Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Giai thoại về bài : AULD LANG SYNE


Giai thoi v bài : AULD LANG SYNE

Ở Hoa kỳ, dân chúng vào nửa đêm giao thừa dương lịch thường thức khuya để xem TV Chương trình đón năm mới ở quảng trườngTime Square ở NY, chủ đích là coi cảnh dân chúng theo dõi quả cầu tụt xuống theo 12 tiếng chuông đồng hồ để rồi tưng bừng hát mừng một năm mới bằng bài hát Auld Lang Syne .
Rất nhiều người Việt Nam thắc mắc chung quanh bài hát nầy vì họ quen nghe điệu hát quen thuộc nầy qua bài hát Tạm biệt hay Ce n’est qu’un au-revoir !mỗi khi chia tay bãi trường hay tan lửa trại hướng đạo. Điệu hát này được con nít Việt Nam nhại ý đổi lời là : Ò e, con ma đánh đu , Tạc zăng nhẩy dù Zorrô bắn súng!

Kỳ thực, bài này gốc gác từ xứ Tô Cách Lan nhưng lại mang rất nhiều cái lạ. Chữ Auld Lang Syne nếu dịch ra tiếng Anh là times gone by nghĩa là nói theo tiếng Việt là Cái thủa năm xửa năm xưa , mà nói theo giọng Nam kỳ xứ Việt là Hồi Nẵm!

Điều rất lạ thứ nhất là, dù là thiên hạ không biết chút xíu gì về tiếng Tô Cách Lan, nhưng điệu nhạc của nó bình dị quyến rũ nhưng thấm dễ dàng vào tâm trí khiến người ta nghe vài lần là thuộc ngay, có thể nói hát mà không hiểu lời ca nhưng cảm thấy hay, điều này thật lạ lẫm.

Cái lạ lớn thứ hai là bài hát này được phổ biến hầu như khắp hoàn cầu nhưng lại được hát vào những dịp khác nhau?

Và cái lạ thứ ba là nguyên thủy của bài hát là dùng để mừng đón” một điều vui mới đến, nhưng về sau nó lại được sử dụng để ngậm ngùi “tiễn đưa” một điều luyến tiếc.

Bài Auld Lang Syne ban đầu là do thi sĩ trứ danh của xứ Tô Cách Lan tên là Robert Burns chuyển ký và in ra dựa vào một bài du ca dân dã của xứ này. Robert Burns đưa ra một bản chép của bài ca nguyên thủy đến Viện Bảo Tàng Anh với câu ghi chú sau: “ Bài hát sau đây- một bài rất cổ, cổ nhất trong những bài xưa cổ và chưa bao giờ được in ra và ngay dù xuất hiện dưới dạng bản thảo cho đến lúc tôi ghi nó ra từ tiếng hát một cụ già, điều này đã đủ khiến cho người ta tin cậy. Nhưng điệu ca mà ông Burns chuyển ký ra không phải là điệu hát ngày nay.

alt
ROBERT BURNS
Robert Burns là một thi hào nặng tinh thần dân tộc của người dân Tô Cách Lan vào cỡ như Nguyễn Du ở Việt Nam. Ông sinh năm1759, mất năm 1796 lúc 37 tuổi. Ảnh hưởng thi ca của ông ở Anh Cát lợi kéo dài 2 thế kỷ sau với tinh thần thi ca lãng mạn và ái quốc. Ngoài bài Auld Lang Syne, ông còn làm bài Scots Who Hae một thời được dân Tô Cách Lan dùng hát như bản quốc thiều vậy.

