Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

12 bến nước

Ngày 14 tháng 4 năm 2018,  một bạn học ban Sử Địa có gởi cho bài vọng cổ "Con Gái Của Mẹ" . Bài hát nói lên lời Mẹ dạy con khi về làm dâu thiên hạ. Trong bài có nhắc đến 12 bến nước: bến đục bến trong .





Nguồn video: https://www.youtube.com/watch?v=OxDePu7iuMI




Lênh đênh một chiếc thuyền tình

Mười hai bến nước đưa mình về đâu


Không ai biết rõ 12 bến nước là gì. Tuy nhiên có 3 giả thuyết có thể tạm chấp nhận:
    

1.  12 địa vị người đàn ông trong xã hội thờì phong kiến:  ngư, tiều, canh, mục, sĩ ,nông,công, thương, nho, y, lý, bóc.

  Ngư : đánh cá
 Tiều: đốn củi
 Canh: cày cấy
 Mục: chăn nuôi
  Sĩ: Làm quan:  Công ,   Hầu,  Khanh,  Tướng
 Nông: Làm ruộng, trồng trọt
 Công: làm thợ 
 Thương: buôn bán
 Nho: thầy giáo
醫 Y: thầy thuốc
 Lý: thầy địa lý
 Bốc: thầy bói
·     2. 12 con giáp :
Tý, Sửu ,Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 

·       3.  12 nguyên nhân của thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo:

          vô minh : không sáng suốt
hành : hành động
thức : ý thức
danh sắc : danh và hình tướng
          lục nhập: nội nhập gồm  nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; ngoại nhập gồm sắc, thi, hương, vị, xúc . Trong Phật học quyển Niết bàn 23 có giải thích ngoại nhập là 6 thằng giặc (lục tặc); nội nhập là không tụ lạc (xóm nhà trống không, chẳng có người ở, chẳng có đồ ăn uống, chẳng có tiền của)
xúc : tiếp xúc
thụ : cảm giác
ái : yêu mến
thủ : nắm giữ lấy
hữu: trở thành
sinh : sinh ra đời
lão tử : già và chết

Trong Phật học, Tâm Minh Lê Đình Thám giải thích như sau:

1. Vô minhVô minh là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh, nên không biết tất cả sự vật, dầu thân, dầu cảnh, dầu sinh, dầu diệt, dầu năng, dầu sở, dầu có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra, do nhân duyên tan rã mà giả dối mất đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễnnhư hóa, không có thật thể. Chính vì không biết như thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giớiphát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.

2. Hành: Hành, chính là cái tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng ấy, nó làm cho chúng sanhnhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.

3. ThứcTâm niệm sinh diệt tiếp tục ấy, theo nghiệp báo duyên ra cái thức tâm của mỗi đời, chịu cái thân và cái cảnh của loài này hoặc loài khác.

4. Danh sắc: Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc, bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cảnh; Danh, bao gồm nhwnxgc ái không có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh giới của nghiệp ấy.

5. Lục nhậpThân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi ra các sự lãnh nạp nơi 6 giác quannhãn căn lãnh nạp sắc trầnnhĩ căn lãnh nạp thanh trầntỷ căn lãnh nạp hương trầnthiệt căn lãnh nạp vị trầnthân căn lãnh nạp xúc trần và ý căn lãnh nạp pháp trần.

6. Xúc: Do những lãnh nạp như thế, mà các trần ảnh hưởng đến tâm hay biết sinh ra quan hệ với nhau, nên gọi là xúc.

7. Thọ: Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra các thọ là khổ thọlạc thọhỷ thọưu thọ và xả thọ.

8. Ái: Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọhỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.

9. Thủ: Do tâm gắn bó với thân, với cảnh nên không thấy được sự thật như huyễnnhư hóa, mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành những sự tướng có định, rồi từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như thế, gọi là thủ.

10. Hữu: Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.

11. Sinh: Có sống, tức là có sinh, nói một cách khác, là do không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn, không có tự tánh, nên nhận lầm thật có sinh sống.

