Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Ghiền Đường - Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh



Ghiền Đường - Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Nhiều bác sĩ đã từ lâu cảnh báo về tình trạng “ghiền đường” mà vị ngọt của đường là một loại ma túy nguy hiểm có thể giết người trong thầm lặng.
Trong một bài viết trước đây về hội chứng “Mỡ, Đường, Máu”, BS. Minh có cho độc giả một câu hỏi để suy gẫm: “Giữa một lon Coke và một quả trứng gà, cái nào nguy hiểm cho tim mạch hơn?” Hôm nay chúng ta đã có một câu trả lời xác đáng dựa trên nghiên cứu mới nhất đăng trên báo Y Khoa của Hội Y Sĩ Hoa Kỳ (JAMA) tháng 2/2014, sau quá trình theo dõi 40,000 bệnh nhân: “Trứng gà không gây ra đột quỵ tim mà thủ phạm chính là đường”!
Sự “ghiền đường” dường như đã được in đậm vào trong DNA của loài người chúng ta từ hằng chục ngàn năm qua, cộng thêm với những ảnh hưởng của xã hội làm cho ta khó thấy sự tác hại của bệnh ghiền này, vì lẽ, mọi người, không ít thì nhiều đều bị… nghiện đường.
Có bao nhiêu loại đường?
Đường là danh từ chung để chỉ một loại nhu yếu phẩm cần cho con người. Trên thực tế, tất cả loại cây cỏ, thảo mộc đều có chứa đường dưới nhiều thể loại khác nhau. Thí dụ như cây lúa chẳng hạn, từ hột lúa, rễ cây lúa, lá lúa đến thân cây lúa, đều có đường trong đó. Tuy nhiên những loại đường có trong thân cây, lá cây v.v… so với các loài như trâu, bò ngựa…có thể hấp thụ được, cơ thể chúng ta lại chịu thua. Để đơn giản hóa vấn đề, đối với con người, có 3 loại đơn đường, Glucose, Fructose (có nhiều trong trái cây), và Galactose (có nhiều trong sữa). Đường cát đa phần được kết tinh từ nước mía chứa một loại đường đôi gọi là sucrose, được kết hợp từ đường glucose và fructose.
Đường phèn, đường cát, đường đen, đường nâu, đường bông gòn,… tất cả đều được biến chế từ đường mía mà ra.
Cần bao nhiêu đường thì đủ?
Trên thực tế chúng ta chỉ cần khoảng 5% đến 7% tổng số lượng calories trung bình đến từ đường mỗi ngày, tức là khoảng 2 hay 3 muỗng cà phê đường. Trên thực tế chúng ta tiêu thụ đến mức 25% calories do đường cung cấp mỗi ngày. Nghiên cứu trên đây cho biết, khả năng bị đột quỵ tim tăng gấp đôi nếu chúng ta tiêu thụ 20% tổng số calories đến từ đường, nhưng tăng gấp 4 lần nếu dùng trên 25% năng lượng đến từ bất kể loại đường nào!
Từ khoảng năm 1970, để cạnh tranh kinh tế và duy trì lợi nhuận cho nghành nông nghiệp Mỹ, chính phủ Mỹ đã tăng thuế nhập cảng đường mía từ các nước khác, và tăng cường sản xuất một loại đường đặc chế từ hạt bắp gọi là “đường sy-rô nồng độ cao từ bắp” (High Fructose Corn Syrup, HCFS). Loại đường HCFS này về thành phần hóa học thì hơi giống như đường mía, nhưng ngọt hơn và dễ thấm vào máu hơn. Có người cho là vì hai tính chất này mà HCFS độc hơn đường mía, vì dễ ghiền và mau “phê” hơn là đường mía. Trên thực tế cả hai thứ đều là “bad guys” (kẻ xấu) hết.

