.
Các triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi.
 Celsius, vào thế kỷ I đã  khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột.
Virgil (70 – 19) thấy tỏi làm tăng sức lực của nông dân.
Aristophanes (448 – 385 trước Công nguyên) thì nhắc nhở lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu cang cường hơn.
Dân Nga xưa kia ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống và tin là sẽ sống lâu.
Dân Ukraine uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, làm người trẻ ra.
Dân Da Đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai và họ rất ít bị bệnh yết hầu vì mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp sể dàng.
Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân và họ giải thích là như vậy tỏi sẽ hút hết chất độc xuống để đưa ra ngoài. Tổng Thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng Thống George Washington thì được cho thêm tỏi trong khẩu phần.
Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ bèn chữa bằng tỏi và thấy là rất công hiệu để diệt vi trùng lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi che trở nhiều người khỏi bị bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngửa bệnh cúm.
Năm 1941, bác sĩ Emil Weiss ở Chicago làm một cuộc thử nghiệm trị bệnh bằng tỏi cho 22 người mang các bệnh khác nhau như đau bụng, nhức đầu, táo bón. Kết quả là những người này hết bệnh.
Về niềm tin dị đoan, tỏi đã được dùng là vũ khí để trừ tà ma , quỷ quái. Dân Âu châu xưa rất sợ ma cà rồng hút máu và để xua đuổi, mỗi nhà đều cheo nhiều nhánh tỏi ở trước cửa. Văn tự Ấn Độ giáo từ nhiều ngàn năm trước có ví một củ tỏi như một tráng sĩ diệt trừ yêu quái.
Dân nài ngựa cheo vài nhánh tỏi vào cương để ngựa phi mau hơn. Nằm mơ thấy tỏi là điềm lành.
Trong các cộng đồng Do Thái xưa kia, vài nhánh tỏi được trang điểm vào áo cưới cô dâu với niềm tin là cuộc hôn nhân sẽ muôn vàn hạnh phúc.
Dân Ai Cập so sánh hương vị cay hôi của tỏi với những thăng trầm của cuộc đời.
Các tu sĩ nói với con chiên là khi họ cầm vài nhánh tỏi trên tay tức là đang cầm mọi phức tạp của cuộc đời. Và khi tuyên thệ, họ đặt tỏi trên bàn tay hay trên bàn thờ.
Bên Việt Nam ta, các cụ cheo tỏi trước cửa buồng đàn bà mang bầu để trẻ sinh  ra được mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh               
 Đông Y việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: “tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng.
 Kết qủa nghiên cứu công dụng tỏi trong trị bệnh
Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng trị bệnh.
Nnăm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi
1 - Tỏi và cholesterol.
Khi quan sát dân chúng ở một số vùng ăn nhiều tỏi, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch, mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Có  người cho là do ảnh hưởng của rượu vang, nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là nhờ uống rượu và ăn nhiều tỏi.
Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim.
Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch.
Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi ăn bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã không lên cao mà còn giảm xuống.
 Năm 1990, nghiên cứu do bác sĩ F.H. Mader ở Đức cho hay, nếu mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%.
 Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ A. K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể.
Bác sĩ Benjamin Lau, thuộc Đại Học Loma Linda, California cho biết là tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol lành HDL. Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu.
Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu.
Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và dột quỵ.
 2 - Tỏi và sự đông máu
Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não.
 Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa sự xuất huyết.
Trong tỏi có chất Ajoene được  bác sĩ Eric Block, Đại học Nữu Ước, khám phá ra. Theo ông ta, chất này có công hiệu như aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon là ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều tỏi và hành.
Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục.
Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka vào thế kỷ thứ 2 cũng  ghi nhận là “ tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng”.
 Các thầy thuốc xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi.
