Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Rùa làm gì khi bị lật ngửa?

Ban biên tập xin giới thiệu 1 bài viết đăng trên báo BBC về con rùa

Rùa làm gì khi bị lật ngửa?

Matt Walker


Làm thế nào để một con rùa khi bị ngửa bụng lên lại có thể lật úp trở lại? Có lẽ đây là một trong những câu hỏi lớn nhất trong đời.
Đó không hề là một câu hỏi mang tính hùng biện; nó vượt quá cả thắc mắc ẩn dụ hay lý thuyết suông trừu tượng, cũng không phải là chủ đề cho cuộc tranh cãi trong cơn say xỉn.
Với rùa, đó là vấn đề cực kỳ nghiêm túc. Khả năng tự lật lại được chính là nỗi ám ảnh thực sự, là vấn đề sống chết thực sự.
Nay, các khoa học gia đã tìm hiểu chi tiết vấn đề nhằm xác định xem rùa có tiến hóa đủ mức để làm được điều đó không, và chúng làm như thế nào.
Tiến sỹ Ana Golubovic từ Đại học Belgrade, Serbia và các đồng nghiệp đã nghiên cứu hành động của một loài rùa, rùa Hermann, để tìm hiểu xem hình dạng mai có ảnh hưởng ra sao tới khả năng tự lật lại của chúng.
Các loài động vật có mai hay vỏ cứng thường rất dễ bị mất thăng bằng và ngã ngửa ra sau lưng, và trong tư thế đó, chúng rất dễ bị phơi bày trước các hiểm nguy, bị chết vì đói hoặc bị các con thú khác ăn thịt.
Rùa đặc biệt gặp khó khăn trong tình huống đó. Chúng không thể tự lật lại bằng cách vặn mình bên trong vỏ mai được.


Các nhà nghiên cứu lâu nay đã cho rằng tỷ lệ giữa độ dày và độ dài của mai rùa có tác động tới khả năng tự lật lại, tuy nhiên chưa có ai thử nghiệm về tác động thực sự của các tỷ lệ mai rùa trên các chú rùa đang sống.
Rùa Hermann là loại rùa có kích thước trung bình, sống ở khu vực Địa Trung Hải. Rùa cái thường lớn hơn rùa đực.
Tiến sỹ Golubovic và các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích trên 118 chú rùa Hermann, gồm 54 con cái và 64 con đực, với việc lật ngửa từng con và sau đó ghi lại thời gian chúng cần có để vẫy vùng đầu, chân và đuôi để cố lật lại. Sau đó, họ so sánh số liệu ghi được với các thông số mai rùa.
Công tác phân tích phức tạp hơn nhiều so với dự tính ban đầu, bởi nhóm nghiên cứu phải tính các số đo khác nhau của mai rùa, rồi cả thân nhiệt của từng con nữa.
Rùa là loài máu lạnh, do vậy những chú rùa khi thân nhiệt xuống thấp hơn bình thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tập trung năng lượng để tự lật lại mình, và yếu tố này cần được tính đến, loại trừ khi ghi chép số liệu.
Các khoa học gia phát hiện ra, mà có lẽ cũng là những phát hiện không mấy gây ngạc nhiên, rằng những chú rùa có mai cong gồ lên nhiều hơn thì có khả năng tự lật lại dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra mối quan hệ quan trọng giữa kích thước của mai và khả năng tự lật lại; Các chú rùa to hơn tỏ ra khó khăn hơn trong việc này so với các chú rùa nhỏ, và khuynh hướng này rõ rệt hơn trong số các chú rùa đực, nếu so với nhóm các rùa cái

Điều đó cho thấy rùa có những bù đắp, lợi thế nhất định về mặt hình thức.
Nhìn chung, trong thế giới động vật, các con lớn thường có sức sống tốt hơn các con nhỏ. Nhưng nếu rùa Hermann lớn quá thì sẽ bị nguy cơ bị ‘phơi rốn’ mà không tự thoát khỏi tình thế được.
Các chú rùa cái thường lớn hơn rùa đực, có lẽ bởi càng lớn thì chúng càng có khả năng sinh sản cao, một lợi thế đủ để át đi mối rủi ro không tự lật lại được khi bị ngửa bụng lên trời.
Rùa đực thì đối diện với nguy cơ khác hẳn.
Các rùa đực càng nhỏ thì càng tỏ ra nhanh nhẹn, và khả năng di chuyển tốt hơn có thể giúp chúng tìm kiếm, giao phối được với nhiều con cái hơn.
Nhưng rùa đực cũng ưa đánh nhau với các con đực khác bằng cách chủ động tìm cách cho đối thủ ‘lấm lưng’.

Trong tình huống này, kích thước lớn hơn đem lại lợi thế, và các chú rùa lớn hơn thường giành phần thắng.



Bn gc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trêBBC Earth.


The upside down tortoise enigma
Presented by
Matt Walker
Depending on your point of view, it is one of life’s great questions.
How does a tortoise that has flipped onto its back, get up again?
It’s not a rhetorical question, and it goes beyond being a metaphorical or metaphysical query, or a subject for drunken debate.
For a tortoise it is a deadly serious matter; being able to right itself counts as one of life’s epic struggles, a potential matter of life and death.
Now scientists have investigated this struggle in detail, determining if and how tortoises have evolved to do it.


Dr Ana Golubović at the University of Belgrade, Serbia and colleagues studied the slow-motion thrashings of an inverted chelonian – in particular the Hermann's tortoise, to see how the shape of its shell impacts its ability to rise again.
Armoured animals can easily lose their balance and fall on their back, where they are vulnerable to exposure, starvation and predation.
Tortoises are particularly susceptible, being unable to flip themselves by twisting their bodies inside their shells.
While researchers have long thought that the height and length of a tortoise’s shell may impact righting ability, no one had tested the effect of shell geometry on live animals.
Hermann’s tortoises are medium-sized tortoises that live in the Mediterranean. Female are generally larger than males.
Dr Golubović and her colleagues analysed 118 Hermann's tortoises (54 females and 64 males), placing each on its back and then measuring how much time they spent furiously waving their heads, legs and tail in a bid to recover. They then compared this performance with the geometry of the tortoise’s shell.
The analysis needed to be far more comprehensive than first supposed; taking into account various shell measurements, as well as the body temperatures of the animals. Tortoises are cold-blooded ectotherms, so those with lower body temperatures at any given time might have struggled to have the energy to flip themselves, a variable that had to be eliminated.
The scientists found, perhaps unsurprisingly, that tortoises with more curvaceous shells, rather than flat shells, were more able to right themselves.
However, they also discovered a significant relationship between carapace size and righting performance; with bigger tortoises struggling to right themselves more than smaller tortoises, a phenomenon far more pronounced in males than females.


That suggests that tortoises face a trade off.
Generally speaking, bigger animals fare better than smaller ones. But if Hermann’s tortoises grow too big, they run the risk of being stranded upside down.
Female tortoises grow larger than males, perhaps because the bigger they are, the more viable offspring they can produce – a benefit that outweighs the risk of not being able to get up when looking at the world the wrong way.
Male tortoises face a different dilemma.
Smaller males are more agile, and their greater mobility may allow them to find and mate with more females.
But male tortoises also like to fight each other, by actively attempting to flip their rivals onto their backs.
Here, large size is beneficial, as larger tortoises are likely to win fights.
But if they lose, the new study suggests, larger males may literally be left flat on their backs.