Chỉ vì chính phủ Mỹ cố tình làm cho đường HCFS rẻ hơn nên kỹ nghệ biến chế thức ăn tha hồ tưới, nhét, trộn đường HCFS vào đồ ăn. Bạn có để ý là nước ngọt Coca Cola ở Mỹ mùi vị hơi khác hơn ở các nước khác không? Sự khác biệt là do mùi vị khác nhau của đường HCFS và đường mía. Nói đến Coca Cola, chỉ ½ lon soda có thể làm tăng tỉ số bị đột quỵ tim lên đến 30%. Bạn có biết là một muỗng tương cà chua Heinz có nhiều đường hơn là một cái bánh quy Oreo không? Hoặc, một hủ da-ua (fruit yogurt) có nhiều đường hơn là một lon Coke? Hay trong một tô cereal buổi sáng, 75% calories đến từ đường? Ngay cả nước trái cây “bổ dưỡng” fruit juice, nước uống “tăng cường năng lực”, cà phê Starbucks v.v… hãy thử đoán có bao nhiêu đường trong đó?
Tại sao đường gây ra tai hại?
Khi bạn mới uống hay ăn thức ăn có đường vào cơ thể đa phần bạn sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Thứ nhất vì trên thực tế cơ thể chúng ta cần một số ít đường để sống. Lượng đường nầy thấm vào các tế bào, cung cấp năng lượng cấp thời làm cho ta…khỏe. Thứ nhì có thể vì yếu tố tâm lý của đa số bệnh ghiền, vì từ thuở nhỏ chúng ta đã quen với vị ngọt của đường, nhất là những khi bé khóc là bố mẹ dúi cho một cục keo hay một cây cà rem. Vì thế bây giờ khi bị “stress” chúng ta dễ đi tìm niềm an ủi với vị ngọt của đường.

Sau khi cảm giác dễ chịu qua đi, chúng ta sẽ thấy cơ thể nặng nề vì những lượng đường dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể. Lá gan và pancreas cần phải “giải độc” khối lượng đường phụ trội này bằng cách chế biến và chứa vào mỡ đặc (triglycerides) làm cho ta béo phì ra, hay làm tăng mỡ lỏng (cholesterol, LDL) làm cho tim, mạch máu bị nghẽn. Ngoài ra, các tế bào bị ngâm trong đường sẽ biến thành… mứt quất (mứt tắt), để cân bằng nồng độ hai bên, nước từ bên trong tế bào sẽ rút ra máu, làm khô nước bên trong và dễ chết (Bạn dã đọc bài “Yêu Nước” chưa?). Càng ngâm trong đường càng lâu các tế bào sẽ có hiệu ứng giống như bị “thắng đường” khi các bà làm nước màu kho cá!. Cuối cùng lá gan cũng đầu hàng, sanh ra bệnh tiểu đường. Vòng tròn tử vong tiếp tục xoáy tròn kéo mình vào vực sâu của đáy huyệt một cách nhanh chóng.
Làm thế nào để bớt ghiền đường?
1. Không nên ăn đường giả (sugar substitute, diet gugar)! Đường thật mà còn có hại huống chi đường giả! Đường giả đa phần có cấu trúc giống như đường có trong... lá cây, rễ cây v.v… để lừa cơ thể chúng ta mà thôi. Tuy không làm tăng calorie nhưng vẫn có những tác hại tương tự.
2. Nên để ý hàm lượng đường trong tất cả các loại thức ăn. Tốt hơn hết là không ăn đồ ăn đã chế biến mà chỉ ăn đồ ăn tươi do chính mình nấu nướng lấy.
3. Ăn ít , ăn cân bằng và biết lựa chọn. Thí dụ không ai cấm bạn ăn một quả chuối mỗi ngày, miễn đừng ăn luôn cả nải chuối. Giữa một quả cam và một ly nước cam thì nên chọn…?
4. Ăn chậm, nhai chậm lại để tận hưởng vị ngọt của thức ăn. Tôi bảo đảm với bạn sau khi bạn nhai một miếng dưa chuột thật kỹ, thật lâu bạn sẽ thấy vị ngọt của nó không thua gì một múi cam. Mà có nhai một múi cam, thì cũng nên bỏ thì giờ mà tận hưởng hương vị của nó. Nên nhớ ngoài vị ngọt còn có những vị khác nữa.
5. Tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Đi bộ tối thiểu 15 phút trước hay ngay sau khi ăn, hoặc cả hai càng tốt. Đi bộ sẽ làm cho các tế bào mở rộng cửa để cho đường thấm nhanh vào bên trong, giảm bớt nồng độ đường ngoài mạch máu.
Hôm nay nên là bắt đầu mới cho mọi người. Chúc bạn đọc khỏe, vui vẻ vì bớt… “nghiện đường”.
BS Hồ Ngọc Minh

