Có một câu chuyện thể
hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại
nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký,
kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản
tại Paris vào năm 1964…
GS Trần Văn Khê
Tham dự buổi sinh hoạt
này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư Trần văn Khê là
người Việt. Diễn giả là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi
nói chuyện như thế này:
“Thưa quý vị, tôi là
Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào
đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã
thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa
tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả
được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm
đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”
Lời phát biểu đã chạm
đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói
chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:
“Tôi không phải là
người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội
đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO.. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư
Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng
kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng
biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của
Việt Nam?
Có lẽ ngài chỉ chơi
với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài
chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm
trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ
của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có
dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập…
Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các
sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế,
ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn
kiệt tác.
Giáo sư Emile
Gaspardone
Tôi không biết ngài
đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách,
sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người
Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng
tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam
cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người
Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn
trong lời mở đầu”.
Rồi để so sánh với Tanka,
Giáo sư đưa ra những câu thơ như:
“Núi cao chi lắm núi ơi;
Núi che mặt trời,
không thấy người yêu”
hay
“Đêm qua mận mới hỏi đào;
Vườn hồng đã có ai vào hay
chưa”
để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của
mình.
Còn về số lượng âm
tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang
nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên
muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ
có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
Thanh thiên nhất đoá vân
|
青天一朵云,
|
Hồng lô nhất điểm tuyết
|
烘炉一点雪。
|
Thượng uyển nhất chi hoa
|
上苑一枝花,
|
Dao trì nhất phiến nguyệt
|
瑶池一片月。
|
Y! Vân tán, tuyết tiêu
|
唏!云散雪消
|
Hoa tàn, nguyệt khuyết
|
花残月缺。
|
Dịch nghĩa là:
Một đám mây trên trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa đỏ
Một nhành hoa trong vườn thượng uyển
Một vầng trăng Dao Trì
Ôi ! Mây tán, tuyết
tan, hoa tàn, trăng khuyết !
Chú thích: Trong thời gian sứ bộ lưu ở Yên Kinh,
có một công chúa nhà Nguyên chết, sứ thần Việt Mạc Đĩnh Chi được cử đọc
văn tế. Để thử tài sứ giả nước Việt, quan Bộ Lễ trao cho ông trang giấy chỉ có
4 chữ Nhất. Thật là một tình thế hết sức hiểm nghèo, nhưng rồi ông rất
bình tĩnh ứng khẩu đọc bài tế công chúa
Tất cả chỉ 29 âm chứ không
phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.
Khi Giáo sư Trần Văn
Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt
liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc
nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương
giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin
lỗi cả dân tộc Việt Nam.”
Kết thúc buổi nói
chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm
để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói
người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy
là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể
dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là:
I
can forgive but I cannot forget, is only another way of saying, I cannot
forgive
Tạm dịch: Tôi tha thứ,
nhưng tôi chưa thể quên. Nói ca;ch khác là tôi không tha thứ.
Câu chuyện nhiều cảm
hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am hiểu văn hóa
truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không
lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của một dân tộc.