Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Thương Bạn (Viết cho Đinh Quốc Hùng)

Tiến sĩ Đinh quốc Hùng

  • Vừa mất hiền thê ngày18 tháng tư năm 2018 tại California, USA.
  • Người cho trường Trung Học Công lập Đất Đỏ mượn tiền mua đất
  • Bạn học cựu gs Trần-Văn Phét, lớp đệ tứ 4 trung học Nguyễn Bá Tòng, 73-75 Bùi Thi. Xuân Sài gòn, niên khoá 1964-1065

Thương Bn


Trên phi đạo thn th nh bn
Cnh đìu hiu đơn độc vi cô liêu
Thân phn quan phu trong nng sm ban chiu
Nhìn di nh và qun lòng thương nh
Nhng bui chiu êm đềm gp g
Cnh ban đầu ca thu mi yêu nhau
Trãi qua cơn lng gió mưa rào
Xây t m ngt ngào nơi đất khách
Nào ai ng đời nhiu th thách
Đưa bn tôi đến ngõ ngách đau lòng
Nơi phương Đông ch biết cu mong
Cho bn sm m lòng theo năm tháng
 26 tháng 4 năm 2018
Chuyến bay DL2399  từ Cali đến Atlanta 
Trần-Văn Phét




Tình bạn

Hãy trân quý và giữ gìn tình bạn


Ở đời ai cũng cần có bạn bè vì nhiều lý do khác nhau.

Bạn làm đời sống ta vui vẻ và ít cảm thấy lẻ loi.

Tình bạn giúp ta sống khoẻ mạnh và giảm thiểu những căng thẳng.

Khi gặp khó khăn như buồn rầu, lo sợ, bệnh hoạn, mất mát... bạn tốt cũng an ủi nâng đỡ ta.

Khi gần bạn tốt, ta cảm thấy thoải mái về mình và với họ.

Vậy thì bạn tốt là ai?

Ðó là những người:
- Mình ưa thích, tôn trọng và tin tưởng và họ cũng đối xử như vậy với ta.

- Luôn luôn hiểu rõ, chấp nhận và có cảm tình với con người của ta dù ta thay đổi.

- Dành cho ta một sự thông cảm để ta tăng trưởng, quyết định và ngay cả khi mắc lầm lỗi.

- Lắng nghe và chia sẻ với ta lúc khó khăn cũng như lúc vui vẻ.   

- Tôn trọng sự riêng tư của ta để ta có thể tâm sự với họ.

- Để mình kể lể hết nỗi lòng mà không chỉ trích, phê bình, phán xét.

- Cho mình lời khuyên nhủ khi mình cần, giúp mình hành động để cảm thấy thoải mái hơn, giúp mình giải quyết các vấn đề khó khăn.

- Để mình giúp họ khi họ cần.

- Không bao giờ lợi dụng mình.

Bạn tốt không bắt buộc phải là cùng tuổi, cùng phái tính, cùng trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp.

Tình bạn cũng khác nhau về mức độ thân sơ nhưng đều giúp đỡ và đối xử tốt với nhau.

Tìm bạn mới

Tìm ra bạn mới là việc làm vừa hào hứng vừa khó khăn, tuỳ theo hoàn cảnh và cá tính của mỗi người.

Ðể gặp người có thể trở thành bạn, mình phải tới chỗ có nhiều người tụ họp. Mới đầu thì mình hơi e ngại, nhưng, vạn sự khởi đầu nan, ta cứ mạnh dạn mà đi tìm kiếm. Ðể đạt được mục đích, nên lui tới gặp càng nhiều người càng tốt.

Sau đây là một số gợi ý:
- Tham dự các nhóm hỗ trợ gồm nhiều người có cùng khó khăn như nhau về sức khoẻ, về vấn đề gia đình...

- Tới các trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nơi thờ phụng tôn giáo, nhóm văn hoá, giáo dục... Hãy để cho mọi người thấy sự hiện diện của mình.

- Làm các công việc thiện nguyện tại bệnh viện, nhà người già, viện mồ côi... Nơi đây có nhiều người cùng chí hướng, do đó ta dễ hoà nhập và gặp được người tốt để làm bạn.

Nhiều người cũng thành công khi tìm kiếm bạn trên Internet. Tuy nhiên không nên cho biết quá nhiều về mình như địa chỉ, số điện thoại... cho người mới quen.

Khi tình cờ gặp một người mà ta thấy có thể trở thành bạn được, ta có thể:
- Mời họ đi uống cà phê hoặc ăn trưa để hiểu nhau hơn.