3 - Tỏi và cao huyết áp
Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Tại Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao.
Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co rút, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự.
Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.
4 - Tỏi và cúm
Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân.
 Trong dịch cúm ở Liên Xô cũ vào năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể.
 Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông ta đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.
Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi.
Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi.
 Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em
5 - Tỏi và ung thư
Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở động vật trong phòng thí nghiệm hay không.
Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.
Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra.
Tại viện Ung Thư M.D. Anderson, Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này.
 Nghiên cứ tại Trung tâm Y khoa Sloan Kettering  cho hay nước chiết của tỏi có thể chăn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến.
6 - Tỏi dùng làm thuốc kháng sinh
Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc.
Trong hai thế chiến, tỏi được dùng để chữa vết thương cho binh sĩ tại chiến trường. Người ta cũng dùng tỏi để trị vết thương do côn trùng, rắn cắn. Nông dân, thợ săn đều mang theo tỏi phong hờ khi bị các sinh vật này cắn thì tự chữa.
Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur (1822 – 1895) đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi.
Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho công ty hóa chất Winthrop  ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế biến. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại virus.
Theo nhiều nghiên cứu, allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn nhiều hơn là diệt chúng. Nói một cách khác, chất này không giết vi khuẩn đã có sẵn mà ngăn chặn sự sinh sôi, tăng trưởng và như vậy có thể ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch, làm bệnh mau lành.
Nghiên cứu tại Brazil năm 1982 đã chứng minh là nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng rất công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da...
 Một nhà nghiên cứu đã hào hứng tuyên bố rằng “ tỏi có tác dụng rộng rãi hơn bất cứ loại kháng sinh nào hiện có. Nó có thể diệt vi trùng, nấm độc,siêu vi trùng, ký sinh trùng lại rẻ tiền hơn, an toàn hơn vì không có tác dụng phụ và không gây ra quen thuốc ở vi trùng”.
 Giáo sư Arthur Vitaaen (1895-1973), người đoạt giải Nobel năm 1945, cũng đồng ý như vậy.
Do đó ta không lấy làm lạ là trong Thế chiến thứ nhất, các bác sĩ Anh quốc đã dùng tỏi để chữa vết thương làm độc.
Thực tế ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Còn các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và trầm trọng thì  không thể dựa vào các loại “kháng sinh thực vật” này.
7 - Tỏi với tuổi thọ
Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine nói thêm rằng  uống thường xuyên rượu tỏi thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung.
Nhiều vị cao niên Việt Nam cũng thường uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng, kéo dài tuổi thọ. Họ nghiền khoảng 200 gr tỏi tươi, ngâm trong 300gr rượu mạnh, để vào nơi mát trong hai tuần rồi uống trước mỗi bữa ăn chừng năm tới mười giọt.
Ở vùng Balkan, số người thọ trên 100 tuổi rất cao và được giải thích là họ nhai nhiều nhánh tỏi mỗi ngày.
 Ngoài ra, Tỏi còn một số công dụng khác như:
 Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà đưa cay với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi và coi tỏi là thuốc kích thích tình dục.
Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ.
Theo bác sĩ Paavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa được bệnh mụn trứng cá, bệnh khí thũng phổi làm khó thở, khó tiêu bao tử, táo bón, cảm lạnh.
 Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das bên Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật , (cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm trẻ chậm lớn được mau lên cân hơn.
 Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho biết là  khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị của em bé.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Một áng văn của nước Việt