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN



TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN
先 學 禮 後 學 文
Sáu chữ trên rất quen thuộc với người Việt Nam chúng ta, nó rất thông dụng và phổ biến rộng rãi bằng những khẩu hiệu treo trong học đường, hoặc luôn được nhắc nhớ trên đầu môi chóp lưỡi của các bậc ông bà cha mẹ, thầy cô hoặc các bậc trượng thượng chi dân phụ mẫu. Trong các gia đình Việt Nam hầu hết thường chú trọng quan niệm giáo dục đạo đức nề nếp lễ giáo, ông bà khuyên răn con cháu, trước hết, phải học cái cốt cách, cái đạo lý làm người, rồi sau đó mới đến học văn hóa chữ nghĩa.
 TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN
Sáu chữ trên rất quen thuộc với người Việt Nam chúng ta, nó rất thông dụng và phổ biến rộng rãi bằng những khẩu hiệu treo trong học đường, hoặc luôn được nhắc nhớ trên đầu môi chóp lưỡi của các bậc ông bà cha mẹ, thầy cô hoặc các bậc trượng thượng chi dân phụ mẫu. Trong các gia đình Việt Nam hầu hết thường chú trọng quan niệm giáo dục đạo đức nề nếp lễ giáo, ông bà khuyên răn con cháu, trước hết, phải học cái cốt cách, cái đạo lý làm người, rồi sau đó mới đến học văn hóa chữ nghĩa.
Truyền thống người Việt Nam chúng ta, từ ngàn xưa đến nay, các bậc ông bà cha mẹ vẫn thường luôn nhắc nhủ hướng dẫn con cháu học cách cư sử lễ phép kính trọng đối với mọi người. Từ các cụ già cho tới các em bé, để làm sao luôn giữ cách ứng sử giao tiếp cho có phép tắc, ăn nói văn hóa tế nhị, đối xử lễ độ ôn hòa, cư xử thuận thảo từ trong gia đình, qua với bà con lối xóm, đến tới cộng đoàn và ngoài xã hội. Các ông bà xưa thường dùng các câu ca dao tục ngữ thông dụng, có vần, có điệu, cốt ý dễ nhớ, dễ thuộc cụ thể như những câu sau đây:
Học ăn học nói,
Học gói học mở.
Lời nói gói vàng.
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Vào thời còn bé, đến lớp học sơ cấp tiểu học, từ trường làng quê cho đến tỉnh thành đô thị. Học sinh như chúng tôi được các thầy cô chỉ dạy cho cách chép lại những câu châm ngôn đại khái như đã ghi ở trên, để các em nhỏ thiếu nhi được ghi sâu vào tâm, thấm nhuần được cái tinh thần đạo đức lễ nghĩa, luân lý văn hóa trong truyền thống bao đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Thành ra học ở trường đã được hấp thụ căn bản vững vàng, chu đáo và bổ ích cho nền tảng  giáo dục trong các gia đình vậy. Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình không có kỷ cương nề nếp, thì sẽ dẫn đến xã hội bị rối loạn.
Từ bao đời nay ông cha ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần giáo dục, nêu cao và gìn giữ truyền thống đạo đức lễ nghĩa. Khuyên nhủ và dạy dỗ con cháu, cung cách cư xử với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con ngườin gay từ lúc bé thơ, chúng ta cũng luôn đuợc cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhớ ngay từ lúc đủ trí khôn. Cho đến khi cắp sách đến trường, thầy cô cũng luôn khuyên răn dạy dỗ những câu tục ngữ như trên. Trải qua bao ngàn năm văn hiến, những câu tục ngữ ấy vẫn luôn có gía trị, luôn là bài học quý gía đối với chúng ta. Đó là những câu tục ngữ răn dạy đưa con người vào phép tắc kỷ cương, ăn ở phải có luân thường đạo lý. Những bài học đạo lý làm người này sẽ không bao giờ cũ, vẫn mãi có gía trị với thời gian.