- Điện thoại cho người đó và chia sẻ một tin tức thời sự quan trọng.

- Hỏi xem họ có cần mình giúp đỡ gì không...

- Hẹn đến thăm họ hoặc mời họ tới nhà mình chơi cho biết.

- Rủ họ đi mua cây cảnh hoặc xem một cuộc tranh đua thể thao.

Khi mới tiếp xúc làm quen, cũng nên để ý phản ứng của họ, coi xem họ có mặn mà với ý định của mình.

Ngoài ra, nên nhớ rằng tình bạn cần thời gian để hiểu nhau và để kết thân.

Ðể duy trì tình bạn

1. Ðối thoại cởi mở

Tình bạn chỉ lâu bền nếu đôi bên thông cảm, cởi mở với nhau.

Muốn được như vậy, minh phải có lòng tin tưởng ở họ. Nói với họ các điều muốn nói, nhưng tránh các chi tiết nhàm chán và hỏi xem họ có cần gì ở mình không.

Khi nói, để ý coi họ có lưu tâm tới chuyện của mình.

Cũng nên lựa thời gian và không gian thuận tiện cho cuộc nói chuyện.

2. Hãy vừa nghe vừa chia sẻ

Hết sức chú tâm nghe người khác kể lể khó khăn của họ. Hãy để họ dốc hết bầu tâm sự. Tránh ngắt lời, đưa ra nhận xét, khuyên nhủ, góp ý giải quyết trừ khi họ yêu cầu. Ðôi khi tóm lược lại điều họ nói hoặc hỏi thêm chi tiết.

Tỏ cho họ hay là mình rất quan tâm tới chuyện của họ và “rất tiếc là ông/bà phải trải qua những khó khăn như vậy”.

Hãy cho họ hay rằng mình cũng có vấn đề và cũng muốn tâm sự với họ. Làm như vậy để đôi bên hiểu nhau và tin tưởng ở nhau hơn.

3. Trách nhiệm như nhau trong tình bạn

Mỗi người đều có trách nhiệm đóng góp để duy trì tình bạn. Mình cung cấp các hoạt động này thì người kia cũng phải làm như vậy. Cho và nhận phải cân bằng để tránh lợi dụng, phụ thuộc.

4. Giữ kín chuyện người khác

Không bao giờ tiết lộ tâm sự của người này cho người khác.

Không có gì đau lòng bằng, chuyện riêng tư mình vừa ký thác cho bạn, mà bạn đã kể lại cho mọi người nghe.

5. Hãy cùng vui với nhau
Khi đã có bạn thì hãy cùng nhau chia sẻ vui buồn. Tạo ra cơ hội gặp gỡ, hàn huyên để tình bạn thêm khắng khít.

6. Duy trì liên lạc

“Xa mặt cách lòng” là kinh nghiệm của cổ nhân.

Cho nên, cần giữ liên lạc, bằng điện thoại, thư từ, gặp gỡ. Dành thì giờ thuận tiện để tới nhà thăm viếng, ăn uống với nhau.   

7. Giới hạn của sự giao tế

Trong tình bạn, cũng cần có một giới hạn mà đôi bên đều chấp nhận.

Ta không nên quá vồn vã đến nỗi làm phiền lòng nhau. Bao nhiêu lâu gặp nhau, điện thoại cho nhau, cùng nhau làm việc, vui chơi... đều nên nói rõ, để giao hảo được thoải mái, không có vẻ như là gượng gạo, bị ép buộc.

8. Nuôi dưỡng tình bạn

Ðể vun sới tình bạn, mỗi người cần:
- Tự lập, tự túc

- Luôn luôn tích cực, đối phó với sự việc

- Nói tốt về người khác

- Thành thực và sẵn sàng giúp đỡ

- Lắng nghe và chia sẻ nhưng không chỉ trích, phán xét

- Tôn trọng cảm tính người khác

- Chấp nhận khác biệt

- Dành thì giờ cho bạn

9. Những hoàn cảnh khiến tình bạn khó khăn

Ở đời ai cũng muốn mọi sự hạnh thông, tình bạn bền đẹp. Nhưng có những hoàn cảnh ngoài ý muốn có thể gây trở ngại cho mối giao hảo. Chẳng hạn đau ốm, căng thẳng, bận rôn, khó khăn tài chính, bất đồng ý kiến, sống cách xa...