Có một câu chuyện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964…


GS Trần Văn Khê

Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư Trần văn Khê là người Việt. Diễn giả là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói chuyện như thế này:

“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”




Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:

“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO.. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?

Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.


Giáo sư Emile Gaspardone 

Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.

Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như:
 “Núi cao chi lắm núi ơi; 
Núi che mặt trời, không thấy người yêu”
 hay 
“Đêm qua mận mới hỏi đào; 
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”
để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.

Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:


Thanh thiên nhất đoá vân

青天一朵云,
Hồng lô nhất điểm tuyết

烘炉一点雪。
Thượng uyển nhất chi hoa

上苑一枝花,
Dao trì nhất phiến nguyệt

瑶池一片月。
Y! Vân tán, tuyết tiêu

唏!云散雪消
Hoa tàn, nguyệt khuyết

花残月缺。

 Dịch nghĩa là:
Một đám mây trên trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa đỏ
Một nhành hoa trong vườn thượng uyển
Một vầng trăng Dao Trì
Ôi ! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !

Chú thích: Trong thời gian sứ bộ lưu ở Yên Kinh, có một công chúa nhà Nguyên chết, sứ thần Việt Mạc Đĩnh Chi được cử đọc văn tế. Để thử tài sứ giả nước Việt, quan Bộ Lễ trao cho ông trang giấy chỉ có 4 chữ Nhất. Thật là một tình thế hết sức hiểm nghèo, nhưng rồi ông rất bình tĩnh ứng khẩu đọc bài tế công chúa




Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.

Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”

Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là:
I can forgive but I cannot forget, is only another way of saying, I cannot forgive
Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên. Nói ca;ch khác là tôi không tha thứ.

Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của một dân tộc.

Nguồn: https://baomai.blogspot.com/2018/10/mot-ang-van-cua-nuoc-viet.html

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Ảnh hưởng Nghĩa sinh trong công tác giáo dục gới trẻ






Phong-trào Nghĩa-Sinh là một tổ-chức Thanh-Thiếu-Niên hoạt-động thuần-túy Văn-hóa, Xã-hội, Thanh-Niên, Thê-dục thể-thao và Công-nghệ. Gọi tắt là Nghĩa-Sinh, viết tắt là PNS.
- Tại mỗi Quốc-gia, PNS được thành-lập dưới cấp danh một Hiệp-Đoàn. Như tại Việt-Nam, có Hiệp-Đoàn NS Việt-Nam…
- Hiệp-Đoàn Nghĩa-Sinh, viết tắt bằng HNV, là một Hội-đoàn có tư-cách pháp-nhân do Nghị-Định 1195-GDTN/TN/NĐ ngày 31 tháng 7 năm 1968 của Ông Tổng-Trưởng Văn-Hóa Giáo-Dục và Thanh-Niên.
- Danh-từ Nghĩa-Sinh được thâu tóm trong câu: “Nghĩa-Sinh là một tổ-chức Thanh-thiếu-niên phụng sự đại-NGHĨA và SINH-hoạt về mọi lãnh-vực: Văn-hóa, Xã-hội, Thanh-niên, Thể-thao và Công-nghệ”.
- Vì thế, danh-từ Nghĩa-Sinh mang 2 ý-nghĩa:
. Một Hội-Đoàn: Nghĩa-Sinh (bao gồm lý-tưởng ‘Nghĩa’ và môi-trường hoạt-động ‘Sinh’.
. Một Đoàn-Viên: Nghĩa-Sinh (Sinh-viên, Học-sinh làm việc Nghĩa).