Ngày nay xã hội càng văn minh tiến bộ, thì giao tiếp trao đổi giữa con người với nhau, càng phát triển mở rộng ra trên mọi phương diện, cụ thể là ngày nay, người ta thường thông tin cho nhau qua trang mạng hoặc sách báo. Do đó mà có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong không gian cũng như thời gian. Nhưng mà việc này cũng có mặt trái của nó.
Xã hội ngày nay càng hiện đại, thì con ngươì dường như ít chú trọng đến vấn đề đạo đức, không quan tâm mấy trong lối giao tiếp lịch sự, giải quyết các mối qua nhệ thì tỏ ra vô lễ, không biết kính trên nhường dưới, cá đối bằng đầu. Luôn đặt ích lợi cá nhân, lợi ích vật chất hơn tinh thần, có tâm địa hẹp hòi đen tối, hay xử dụng bài viết công bố lên báo chí, trang mạng để chỉ trích mạt sát thậm tệ đối với người khác. Cũng có từng nhóm kéo nhau chống đối phê bình người da vàng tóc đen, vạch lưng cho người phương tây họ xem, khiến dễ gây ra mối ác cảm bất hòa trong cộng đoàn và cộng đồng.
Vài chục năm nay, luôn có những loại thông tin tiêu cực như thế, phổ biến rộng rãi, lan tràn thật nhanh trên trang mạng. Dễ bị gây nên hiểu lầm, làm tổn thương đến người khác. Vì lý do người phổ biến thường nấp dưới vỏ bọc "vô danh " nên họ không chịu trách nhiệm nào về cái hành động tung tin hỏa mù thất thiệt, hay chụp mũ phỉ báng làm mất danh dự cho người khác.
Trước trình trạng làm mất lòng tin, xuống cấp trong cộng đoàn, cộng đồng và xã hội như thế, thiết nghĩ những người lương hảo chỉ còn một cách hành động thích hợp nhất, là luôn luôn nhắc nhở nhau tránh những người lương tâm đã bị đánh cắp, và nhất là dạy cho con cháu trong nhà, để thế hệ trẻ phải tìm cách thể hiện trong lối sống cụ thể mỗi ngày, từ trong nhà đến ra ngoài xã hội, cái tinh thần hòa ái, nhân hậu mà cha ông chúng ta đã truyền dạy từ bao nhiêu thế hệ nay.
Trong văn học dân gian, dân tộc Việt Nam ta có những câu dạy con cháu như sau:
Ở bầu thì tròn,
Ở ống thì dài.
Gần mực thì đen,
Gần đèn thì sáng.
Thói thường gần mực thì đen,
Anh em bạn hữu hãy nên chọn người.
Cá không ăn muối cá ươn,
Con không giữ lễ trăm đường con hư.
Thông qua vấn để giáo dục đạo đức, các bậc tiền bối lại có câu: 
"Văn dĩ tải đạo” hay “Dùng văn để chở đạo.”
Mượn câu nói trên của tiền nhân, người viết xin tóm kết bài nầy như sau:
Sống Cho Phải Đạo
Ở đời ghen ghét chẳng ích chi,
Thù hận hại nhau sinh tội lỗi.
Sống cho phải đạo hồn thanh thản,
Rộng lượng bao dung bớt sầu bi.
Chấp nhận hơn thua chẳng so bì,
Thành bại lẽ thường không tự ái.
Sánh nhau đức độ tâm hiếu nghĩa,
Giàu giỏi xả thân ra giúp đời.
Có tài làm lớn, dốt cu li,
Đèn ai nấy sáng, chớ khinh khi.
Giỏi dang ngu dốt không quan trọng,
Hơn nhau đạo đức biết lễ nghi.
Nhân dịp Xuân về, thân ái chúc quý đồng hương một Năm Mới Ất Mùi “An khang phú quý, hạnh phúc tràn đầy!”
- Paul Tran

Nguồn: http://www.nghiasinh.org/?mode=noisan_chitiet&id_bv=722

Rùa làm gì khi bị lật ngửa?