Hãy sáng suốt tìm hiểu hoàn cảnh của nhau để giải toả vì đây cũng là những thách đố: nếu vượt qua những trở ngại này thì tình bạn sẽ bền đẹp hơn.

10. Hợp tan

Có hợp thì cũng có tan. Ðó là quy luật của tạo hoá.

Tình bạn cũng vậy, cũng có chia tay, đoạn tuyệt khi bội ước với nhau về giữ kín chuyện riêng tư, nói nhiều mà chẳng chịu nghe, hạ nhân phẩm của nhau, lừa dối nhau, soi mói vào đời tư của nhau, lạm dụng tình bạn, lạm dụng thể xác tinh thần...

Trước khi quyết định chia tay, cũng nên diện đối diện, nói rõ nguyên nhân. Nếu người kia nhận trách nhiệm, hứa thay đổi thì nên cho tình bạn một cơ hội để hàn gắn. 

Tìm bạn mới cũng mất thời gian. Vả lại, như cổ nhân nói: “Bạn mới như bạc, bạn cũ như vàng”.

Chia tay cũng là điều đáng tiếc.
|
- Nguyễn Ý Đức

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

ĐI BỘ LỢI VÀ HẠI



BS.HUỲNH-BÁ-LĨNH

  Trong chúng ta, nhiều người thường nhầm lẫn vấn-đề phòng bệnh với chữa-bệnh!!! Phòng bệnh là các phương-pháp được áp-dụng cho những người khỏe-mạnh hoặc có yếu-tố nguy-cơ của một bệnh nào đó. Còn chữa-bệnh là những phương-pháp được áp-dụng để chữa khỏi các căn-bệnh đã thể hiện ra! Ví-dụ, người ta phòng-ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ! Chứ không phải đợi đến lúc bị loãng xương rồi mới tìm sữa để uống !!!    
Ði bộ được xem là một phương-pháp phòng-bệnh hơn là chữa-bệnh!!! Nó tiện-lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện-tập được! Không cần trang-bị dung-cụ gì ngoài một đôi giày! Không cần thể-lực cường-tráng cũng như năng-khiếu!!! Vì thế, được những người cao tuổi rất ưa .
NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?
  Giống như mọi môn thể-thao khác, đi bộ giúp tăng-cường sức-khỏe cho cơ-thể. Nó thích-hợp cho những bệnh nhân tim mạch! Vì không cần tốn nhiều sức-lực, động-tác đơn-giản, có thể tự điều-chỉnh cường-độ và thời-gian luyện-tập!!! Tuy nhiên, không phải ai tập đi bộ cũng cho kết- quả tốt! Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc-biệt là những bệnh nhân đau khớp!
   Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng-lượng cơ-thể, tức vào khoảng 25-40kg! Người càng béo thì tải-trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời-gian đi càng dài! Ðiều này giải-thích nguyên-nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ!!! Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ-thuận với thời-gian đi bộ, trọng-lượng cơ-thể và mặt dốc, độ gập-ghềnh của đường tập!!! 
   Trên thực-tế, nhiều bệnh-nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố- gắng tiếp-tục tập đi bộ! Vì vậy, có thể dẫn đến hậu-quả là khớp ngày càng tổn-thương nhiều hơn!!! Mà đau chính là dấu-hiệu báo- động của cơ-thể, khi đó cần phải giúp cơ-quan bị bệnh được nghỉ- ngơi để hồi-phục trở lại!!! Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ-ngơi lúc này rất cần-thiết và cũng là phương-pháp giúp giảm đau! Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc-chắn bệnh- nhân sẽ bị đau hơn!!!
   Ða số người cao tuổi, ai cũng bị thoái-hóa khớp gối (osteoarthritis).Thực-chất của bệnh là tình-trạng lão-hóa của khớp gối qua nhiều năm; Các lớp sụn khớp bị hư-hỏng, trục xương cong vào trong! Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm!!! Lý-do là khi đi đứng, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái-hóa. Lớp sụn đó có tác-dụng hấp-thu lực đè ép. Nay tác-dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương! Gây ra hiện-tượng viêm khớp!!! Từ đó, dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh-nhân đứng hay đi. Vì thế, với những bệnh-nhân này, người ta khuyến-cáo phải hạn-chế đi lại! Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng-đỡ để giúp giảm tải-trọng lên bề mặt khớp hư!!!
   Với những lý-do trên, các chuyên-gia về xương khớp đã đánh-giá đi bộ không phải là môn thể-thao tốt đối với người cao tuổi!!!