Thi sĩ Robert Burns đã chuyển thổ âm Tô Cách Lan ra Anh ngữ như sau:

Auld Lang Syne
by Robert Burns

Should auld acquaintance be forgot,
And never brought to mind?
Should auld acquaintance be forgot,
And days o’ lang syne!
Chorus:
For auld lang syne, my dear
For auld lang syne,
We’ll tak a cup o’ kindness yet
For auld lang syne!
We twa hae run about the braes,
And pu’d the gowans fine,
But we’ve wander’d mony a weary foot
Sin’ auld lang syne.
We twa hae paidl’t in the burn
Frae morning sun till dine,
But seas between us braid hae roar’d
Sin’ auld lang syne.
And there’s a hand, my trusty fiere,
And gie’s a hand o’ thine,
And we’ll tak a right guid willie-waught
For auld lang syne!
And surely ye’ll be your pint’ stoup,
And surely I’ll be mine!
And we’ll tak a cup o’ kindness yet
For auld lang syne! Times Long Gone
by Robert Burns

(translation)
Should old acquaintances be forgotten,
And never brought to mind?
Should old acquaintances be forgotten,
And days of long ago !
Chorus:
For old long ago, my dear
For old long ago,
We will take a cup of kindness yet
For old long ago.
We two have run about the hillsides
And pulled the daisies fine,
But we have wandered many a weary foot
For old long ago.
We two have paddled (waded) in the stream
From noon until dinner time,
But seas between us broad have roared
Since old long ago.
And there is a hand, my trusty friend,
And give us a hand of yours,
And we will take a goodwill draught (of ale)
For old long ago!
And surely you will pay for your pint,
And surely I will pay for mine!
And we will take a cup of kindness yet
For old long ago!

Đây là một loại dân ca hay ca dao Tô cách lan ( ballad) gồm 5 đoạn,mỗi đoạn 4 câu và câu cuối luôn luôn kết thúc bằng câu For Auld Lang Syne. Hát xong một đoạn là trở về điệp khúc để rồi hát đến đoạn kế. Cứ hát hoài như vậy.

Tôi thấy điệu này giống như Việt Nam ta có điệu hát nhi đồng về Chuyện Con Voi. Bài này được nhạc sĩ Nguyễn xuân Khoát phổ nhạc với lời như sau mà tôi từng nghe ca sĩ Hoài Trung của ban Thăng Long trình diễn ở Sàigon.

Con vỏi, ý ỳ con voi,

Cái vòi ý ỳ đi trước,
Hai chân trước ịch di ịch trước
Hai chân sau ịch đi ịch sau
Còn cái đuôi thì đi sau rốt
Tôi ngồi, tôi kể nốt cái chuyện con voi

Con voi, ý ỳ con voi
Cái vòi ý ỳ đi trước
......

Auld Lang Syne dịch theo từng chữ Tô Cách Lan ra Anh Ngữ là Old long since, được Robert Burns dịch là times gone by . Nói theo tiếng Việt, tôi nghĩ thích hợp hơn cả dịch là “Năm xưa, năm xửa, năm xưa.”

Đại ý của bài Ca dao Tô cách lan này là hai người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau nhậu bia, nhậu ruợu , nhưng với điều kiện tiền ai nấy trả. Hai ông cùng lè nhè nhắc lại bao nhiêu chuyện cũ thuở năm xửa năm xữa như : nào là cùng nhau leo đồi, nào là cùng nhau lội suối... Cứ nhắc xong một kỷ niệm thì họ lại cùng nâng ly nốc cạn. Uống cho đến say thì thôi

Tôi mạo muội dịch ý bài này ra thơ lục bát Việt cho vui, cố gắng lột tinh thần vui nhộn của nguyên văn về hai ông bạn vốn là bợm nhậu lưu tồn cố hữu bằng cách lập lại chữ “Năm Xưa như trong nguyên văn nhắc lại chư For old long ago:

NĂM XƯA NĂM XỬA NĂM XƯA

Địêp khúc:

Năm xưa năm xửa năm xưa,
Ta cùng nhắc lại cho vừa lòng nhau
Bạn bè bạc tóc bạc râu
Gặp nhau ôn lại hồi đầu chuyện xưa!

Bốn đoạn đồng thanh

Năm xưa năm xửa năm xưa
Xưa sao xưa đến bây giờ thật xưa.
Cùng nhau nâng chén ta ưa
Nhắc lại hồi nẵm , nhắc bừa chuyện xưa

Hai ta leo khắp núi đồi
Hoa đồng cỏ dại hái thôi đã đời
Lang thang chân mỏi rã rời
Nhắc lại hồi nẵm với hồi năm xưa!