Ban biên tập xin giới thiệu 1 bài viết đăng trên báo BBC về con rùa

Rùa làm gì khi bị lật ngửa?

Matt Walker


Làm thế nào để một con rùa khi bị ngửa bụng lên lại có thể lật úp trở lại? Có lẽ đây là một trong những câu hỏi lớn nhất trong đời.
Đó không hề là một câu hỏi mang tính hùng biện; nó vượt quá cả thắc mắc ẩn dụ hay lý thuyết suông trừu tượng, cũng không phải là chủ đề cho cuộc tranh cãi trong cơn say xỉn.
Với rùa, đó là vấn đề cực kỳ nghiêm túc. Khả năng tự lật lại được chính là nỗi ám ảnh thực sự, là vấn đề sống chết thực sự.
Nay, các khoa học gia đã tìm hiểu chi tiết vấn đề nhằm xác định xem rùa có tiến hóa đủ mức để làm được điều đó không, và chúng làm như thế nào.
Tiến sỹ Ana Golubovic từ Đại học Belgrade, Serbia và các đồng nghiệp đã nghiên cứu hành động của một loài rùa, rùa Hermann, để tìm hiểu xem hình dạng mai có ảnh hưởng ra sao tới khả năng tự lật lại của chúng.
Các loài động vật có mai hay vỏ cứng thường rất dễ bị mất thăng bằng và ngã ngửa ra sau lưng, và trong tư thế đó, chúng rất dễ bị phơi bày trước các hiểm nguy, bị chết vì đói hoặc bị các con thú khác ăn thịt.
Rùa đặc biệt gặp khó khăn trong tình huống đó. Chúng không thể tự lật lại bằng cách vặn mình bên trong vỏ mai được.


Các nhà nghiên cứu lâu nay đã cho rằng tỷ lệ giữa độ dày và độ dài của mai rùa có tác động tới khả năng tự lật lại, tuy nhiên chưa có ai thử nghiệm về tác động thực sự của các tỷ lệ mai rùa trên các chú rùa đang sống.
Rùa Hermann là loại rùa có kích thước trung bình, sống ở khu vực Địa Trung Hải. Rùa cái thường lớn hơn rùa đực.
Tiến sỹ Golubovic và các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích trên 118 chú rùa Hermann, gồm 54 con cái và 64 con đực, với việc lật ngửa từng con và sau đó ghi lại thời gian chúng cần có để vẫy vùng đầu, chân và đuôi để cố lật lại. Sau đó, họ so sánh số liệu ghi được với các thông số mai rùa.
Công tác phân tích phức tạp hơn nhiều so với dự tính ban đầu, bởi nhóm nghiên cứu phải tính các số đo khác nhau của mai rùa, rồi cả thân nhiệt của từng con nữa.
Rùa là loài máu lạnh, do vậy những chú rùa khi thân nhiệt xuống thấp hơn bình thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tập trung năng lượng để tự lật lại mình, và yếu tố này cần được tính đến, loại trừ khi ghi chép số liệu.
Các khoa học gia phát hiện ra, mà có lẽ cũng là những phát hiện không mấy gây ngạc nhiên, rằng những chú rùa có mai cong gồ lên nhiều hơn thì có khả năng tự lật lại dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra mối quan hệ quan trọng giữa kích thước của mai và khả năng tự lật lại; Các chú rùa to hơn tỏ ra khó khăn hơn trong việc này so với các chú rùa nhỏ, và khuynh hướng này rõ rệt hơn trong số các chú rùa đực, nếu so với nhóm các rùa cái

