Hôm ấy bổng dưng lớp chúng tôi đón chào 1 giáo sư lạ trong giờ
toán.Thầy quá trẻ. Thầy Hiệu Trưởng đến và giới thiệu với chúng tôi 1 thầy
giáo mới, vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài gòn. Tóc thầy quăn tít, mặc quần jean
xé lai tua tủa. Thầy mang giày đế cao, đi nghe lộp cộp; mặt thì câng câng ra vẻ
ta đây. Thêm vào đó là cặp kính cận to hếch trên sóng mũi. Tòan bộ vóc dáng và
thái độ của người lần đầu tiên tiếp xúc đã khiến cho lớp chúng tôi chẳng có tí
tình cảm nào. Trời ! thầy dạy tóan cho
chúng tôi đây sao? Chúng tôi ngồi nhìn nhau ngơ ngác, lơp chúng tôi đã quen
phương pháp dạy dể hiểu, rất “thân thiện” và vui tính với thầy Trương văn Sửu
suốt từ năm lớp 11 và những tháng đầu của năm lớp 12. Chúng tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục được thầy hướng dẫn môn
Tóan cho hết niên học này. Năm nay là năm rất quan trọng cho cuộc đời học sinh
của chúng tôi; nó quyết định cả tương lai của chúng tôi vào kỳ thi Tú tài sắp
đến. Sự thay đổi giáo sư Toán quá đột ngột là một bất ngờ mà tất cả chúng tôi
không bao giờ nghĩ đến.
Ông
thầy mới chỉ hơn chúng tôi vài tuổi (có thể bằng tuổi 1 vài bạn trong lớp vì
lớp tôi có bạn đi học khi tuổi lớn hơn quy định). Đáng lý ra với sự chênh lệch
tuổi tác ngắn ngủi ấy thầy và chúng tôi rất dề hòa hợp nhau. Tuy nhiên với vẻ
ngạo mạn, tự mãn và kiêu hảnh ấy, ông thầy đã đánh mất tình cảm trong ngày đầu
tiên. Sự thân thiện, cảm thông và hòa mình là những điều kiện ắt có và đủ để thầy trò gắn
bó và cũng là chất xúc tác khích lệ
người học trò hứng thú với môn học khô khan khó nuốt này.
Sau khi giới thiệu xong, thầy Hiệu Trưởng rời
phòng thì cũng là lúc chúng tôi bắt đầu có thái độ chống đối ngầm. Một sự im
lặng “đáng sợ”! Thầy giáo trẻ tha hồ thao thao giới thiệu về mình, chúng tôi
chỉ im như tờ. Có lẻ ông thầy tưởng
chúng tôi ngưỡng mộ lắm chứ nào biết … .Sau những giây phút tự thưởng cho mình
xong , ông bắt đầu quay sang chúng tôi và hỏi về bài học trước.
- Các anh chị đang học đến bài nào?
Thật lạ lùng! tuy không có sự hội ý trước mà cả lớp đều im
lặng. Đúng là một bất ngờ ngoài dự đoán của ông thầy và cả lớp chúng tôi . Tôi
nhận thấy nét căng thẳng trên gương mặt thầy. Sau vài phút ông lấy lại “tinh thần”và như có vẻ tìm
ra một nghiệm số, ông hạ giọng:
“Bây giờ tôi sẽ làm quen với các anh chị, tôi
gọi tên thì đứng dậy cho tôi nhận diện”
Chúng tôi vẫn im lặng! Ông bắt đầu tìm trong quyển danh
sách học sinh và lần lượt gọi tên .1.. 2.. 3 .. ông gọi đến người thứ 4 mà
chẳng thấy ai đứng lên, ông bèn lớn
tiếng:
- Ai là trưởng lớp?
Cũng chẳng một câu trả lời. Lúc ấy lòng kêu ngạo, kiên nhẩn của
ông thầy mới đã bị đánh gục. Mặt đỏ bừng, ông ném viên phấn đang cầm trong tay
xuống đất, những bực tức, dồn nén trong lòng từ những phút trước đến nay được
dịp bung hết ra ngoài
- Tôi không ngờ ngày đầu tiên tôi ra
trường đi dạy tôi đã gặp 56 cái tượng gỗ!
Nói dứt lời, ông quày quã bỏ ra ngòai. Chúng tôi chẳng những không
biết lỗi mà còn cười đắc thắng. Tiếng cười của 56 tượng gỗ đuổi theo ông thầy
như khiêu khích. Các bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng tôi rồi chứ!
Không biết ông xuống phòng thầy Hiệu trưởng báo cáo thế nào mà
thầy Hiệu trưởng vội vã lên lớp chúng
tôi và giãng moral cho chúng tôi 1 trận
“khinh thiên động địa”. Ngày hôm sau thầy Sửu phải đến giải thích và động viên
chúng tôi. Thầy đưa ra
rất nhiều nguyên nhân và khuyên chúng tôi cố gắng học tập để đạt được kết quả
trong kỳ thi sắp tới.
Dần
dần ..khi cùng tiếp xúc với nhau qua những giờ học Toán, thầy trò đã trở về
đúng vị trí của nó . Từ xưa đến nay, chúng tôi là những học sinh miền quê, vốn
có truyền thống “ tôn sư trọng đạo”. Hôm đó chỉ là phút bốc đồng để chứng
tỏ chúng tôi đã là “người lớn”. Khi chúng tôi tham gia Trại Dấn Thân do trường
tổ chức, thầy lại là giáo sư phụ trách lớp tôi, thầy đã cùng chúng tôi sinh
hoạt trại, thầy dạy chúng tôi hát và múa để góp vui đêm lửa trại. Trại “Dấn
thân” đã đưa chúng tôi đến gần thầy hơn.
Thầy bây giờ như 1 người anh cùng đám em
trong gia đình Trường Đất Đỏ.
Sau này khi đã cảm thông và “gắn
bó” bởi tình thầy trò, thì câu chuyện 56 tượng gỗ lại là chuyện vui để nhắc nhở nhau trong
những giờ học Toán khá căn thẳng .Các bạn có biết vị giáo sư Toán ấy là ai
không? xin bật mí 1 tí đó là thầy Lê Hữu Nghĩa (người ngồi bên trái
hàng đầu )
Sau khi rời khỏi Trường Trung học Đất Đỏ tôi có dịp gặp lại thầy. Có 1 lần tôi
đến nhà thầy trong 1 con hẻm dưới chân cầu Bông để nhờ thầy mang cour về Đất Đỏ giúp các bạn tôi.
Sau tháng 4 năm 1975 tôi không còn tiếp xúc với thầy. Nay không biết thầy đang
ở đâu và cuộc sống như thế nào. Nếu bạn
nào có tin tức hay liên lạc cùng thầy yêu cầu báo tin cho ban biên tập trang blog Trường Trung Học Đất Đỏ.
Đỉnh phù Vân