Hai ta lặn lội muôn bề
Từ trưa đến tối không về ăn cơm
Biển đời trời rộng muôn phương
Từ hồi năm nẵm con đường năm xưa!

Tay tôi, bạn hãy nắm đi
Rồi đưa tay bạn tôi ghì một khi
Thôi ta nốc cạn ly bia
Để mừng tái ngộ nhớ về năm xưa

Ly tôi tôi trả tiền tôi
Ly anh anh trả...chớ đòi đãi nhau
Ta cùng nhậu quất cần câu
Cùng nhau kể lại hồi dầu năm xưa.


Sự lập đi lập lại “ Năm xưa năm xửa năm xưa” đã nhại cái tật lè nhè của các bợm nhậu. Dân Tô Cách Lan là dân hà tiện nên cùng đi uống ruợu thì tiền ai nay trả, nghe vui thiệt.

Lời ca Việt tếu Ò e con ma đáng du nghe không ngờ lại đúng âm điệu nguyên thủy vì người Tô Cách Lan đã dùng cây kèn bagpipe để thổi .
Theo phong tục cổ truyền của xứ Tô Cách Lan, người dân đã hát bài này vào dịp Giao Thưà Năm Mới hay Hogmanay.

Người đã phổ biến bài này bằng cách chơi nó vào dịp Giao Thừa Tết Dương lịch trong những buổi phát thanh thường niên kể từ năm 1929 là nhạc trưởng Guy Lombardo . Tuy nhiên, ông này không phải là người tiên khởi tạo ra tục lệ. Bằng cứ vào hồ sơ lưu trữ của tờ báo ProQuest thì trong những bài đăng báo ngược dòng lên đến năm 1896 thì dân chúng ăn mừng Giao Thừa ở hai bờ Đại Tây Dương đã từng hát nó thành một tục lệ rồi. Hai ví dụ điển hình:

_ Tờ New York Times , số January 5, 1896 trang 10 đăng bài nhan đề là HOLIDAY PARTIES AT LENOX [Mass...] viết : ...Đám người tham dự nắm tay nhau trong phòng nhạc sảnh lớn và hát” Auld Lang Syne” đúng vào lúc tiếng chuông chót của 12 giờ đêm và Năm mới đã đến.

_ Tờ Washington Post, ngày 2 tháng 1 năm 1910 trong Bài NEW YEAR’ EVE IN LONDON-Phong tục cổ truyền quen thuộc được mọi từng lớp người dân vẫn giữ : Ở Luân Đôn cuộc tiễn năm cũ được cử hành như thường lệ. Những cư dân gốc Tô Cách Lan tụ họp bên ngoài Nhà Thờ Thánh Paul và hát bài “Auld Lang Syne” vào tiếtng chuông chót của 12 tiếng chuông lớn.

Bài Auld Lang Syne rõ ràng tỏ sự vui mừng gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách bèn nâng ly nhắc lại chuyện xưa. Áp dụng vào tiệc ruợu Tất Niên Giao Thừa thì rất đúng, vì đây là dịp sum họp bè bạn. Nhưng khi nó lan truyền ra các xứ khác, thì nó được hát với sự áp dụng rất khác nhau.

Ở Đài Loan, bài này hát vào dịp sinh viên tốt nghiệp và đám tang, tượng trưng cho sự chấm dứt hay vĩnh biệt.

Ờ Nhật, vài tiệm siêu thị chơi bản này để nhắc nhở khách hàng giờ đóng cửa.

Ở Anh Quốc, bài này cử vào lúc bế mạc của Đại Hội thường niên về Mậu dịch

Ở Hàn quốc, trước khi có bài quốc thiều Aegukga (Ái Quốc ca) hiện nay, thì họ dùng điệu này làm quốc thiều với lời tiếng Hàn.

Trường hợp xứ Maldives cũng giống vậy: đó là bản Gaumii salaam nhac Auld Lang Syne với lời đặt theo thổ ngữ

Ở Bồ Đào Nha, bài nay dùng làm bài ca Tạm Biệt và nhất là trong Phong trào Hướng Đạo

Ơ Ấn độ, trong Quân Lực xứ này, khi tiễn toán quân Tân Binh diễn hành rời khán đài, thì bài này cử lên và toán lính phải đi thật chậm.