Điều đó cho thấy rùa có những bù đắp, lợi thế nhất định về mặt hình thức.
Nhìn chung, trong thế giới động vật, các con lớn thường có sức sống tốt hơn các con nhỏ. Nhưng nếu rùa Hermann lớn quá thì sẽ bị nguy cơ bị ‘phơi rốn’ mà không tự thoát khỏi tình thế được.
Các chú rùa cái thường lớn hơn rùa đực, có lẽ bởi càng lớn thì chúng càng có khả năng sinh sản cao, một lợi thế đủ để át đi mối rủi ro không tự lật lại được khi bị ngửa bụng lên trời.
Rùa đực thì đối diện với nguy cơ khác hẳn.
Các rùa đực càng nhỏ thì càng tỏ ra nhanh nhẹn, và khả năng di chuyển tốt hơn có thể giúp chúng tìm kiếm, giao phối được với nhiều con cái hơn.
Nhưng rùa đực cũng ưa đánh nhau với các con đực khác bằng cách chủ động tìm cách cho đối thủ ‘lấm lưng’.

Trong tình huống này, kích thước lớn hơn đem lại lợi thế, và các chú rùa lớn hơn thường giành phần thắng.



Bn gc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trêBBC Earth.


The upside down tortoise enigma
Presented by
Matt Walker
Depending on your point of view, it is one of life’s great questions.
How does a tortoise that has flipped onto its back, get up again?
It’s not a rhetorical question, and it goes beyond being a metaphorical or metaphysical query, or a subject for drunken debate.
For a tortoise it is a deadly serious matter; being able to right itself counts as one of life’s epic struggles, a potential matter of life and death.
Now scientists have investigated this struggle in detail, determining if and how tortoises have evolved to do it.


Dr Ana Golubović at the University of Belgrade, Serbia and colleagues studied the slow-motion thrashings of an inverted chelonian – in particular the Hermann's tortoise, to see how the shape of its shell impacts its ability to rise again.
Armoured animals can easily lose their balance and fall on their back, where they are vulnerable to exposure, starvation and predation.
Tortoises are particularly susceptible, being unable to flip themselves by twisting their bodies inside their shells.
While researchers have long thought that the height and length of a tortoise’s shell may impact righting ability, no one had tested the effect of shell geometry on live animals.
Hermann’s tortoises are medium-sized tortoises that live in the Mediterranean. Female are generally larger than males.
Dr Golubović and her colleagues analysed 118 Hermann's tortoises (54 females and 64 males), placing each on its back and then measuring how much time they spent furiously waving their heads, legs and tail in a bid to recover. They then compared this performance with the geometry of the tortoise’s shell.
The analysis needed to be far more comprehensive than first supposed; taking into account various shell measurements, as well as the body temperatures of the animals. Tortoises are cold-blooded ectotherms, so those with lower body temperatures at any given time might have struggled to have the energy to flip themselves, a variable that had to be eliminated.
The scientists found, perhaps unsurprisingly, that tortoises with more curvaceous shells, rather than flat shells, were more able to right themselves.
However, they also discovered a significant relationship between carapace size and righting performance; with bigger tortoises struggling to right themselves more than smaller tortoises, a phenomenon far more pronounced in males than females.


That suggests that tortoises face a trade off.
Generally speaking, bigger animals fare better than smaller ones. But if Hermann’s tortoises grow too big, they run the risk of being stranded upside down.
Female tortoises grow larger than males, perhaps because the bigger they are, the more viable offspring they can produce – a benefit that outweighs the risk of not being able to get up when looking at the world the wrong way.
Male tortoises face a different dilemma.
Smaller males are more agile, and their greater mobility may allow them to find and mate with more females.
But male tortoises also like to fight each other, by actively attempting to flip their rivals onto their backs.
Here, large size is beneficial, as larger tortoises are likely to win fights.
But if they lose, the new study suggests, larger males may literally be left flat on their backs.