Sau khi mẫu thân vĩnh viễn từ giã anh em tôi vào tháng 4 năm Mậu thân (1968), cuộc đời tôi bắt đầu biến đổi lớn. Giữ lời hứa với mẹ, sau khi đổ tú tài 2, tôi thi và được tuyển vào trường Sư phạm Sài gòn ở đường Thành Thái. Sinh hoạt cộng đồng là một bộ môn mới cho các tân giáo sinh nhưng nó lại càng khó khăn với tôi vì tôi chưa hề học âm nhạc . Đọc trên báo Sài gòn thấy Nghĩa Sinh dạy miễn phí chương trình sinh hoạt cộng đồng tại trung tâm Hùng Vương, tôi nộp đơn xin theo học để bổ túc nghề giáo viên của mình . Trong khi theo học, tôi thấy các em Nghĩa sinh vừa đi cứu trợ về, cùng nhau tụ tập và ca những bài tâm ca diễn tả sự thương yêu, đòan kết và xoa dịu vết thương lòng đã thúc đẩy tôi tiến xa hơn trong sinh hoạt cộng đồng và phụng sự xã hội.
Sau khi mãn khóa, tôi đến gặp riêng anh Nguyễn Đình Vinh và huynh trưởng Nguyễn Trung Hiếu bày tỏ tâm sự của mình rồi xin gia nhập Nghĩa sinh . Tôi cũng cổ vỏ các bạn Đinh quốc Hùng, Phạm thế Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn gia nhập Nghĩa sinh. Huynh trưởng Hiếu thành lập tâm sinh viên đầu tiên gồm có anh Quí, bạn Thái, Trương tấn Trung, Đặng Ninh Phương, Đinh quốc Hùng, Phạm thế Hùng và Nguyễn Ngọc Sơn.  Anh Hiếu và anh Vinh hướng dẫn anh em chúng tôi đến cắm trại ở Gò vấp, huấn luyện tâm sinh viên về tôn chỉ, mục đích và 10 điều tâm niệm  Nghĩa sinh:
1. Nghĩa-Sinh kính-tôn Tạo-Hóa, yêu-mến tha-nhân, phụng-sự tổ-quốc, xây-dựng gia-đình, trung-thành với HNV và cải-thiện bản-thân.
2, Nghĩa-Sinh trở nên gương-mẫu cho mọi người bằng đời sống lương-thiện, đơn-sơ, thành-thật và trong sạch từ tư-tưởng, ngôn-ngữ đến hành-động.
3. Nghĩa-Sinh triệt-để phục-tùng quyền-vụ của các huynh-trưởng trực-thuộc, không biện-luận để thoái-thác trách-nhiệm, không hèn nhát khước-từ hình phạt.
4. Nghĩa-Sinh biết tự-trọng để ai cũng có thể tín-nhiệm vào lời nói và việc làm của mình.
5. Nghĩa-Sinh luôn giữ tín-nghĩa với đồng bạn và cư xử lịch-sự với mọi người.
6. Nghĩa-Sinh gọi nhau bằng anh, chị, em; kính-trọng, yêu-thương và nâng đỡ nhau trong mọi lúc.
7. Nghĩa-Sinh gặp gian-khổ vẫn luôn vui tươi, lạc-quan và hăng-hái phụng-sự.
8. Nghĩa-Sinh chung sống hòa-đồng, loại bỏ mọi tị-hiềm, ghen ghét, kỳ-thị, chia rẽ, để trở nên bạn hữu tốt của mọi người.
9. Nghĩa-Sinh sẵn sàng bênh-vực và bảo-vệ uy-tín, danh-dự Nghĩa-Sinh trong mọi lúc bằng lời nói, việc làm và cả cuộc sống của mình.
10. Nghĩa-Sinh tuyệt-đối không phê-bình, chỉ-trích các đoàn thể bạn; phải tìm mọi cách cộng-tác, giúp đỡ và luôn nguyện-xin cho những tổ chức này được phát-triển trong tình huynh-đệ chân-thật.

Trong 1 tuần lễ anh em chúng tôi học cách cắm lều, nấu ăn kiểu dã chiến, cách thức giáo dục thiếu nhi ,giúp đỡ trẻ em mồ côi, nâng đỡ những người tật nguyền, đơn côi, nghèo  khó. Sau đó để  thống nhất với các tâm khác, anh Hiếu đổi tên tâm sinh viên thành tâm X9 .  Tâm X9 là tấm gương cho các em nên mọi hành động của anh em chúng tôi đều được các em học sinh quan sát để noi theo. Tâm chúng tôi cùng những tâm khác đi giúp nạn nhân bị bịnh cùi ở Nha trang. Đoàn Nghĩa sinh trong bộ đồng phục bắt đầu bước lên xe GMC do anh Hiếu mượn của trường công tác xã hội quốc gia để Nghĩa sinh đi công tác  và di chuyển đến phi trường Tân sơn nhất. Từ Sài gòn đến Nha trang anh em Nghĩa sinh ngồi trong chiếc phi cơ C310, cùng nhau vui ca những bài tâm ca, quên đi thời gian đợi chờ. C310 do anh Hiếu mượn từ cơ quan phát triển quốc tế để Nghiã sinh đi công tác xa Sài gòn như Trại cùi Nha trang, giúp phục hồi bịnh viện Huế,  
Khi đến trại cùi Nha trang, anh em Nghĩa sinh bắt tay vào việc chăm sóc và giúp đỡ những người kém may mắn. Riêng tôi, thầm tiếc thương Hàn Mạc Tử. Lúc đó tôi cảm thông những nhọc nhằn đau đớn của thi sĩ họ Hàn.
Những tháng ngày tiếp xúc các em trong trại Tế bần ở Chánh hưng để lại cho tôi nhiều xao xuyến và âu lo cho các em. 
Năm 1969 khi tôi vào trường Đại Học Sư Phạm Sài gòn, tôi vẫn tiếp tục tham gia công tác thiện nguyện với Nghĩa Sinh.