Dân Việt Nam còn nhớ bài Auld Lang Syne cũng được vào phim ảnh như là nhạc chủ dề như cuốn phim La Vase dans l’ombre với kép Robert Taylor và đào Vivien Leigh.

Trước đó, It’s a Wonderful Life làm một phim có dùng bài này với sự diễn xuất của J ames Steward và Donna Reed rất cảm động cao điểm vào hồi kết cuộc.

Bài Auld Lang Syne đúng là một điệu hát rất hay, rất lạ và cực kỳ thân quen với hầu như với tất cà mọi người, dùng sao về nó cũng thích hợp : đón mừng và buồn tiễn nhau đi. Tuy nhiên mấy ai mà hiểu sự kỳ bí hấp dẫn của nó. Đây là bài nhạc trứ danh mà chẳng ai hiểu gì về nó cả như câu nói của người Anh: “the song that nobody knows!”


LÊ VĂN LÂN

Chúc Mừng Năm Mới 2015


Ban biên tập kímh chúc quí Thầy Cô, đọc giả và anh chị em  gia đình Trung Học Đất đỏ 1 năm an lành và toại nguyện



Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=l7kBVTkfUK4

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Download Video nơi Blog



Download Video nơi Blog

Ghi chú: Máy phải cài Video download helper trước khi thực hiện

1.      Vào Blog muốn download video

2.      Đợi Video upload 100%

                                             Video đang upload

3.      Click vào mũi tên bên cạnh vòng xoay xanh đỏ, nó sẽ hiện ra video blog dang xem.


Double click tên video hay click download

4.      Chọn nơi save video.

           

            Đánh tên video vào nơi khung File name rồi click Save





Cách lấy Video nơi Blog


Cách lấy Video nơi Blog

1. Điều kiện:

1.1  Muốn download video từ blog, computer phải dùng Mozilla Firefox
1.2  Phải install (cài) Video DownloadHelper vào FireFox
1.3  Phải chờ Video của Blog upload 100% rồi mới có thể download.


Ghi chú: Có thể download (tải về) Mozilla Firefox the link sau đây tư IE (Microsoft Internet explorer): 
Ghi chú:
khi download một website nào đó nếu không có chữ s sau http thì không nên vào đó vì nó mang Malware, virus về máy




Click Free Download



Click Run và để cho máy cài MozillaFirefox

  2. Phương pháp Install (cài) Video DownloadHelper:

2.1 Mở MozillaFirefox:

2.2 Click Tools rồi kéo xuống và chọn Add-ons


Nó sẽ hiện ra 1 cửa sổ mới:


2.3  Đánh vào khung Search câu Video Downloadhelper  rồi click dấu Search. Nó  sẽ hiện ra:


2.4   Click Install nơi Video DownloadHelper.

Sau khi nó cài đặc xong nó sẽ hiện ra:



2.5  Click Restart now

Sau khi Firefox restart, nơi taskbar sẽ có vòng tròng xanh đỏ xoay xoay





Bây giờ máy đã cài Video Download Helper và có thể download video nơi Blog.

Ghi Chú: Xem bài download Video nơi Blog để tải video về máy



Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

18 thế dưỡng sinh trị liệu


Ban biên tập xin giới thiệu bài tập cho sức khoẻ do tiến sĩ châm cứu Đinh Quốc Hùng hướng dẫn .
TS Hùng có giấy phép hành nghề về châm cứu do tiểu bang Californioa, USA cấp.


Mồi lần tập 3 thế cho đến khi thành thạo rồi tập 3 thế tiếp theo và cứ thế mà luyện cho đủ 18 thế .





Bài tập này tạo điều kiện cho không khí cung cấp đến các tế bào để giảm huyết áp, đau nhức và mệt mõi.