TẬP-LUYỆN MÔN GÌ THÍCH-HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI?
   Những người cao tuổi không có triệu-chứng đau gối, vẫn có thể tập đi bộ! Nhưng cần lưu-ý đến cường-độ và thời-gian tập-luyện sao cho phù- hợp với cơ-thể! Khi có triệu-chứng đau nhức! Cần giảm bớt mức-độ tập- luyện hay nghỉ-ngơi một thời-gian rồi mới tập lại!!! Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ, không có vấn-đề gì! Nhưng một ngày nào đó, khi tuổi đã cao bỗng thấy có vấn-đề ở đầu gối! Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận-động cho phù-hợp với tuổi-tác!!! Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ-thể dễ chịu ngay!!!
   Người cao tuổi rất cần có sự vận-dộng, nhưng phải phù-hợp với thể- trạng. Nguyên-tắc vận-động ở người cao tuổi là nhẹ-nhàng, chậm và liên-tục! Tại sao phải như vậy? Vì cơ-thể người cao tuổi như một cái máy cũ- kỹ, quá-trình lão-hóa khiến các hệ-thống cơ-bắp, dây chằng không còn tính đàn-hồi tốt nữa! Những cử-động vừa nhanh, vừa mạnh có thể làm tổn-thương các cơ-bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng! Tính giãn nở đã yếu nhiều!!! Sự cử-động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây-chằng và cơ-bắp. Nếu luyện-tập liên-tục và đều-đặn! Nó sẽ giúp cải-thiện rất nhiều sự dẻo-dai của các khớp xương!!!
   Với người cao tuổi, đi xe đạp tốt hơn đi bộ. Tốt nhất là tập võ dưỡng- sinh. Ðặc-điểm của các động-tác trong bài quyền được thực-hiện thật chậm-rãi, phong-thái nhẹ-nhàng, đặt ý-nghĩ và hơi-thở đi theo động-tác của tay chân. Nguyên-lý này hoàn-toàn phù-hợp với thể-chất của người cao tuổi! Thực-tế cho thấy nhiều người tập đã cảm thấy cơ-thể ngày càng khỏe hơn, ít bệnh-tật đau-ốm vặt! Tuy nhiên, cần lưu-ý môn võ dưỡng-sinh hiện nay đã bị người ta cải-biến rất nhiều! Mỗi người thêm-thắt một chút, khiến nó không còn giữ được cái thần-khí nguyên- thủy của người xưa!Ví dụ người ta cho các cụ ông, cụ bà tập những bài tập khởi-động của các môn thể-dục thể-thao phương Tây như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ! Những động- tác này rất hại cho các khớp, đặc-biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối!!! Chúng chỉ thích-hợp cho thanh-niên luyện-tập các môn thể-thao mạnh- mẽ! Chứ không phù-hợp với cơ-thể người cao tuổi!!!

   BỆNH-NHÂN TIM MẠCH CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?
   Với những bệnh-nhân trẻ tuổi, hệ-thống khớp xương gân cơ còn tốt, thì đi bộ là môn vận-động hàng đầu được chọn-lựa để luyện-tập, có thể giúp nâng cao sức chịu đựng và sức làm việc của tim. Tuy nhiên, sự vận-động quá mức cũng sẽ làm xấu thêm tình-trạng suy tim và bệnh thiếu máu cơ tim. Ðã có những bệnh-nhân tử-vong trong khi đi bộ do cố-gắng tập quá sức! Thời-gian đi bộ và quãng đường đi cần được theo-dõi và giám-sát bởi bác-sĩ.

    Với người cao tuổi bị bệnh tim mạch thì sao? Sở dĩ bác-sĩ khuyên những bệnh-nhân tim mạch nên đi bộ vì đây là một môn vận-động nhẹ- nhàng, không tốn nhiều sức! Ai tập cũng được vì nó đơn giản, không cần sân tập và trang thiết bị kèm theo. Nhưng một khi đã có vấn-đề xương khớp, tại sao bạn không chọn lựa những môn khác tốt hơn như tập võ dưỡng-sinh, thể-dục tay không, đạp xe đạp, bơi lội? Khi tập đi bộ, cần cân nhắc cường độ theo tuổi tác; Thời gian tập và quãng đường đi cần phải giảm dần theo thời gian (là điều căn bản khác với khi còn trẻ). Ði tập vào buổi sáng cần giữ ấm và mang giày thích-hợp với bàn chân. Khi có triệu-chứng đau gối hay đau lưng thì lập tức phải nghỉ-ngơi hoặc giảm ngay thời-gian đi!!!