12. Lão tử: Lão tử là già rồi chết. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.

Virginia
Ngày của Mẹ , 13 tháng 5  năm 2018
Trần –Lâm Phát

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Tiếng đàn cho mẹ


Qua nhiều năm dạy Piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ về năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hạnh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một vài học sinh thật sự tài năng.
Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên “ được thử thách về âm nhạc”. Robby* là một ví dụ. Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài Piano đầu tiên. Tôi thích học viên của mình ( đặc biệt là những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi Piano. Vì vậy tôi nhận cậu bé vào lớp.
Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu. Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: “Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn”. Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.
Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp. Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác. Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!
Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.
Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý. Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.
Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh bạn bè, thân nhân của các em học viên. 
Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi.
 Tôi sắp xếp thế để nếu Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn bằng tiết mục của mình.
Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẻ. Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bung nó lên. 
Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.
Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo. 
Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn ràng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi nhạc Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên. 
Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.
Ngất ngây và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc. 
“ tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! em làm cách nào thế?”
Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng:
 “ cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình vì điều ấy”.
Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt.
 Khi những người ở ban công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động. 
Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.
Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò của Robby.
 Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí dám đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.
Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và ở trong bản thân ta. 
Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?
Bé Robby đã bị chết trong vụ nổ bom (khủng bố nội bộ của Mỹ)tại thành phố Oklahoma tháng 4/1995.




The Boy Who Played Piano For His Deaf Mother - A Heart Touching Story

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

Người phụ nữ khác

Hôm nay, Chủ nhật thứ 2 của tháng 5,  là ngày của Mẹ cho nhân dân ở Hoa kỳ. Mặc dù chúng ta khg có truyền thống ngày của Mẹ nhưng chúng ta có mùa báo hiếu .
Bài thơ The other woman (Người phụ nữ khác) nói lên lòng yêu con vô bờ của Mẹ, luôn luôn lo lắng và mong con mình được hạnh phúc .
Không biết ai là tác giả bài thơ và người dịch cũng không nêu tên họ

Người Đàn Bà Khác
Sau hăm mốt năm thành lập gia đình
Tôi đã tìm ra một đường lối mới
Để giữ cho lửa tình yêu ấm mãi
Vừa mới đây tôi khởi sự hẹn hò
Với một người đàn bà chẳng phải là
Vợ yêu dấu vẫn cùng tôi sớm tối

Có một ngày bên tai tôi, nàng nói :
- Em biết trong lòng anh rất yêu Bà
Đầy ngạc nhiên tôi cãi lại thật thà:
- Nhưng anh yêu EM, em biết rõ mà
- Em biết, nhưng anh cũng yêu Bà lắm
Người đàn bà mà nàng muốn tôi thăm
Người đàn bà góa bụa mười chín năm
Chính là người đã sinh ra tôi đó.
Nhưng đời sống với công kia việc nọ
Chuyện linh tinh, ba con nhỏ đùm đề
Đi thăm bà không phải việc nặng nề
Nhưng mà cũng chỉ năm thì mười họa
 

Cái đêm đó, khi tôi dùng điện thoại
Báo với bà là tôi sẽ đến thăm
Và mời bà hãy cùng tôi đi ăn
Rồi chúng tôi sẽ cùng coi chiếu bóng
Mẹ hốt hoảng hỏi giọng đầy xúc động:
- Có chuyện gì ? Con có khỏe không con ?

Mẹ vốn là người chất phác hồn nhiên
Điện thoại đêm, mời đi ăn, chuyện lạ !
Tôi vội đáp cho mẹ tôi đỡ sợ :
- Mẹ đừng lo, không có chuyện gì đâu
Chỉ vì con chợt nghĩ nếu lâu lâu
Hai mẹ con được cùng nhau rỉ rả.
Mẹ gặng:
- Chỉ hai mẹ con thôi hả?
Ngừng một giây, bà run giọng nghẹn ngào:
- Con ơi con, mẹ muốn biết là bao!