A.     Đứng: hai bàn chân dang rng bng vi chiu ngang ca 2 vai

B.     Hít và thở:


Hít vào: Chầm chậm hít vào

Thở ra: từ từ thở ra

·        Khi đưa tay lên
·        Khi đưa tay xung

·        Khi giang tay ra
·        Khi khép tay vô

·        Khi đẩy tay ra
·        Khi kéo tay vào


C.    Bài tập:

1.    Điều tức
2.    Thượng khai
3.    Cầu vòng
4.    Phân mây
5.    Xoay mình kéo đẩy
6.    Chèo thuyền
7.    Xoay mình ngắm trăng 1
8.    Xoay mình ngắm trăng 2
9.    Đẩy kéo
10. Xoay mình xem gương
11. Bắt cá tung lên trời
12. Đẩy sóng
13. Tạt sóng
14. Nắm tay đấm xoáy kiểu Teakwondo
15. Tung bay
16. Bẻ lái
17. Vòng banh
18. Rũ cánh



D.  Cách tập: Mỗi thế tập tối thiểu 7 lần

1.      Điều tức:
Hai tay  dũi thẳng ra và song song với mặt đất. Nhún mình lên xuống nhịp nhàng với hai tay.
Khi tay đưa lên, các ngón tay chỉa xuống đất, lòng bàn tay hướng vào trong thân hình
Khi lên đến tận cùng, ngón tay lật ngược chỉ lên trời, lòng bàn tay hướng ra ngòai trước khi chùn xuống

Hít: khi đưa tay lên
Thở: khi hạ tay xuống và chùn đầu gối

2.      Thượng khai:
Đưa tay lên (bàn tay úp xuống) ngang  lòng ngực. lật hai bàn tay từ trong ra ngoài, mặt bàn tay đối diện nhau và dang rộng hai tay

Hít: khi đưa tay lên cho đến khi hai tay hoàn toàn mở rộng, lòng bàn tay hướng về trước
Thở: Khi hai tay khép vào giữa và chùn gối khi thấp xuống

3.      Cầu Vòng:
      Hai tay đánh vòng cung đưa lên đỉnh đầu  (1/2 vòng)  rồi hạ xuống song song với chân (1/2 vòng còn lại), từ phải sang trái và ngược lại. (tay bên nào chân bên đó duỗi thẳng)

Hít: Hai tay từ bên trái  (phải)về bên phải (trái),  đưa lên đỉnh đầu. (1/2 vòng)
Thở: Khi hai tay từ đỉnh đầu xuống mặt đất (1/2 vòng còn lại)

4.      Phân mây:
Hai tay khuỳnh vào nhau (như ôm 1 vật) với lòng bàn tay hướng lên trời, lưng bàn tay song song với mặt đất
                Hít: nâng hai tay lên khỏi đầu theo tư thế đánh cầu vòng
               Thở: Hai tay khuỳnh ra đánh vòng xuống và chùn đầu gối

5.      Xoay mình đẩy kéo:
Tay phía nào xoay người về phía đó. Xoắn mình càng nhiều càng tốt.


                  Hít: khi đưa tay lên, chân  ngược với tay nhón lên và xoay mình (tay phải thì chân trái; tay                           trái thì chân phải)
                 Thở: khi kéo tay về , xoay mình lại và dừng lại trước ngực, chân trở về vị trí đứng thẳng

6.      Chèo thuyền:
Hai bàn tay ngữa lên trời, đánh vòng lên phía đầu rồi úp lòng bàn tay xuống khi hạ xuống

                Hít: khi đưa tay lên , lòng bàn tay ngữa lên
                Thở: khi đưa tay xuống,  lòng bàn tay úp xuống và chùn chân

7.      Xoay mình ngắm trăng 1:

               Hít: đưa tay từ phải sang trái trong lúc xoắn người, chân phải nhón lên và lòng bàn tay đối                         diện mặt
              Thở: kéo tay về

Lập lại động tác trên với tay trái.