Dưới sự dìu dắt và cổ động của anh Hiếu, tâm X9  mở lớp luyện thi Tú Tài miễn phí cho các em học sinh nghèo hay hoàn cảnh khó khăn ở Trung tâm Nghĩa Sinh đường Hùng Vương : 
Anh Quí và Nguyễn Ngọc Sơn dạy Anh văn
Trương tấn Trung và Đặng Ninh Phương dạy Pháp văn 
Tôi và Đinh Quốc Hùng dạy Toán Lý Hóa 

Có những em từ Thủ đức lên trung tâm để học, tôi nhớ nhất là em Lê đăng Quí. Từ Thủ đức em Quí hàng tuần ghé nhà Đinh Quốc Hùng để chúng tôi dạy thêm. Những em theo học ở trung tâm Nghĩa sinh đều đỗ tú tài.

Khoảng 1969-1970,  khi kiều bào ở Cao Miên hồi hương về Tây ninh, tâm X 9 của chúng tôi lại lên đường tham gia cứu trợ.
Năm  Canh Tý (1972), sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạn, tôi tình nguyện về một vùng quê chưa phát triển, kém an ninh và ngôi trường bị bom đạn, thiêu huỷ sau cuộc giao chiến nặng nề: đó là trường Trung học công lập Đất đỏ, thuộc tỉnh Phước Tuy. Trương tấn Trung và tôi mang những kinh nghiệm từ Nghĩa sinh, dạy cho học sinh trung học công lập Đất đỏ: tổ chức sinh hoạt, ca cộng đồng, cắm lều và chẩn bị cho cuộc cắm trại.
Dưới sự lãnh đạo của ông Hiệu trưởng Trần Ba, anh chị em giáo sư thành lập ủy ban điều hành trại “Dấn thân”  và dìu dắt các em học sinh Đất đỏ đi cắm trại ở bải biển Long Hải . Đó là lần đầu tiên và lần cuối cùng các em học sinh Đất đỏ đi cắm trại trên bờ biển Việt Nam.









Những ngày sinh hoạt ở trại, các em tạm thời quên đi những nhọc nhằn trong lớp, cùng nhau vui đùa với bài hát “đi tàu lửa”:
Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi
Đi đi khắp nơi mà không tốn tiền …



Khắp nơi trong trại, từ sáng đến tối vang lên bài ca “Họp đoàn” với những động tác múa đồng bộ với lời ca rất ngoạn mục:
Nào về đây ta họp mặt cùng nhau
Cuộc đời vui thú có lúc nào thảnh thơi
Anh với em ta cùng sống chung một ngày
Rồi mai này chúng ta lại gặp nhau




Khi màn đêm rơi xuống, nhìn những cánh tay mềm mại của các em múa và hát bài “Trong đêm rừng” của nhạc sĩ Hoàng Quí, không ai không cảm thấy ngậm ngùi khi tiếng hát vang lên dưới ánh lửa hồng:
Rừng muôn cây xanh cao
Âm u ngàn thác lá
Gió lắng xa mênh mông
Ngồi xung quanh phiến đá
Ta khơi lửa đào
Bập bùng, bập bùng trong đêm thâu …




Những tháng ngày dạy học, những tâm niệm của Nghĩa sinh ảnh hưởng rất lớn trong môn sinh hoạt học đường. Tôi áp dụng những kinh nghiệm Nghĩa sinh, tạo cho các em có niềm tin, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và xoa dịu nổi đau thương của những học sinh bất hạnh, mồ côi và nghèo khó . Tôi không ngần ngại chi phí cho những học sinh cần giúp đỡ về tài chính. 
Những ngày nghỉ, tôi về lại Sài gòn và tiếp tục tình nguyện dạy cho nữ học sinh trường mù ở đường Minh mạng, ngã sáu Chợ lớn.

Tôi không những chịu ảnh hưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Thomas Jefferson, John Dewey, và Paulo Freire mà còn chịu ảnh hưởng của Nghĩa sinh trong những tháng ngày với phấn trắng, bảng đen và làm thiện nguyện.

Virginia, đầu năm Tân Mão 2011
Trần-Văn Phét
(cựu SV ĐHSPSG, ban Việt Hán, khóa 1969-1972)