Chiều Thứ Sáu, vừa tới giờ tan sở
Tôi vội lái xe đi đón mẹ hiền
Từ đáy lòng, niềm xúc động dâng lên
Khi xe đậu trước căn nhà của mẹ

Tôi cảm thấy như mẹ tôi cũng thế
Cũng dường như khang khác với mọi ngày
Có vẻ như cái buổi hẹn hò này
Đã làm mẹ thấy bồi hồi trong dạ
Mẹ tôi đứng chờ tôi ngay tại cửa
Tấm áo choàng mẹ khoác gọn gàng thay !
Mái tóc mềm mẹ cuốn nhẹ nhàng bay
Và mẹ mặc chiếc áo dài kỷ niệm
Chiếc áo dài, ôi, mang đầy kỷ niệm
Kỷ niệm xưa, kỷ niệm của hôn nhân
Mẹ mặc trong ngày kỷ niệm cuối cùng
Cuộc hôn phối mẹ hằng năm ghi nhớ
Dù lần kỷ niệm cuối cùng ấy đã
Là cách nay hơn mười chín năm trường!

Mẹ tôi cười trên gương mặt thiên thần
Nét rạng rỡ tỏa ra từ khóe mắt.

Vừa lên xe, mẹ tôi vừa tíu tít :
- Mẹ đã cho các bạn bè mẹ biết
Là hôm nay, con mời mẹ đi chơi
Các bà đều cùng mừng rỡ reo vui
Và sốt ruột chờ mẹ về kể chuyện
Cho họ nghe mọi buồn vui diễn tiến
Của mẹ con mình buổi tối hôm nay.

Tôi mời mẹ vào một tiệm ăn
Tuy không sang lắm, cũng bậc trung
Mẹ khoác tay tôi đầy tự tín
Như bà là Đệ Nhất Phu Nhân

Chúng tôi cùng ngồi xuống
Tôi phải dò thực đơn
Mắt mẹ tôi đã kém
Không đọc được chữ thường.

Tôi liếc mắt nhìn sang
Thấy mẹ đang chăm chú
Chiếu tia nhìn sáng rỡ
Tỏa hào quang lên tôi
Với nụ cười thật tươi :

- Này này, con yêu ơi!
Khi xưa con còn nhỏ
Việc chọn thực đơn đó
Là việc mẹ phải làm

- Mẹ ơi! Hãy yên tâm
Cho con làm giùm mẹ
Như khi con còn bé
Mẹ đã làm cho con

Mẹ con tôi vừa ăn vừa rủ rỉ
Không phải chuyện lớn lao cần kể lể
Chỉ là những sinh hoạt nhỏ thường ngày
Xẩy ra ngay trong những lúc gần đây

Mà mẹ con tôi truyện trò ngây ngất
Vui đến nỗi quá giờ đi coi hát

Khi đưa mẹ tôi bước trở về nhà

Mẹ cười tươi:
- Mong ước mẹ con ta
Sẽ có dịp cùng đi ăn lần nữa
Nhưng con phải để mẹ mời con nhé!
Tôi cười gật đầu cho vui lòng mẹ.
Về tới nhà, vợ đón tôi nhỏ nhẹ
Hỏi thăm rằng:
- Anh, buổi tối ra sao ?

Tôi trả lời nàng:
- Ôi đẹp biết bao !
Hơn tưởng tượng trong lòng anh đã có

Chỉ vài ngày sau lần hẹn đó
Mẹ hiền tôi đột ngột qua đời
Trái tim già không tiếp sức người
Nó lặng lẽ im lìm ngưng đập

Chuyện xẩy ra quá ư bất chợt
Không cho tôi có thêm một dịp
Làm chút gì để tặng mẹ hiền

Thời gian sau một hôm tôi nhận được
Chiếc phong bì có nét chữ mẹ hiền
Bên trong là hóa đơn đã trả tiền
Cho nhà hàng mà chúng tôi đã tới
Trên mẩu giấy xinh xinh mẹ ghi lại:
- Con yêu ơi, mẹ trả hóa đơn rồi
Mẹ dường như tin chắc một điều này
Mẹ không thể cùng con đi được nữa
Nhưng tuy vậy, mẹ đặt mua một bữa
Gồm hai phần ăn, để một cho con
Và phần kia, con giúp mẹ mời giùm
Vợ con đó, con yêu, con của mẹ!
Về cái đêm hẹn hò, sao đẹp thế !
Sẽ chẳng bao giờ con biết được đâu
Rằng chỉ là một buổi tối cùng nhau
Ý nghĩa lại sâu xa trong lòng mẹ
Con ơi, mẹ yêu con không xiết kể !
Trong khoảnh khắc tôi như người tỉnh ngộ
Quan trọng thay, đúng lúc, một lời YÊU
Hãy nói lên, nói lớn, nói TÔI YÊU !
Nói lớn lên với những người đáng nhận.
 
Trong đời sống không điều gì quan trọng
Hơn đấng Thiêng Liêng cùng với gia đình
Hãy nói lên tiếng nói trái tim mình !
Đừng để lỡ mà không còn dịp nói..
[I]
Tác giả: Khuyết danh
Người dịch: ĐPK
THE OTHER WOMAN

After 21 years of marriage, I discovered a new way
of keeping alive the spark of love.
A little while ago I had started to go out with another woman.
It was really my wife’s idea.
“I know that you love her,” she said one day, taking me by surprise.
“But I love YOU,” I protested.
“I know, but you also love her.”
The other woman that my wife wanted me to visit
was my mother,
who has been a widow for 19 years,
but the demands of my work and my three children
had made it possible to visit her only occasionally.

That night I called to invite her to go out for dinner and a movie.
“What’s wrong, are you well ?”, she asked.

My mother is the type of woman who suspects that a late night call 
or a surprise invitation is a sign of bad news.
I thought that it would be pleasant
to pass some time with you.

I responded.
Just the two of us.
She thought about it for a moment,
then said,
would like that very much.




That Friday after work,
as I drove over to pick her up
I was a bit nervous.
When I arrived at her house, I noticed that she, too,
 
seemed to be nervous about our date.
She waited in the door with her coat on.
She had curled her hair
 
and was wearing the dress that she had worn to celebrate
her last wedding anniversary.











She smiled from a face that was as radiant as an angel’s.
“I told my friends that
I was going to go out with my son,
and they were impressed,”
she said, as she got into the car.
“They can’t wait to hear about our meeting”.
We went to a restaurant that, although not elegant,
was very nice and cozy.
My mother took my arm as if she were the First Lady.
After we sat down, I had to read the menu.
Her eyes could only read large print.
Half way through the entree.
I lifted my eyes and saw Mom sitting there staring at me.
A nostalgic smile was on her lips.
“It was I who used to have to read the menu
when you were small,” she said.
“Then it’s time that you relax
and let me return the favor,” I responded.
During the dinner we had an agreeable conversation
– nothing extraordinary –
but catching up on recent events of each others life.
We talked so much that we missed the movie.
As we arrived at her house later, she said,
“I’ll go out with you again, but only if you
let me invite you”.
I agreed.

“How was your dinner date?”
asked my wife when I got home.
“Very nice.
Much more so than I could have imagined,”
I answered.
A few days later my mother died of a massive heart attack.

It happened so suddenly
that I didn’t have a chance to do anything for her.



















Some time later I received an envelope
with a copy of a restaurant receipt
from the same place mother and I had dined.

An attached note said:
“I paid this bill in advance.
I was almost sure that
 
I couldn
t be there
but, never-the-less,
I paid for two plates,
one for you and the other for you wife.
You will never know
what that night meant for me.
I love you.”
At that moment I understood
the importance of saying, in time:
“I LOVE YOU”
and to give our loved ones the time that they deserve.
Nothing in life is more important
than God and your family.
Give them the time they deserve,
because these things cannot be put off to “some other time”.
Unknown Author