8.      Soi mình ngắm trăng 2:
Làm y như soi mình ngắm trăng1 nhưng thế này tập hai tay 1 lúc

9.      Đẩy kéo:
Lòng bàn tay 90 độ với mặt đất khi đẩy ra, xoay và ngữa bàn tay khi rút về

              Hít: khi đẩy ra từ trái sang phải hay ngược lại từ phải sang trái. Thân hình phải xoắn.
              Thở: khi kéo về

10.  Xoay mình xem gương:
Lòng bàn tay hướng vào mặt và phải ngang tầm mắt khi di chuyển

             Hít: Tay phải bắt đầu từ bên phải sang trái. Thân hình phải xoắn.
             Thở: Tay trái bắt đầu từ bên trái sang phải . Thân hình phải xoắn

11.  Bắt cá tung lên trời:
Chân đứng hình chử đinh. Hai bàn tay như kiểu múc nước

             Hít: hai lòng bàn tay hướng lên trời, đưa từ dưới lên qua khỏi đầu và chân trước nhón lên
            Thở: hai lòng bàn tay hướng  xuống đất, hai tay đưa xuống như tóm (grab) con cá và chân sau                      nhón lên

12.  Đẩy sóng:
Hai chân đứng thế bước đi (1chân thẳng với mặt đất, 1 chân 45 độ về phía trước)
Hai tay song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống đất. Thế này thân hình nhịp nhàng như kiểu đập lúa

            Hít: hai tay từ ngoài kéo vô và ngã người, bàn chân nâng lên như đánh nhịp nhạc
            Thở: hai tay đẩy từ sau ra trước như đẩy sóng biển.

13.  Tạt sóng:
Hai chân đứng thế bước đi (1chân thẳng với mặt đất, 1 chân 45 độ về phía trước)
Hai tay dang ra và kéo vào nhưng không vắt chéo, lòng bàn tay đối diện nhau

            Hít: hai tay dang ra, chân trước  nhón lên
           Thở: hai tay khép vào, chân sau nhón lên

14.  Nắm tay đấm xoáy kiểu Teakwondo:
Bàn tay nắm chặt theo thế Tea Kwon do

            Hít: Tay phải xoay trong lúc đấm từ phải sang trái, chân phải nhón lên
           Thở: Tay phải xoay trong lúc kéo về từ phải sang trái, chân phải nhón lên

Lập lại tư thế này với tay trái:

           Hít: Tay trái xoay trong lúc đấm từ trái sang phải, chân trái nhón lên
           Thở: Tay trái xoay trong lúc kéo về từ trái sang phải, chân trái nhón lên

15.  Tung bay:
Lòng bàn tay song song với ngực, tay trong, tay ngoài
Hai lưng bàn tay đối nhau khi tung lên trời

           Hít: Bắt đầu ở vị trí như khoanh tay , hai tay chồng lên nhau như muốn chạm vai, từ từ dang                        ra và xoay cho lưng bàn tay đối nhau đưa lên khỏi đầu
           Thở: hai tay đưa xuống, chân chùn, hai tay như khoanh tay về vị trí bắt đầu


16.  Bẻ lái:
Thế này như vặn tay lái xe.
Bắt đầu bằng tay phải, khi tay phải qua hết bên trái thì chân phải nhón lên;
kế tiếp bằng tay trái, khi tay trái qua hết bên phải thì chân trái nhón lên

           Hít: khi di chuyển vòng cung từ thấp lên cao
           Thở: khi di chuyển vòng cung từ cao xuống thấp

17.  Vòng banh
Tay và chân ngược nhau: tay trái di chuyển đồng bộ với chân phải và ngược lại tay phải di chuyển đồng bộ với chân trái

           Hít: tay trái (phải) và chân phải (trái) đưa lên và hạ xuống . Nín thở lúc này (chân chạm đất)
           Thở: tay phải (trái) và chân trái (phải) đưa lên và hạ xuống

18.  Rũ cánh:
Tư thế nhàn hạ (relaxing). Hai tay ở hai bên thân hình, lòng bàn tay hướng xuống đất

          Hít: hay tay di chuyển từ thấp lên trên qua khỏi đầu
         Thở: hay tay di chuyển từ  phía sau đầu xuống thấp

Sau khi tập xong:
 xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa đầu
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa trán
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa mũi
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa miệng
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa má bụng
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa tay
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa chân

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa tay lưng

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Chúc Mừng Giáng Sinh 2014

 Nhân mùa Giáng sinh 2014, Ban biên tập kính chúc quí thầy cô, đọc giả và thân chúc anh chị em TH Đất đỏ một mùa lễ an lành!





Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Bài ca vọng cổ


Nhà văn Tiểu Tử Võ Hoài Nam tên thật  là Võ Hoài Nam, quê quán ở Gò Dầu Hạ tỉnh Tây Ninh.
Ông tốt nghiệp trường kỹ sư Marseille (Pháp) năm 1955. Về Việt Nam, Ông dạy tại trường Pétrus Ký niên khóa 1955/56, sau đó làm việc cho hãng dầu Shell VN từ 1956 cho đến ngày 30/04/1975. Ông định cư ở Pháp từ năm 1979. Ông đã qua Côte d’ Ivoire (Phi Châu) làm việc cho Công ty Đường Mía của Nhà Nước (1979-1982), kế đó, ông vào làm hãng dầu Shell Côte d’ Ivoire cho đến khi về hưu.
Trước năm 1975, Ông phụ trách mục biếm luận "Trò Đời" của nhật báo Tiến với bút hiệu Tiểu Tử. Đây là bút hiệu mà tác giả vẫn dùng cho những truyện ngắn hay tạp văn mà ông viết sau này, từ khi lưu vong...
Ông đã xuất bản các tập truyện: "Những Mảnh Vụn"( 2004 ) và "Bài Ca Vọng Cổ"(2006).
Võ Hoài Nam còn là một họa sĩ, tranh của ông là một thế giới hiền hòa thơ mộng kết hợp giữa những đường nét linh động và màu sắc tươi vui đằm thắm



"Thuyền " 
(Tranh sơn dầu - Võ Hoài Nam) 

Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già ! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ : mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khoé môi, mái tóc đã ngả bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước ’’Cách mạng thành công’’ và tôi của bây giờ - nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là ưu việt - thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi ... tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt !
Một người bạn làm việc lâu năm ở Côte d’Ivoire ( Phi Châu ) hay tin tôi đã qua Pháp và vẫn còn thất nghiệp, bèn giới thiệu tôi cho Công ty Đường mía của Nhà nước. Không biết anh ta nói thế nào mà họ nhận tôi ngay, còn gởi cho tôi vé máy bay nữa !
Xưa nay, tôi chưa từng quen một người da đen gốc Phi Châu nào hết. Và chỉ có vài khái niệm thô sơ về vùng Phi Châu da đen như là: ở đó nóng lắm, đất đai còn nhiều nơi hoang vu, dân chúng thì da đen thùi lùi, tối ngày chỉ thích vỗ trống, thích nhảy tưng tưng v.v.. Vì vậy, tôi hơi ... ngán. Nhưng cuối cùng rồi tôi quyết định qua xứ da đen để làm việc, danh dự hơn là ở lại Pháp để tháng tháng vác mặt Việt Nam đi xin trợ cấp đầu nọ, đầu kia ...
Nơi tôi làm việc tên là Borotou, một cái làng nằm cách thủ đô Abidjan gần 800km ! Vùng này toàn rừng là rừng. Không phải là rừng rậm rì cây cao chớn chở như ở Việt Nam. Rừng ở đây cây thấp lưa thưa, thấp thấp cỡ mươi, mười lăm thước ... coi khô hóc. Không có núi non, chỉ có một vài đồi trũng, nhưng đồi không cao và trũng không sâu ...
Nhà nước phá rừng trồng mía. Ruộng mía ngút ngàn! Nằm ở trung tâm là khu nhà máy, khu cơ giới, khu hành chánh, khu cư xá v.v.. Khu này cách khu kia cỡ vài cây số.
Muốn về thủ đô Abidjan, phải lái xe hơi chạy theo đường mòn xuyên rừng gần ba chục cây số mới ra tới đường cái tráng nhựa. Từ đó chạy đi Touba, một quận nhỏ với đông đảo dân cư. Từ đây, lấy máy bay Air Afrique về Abidjan, mỗi ngày chỉ có một chuyến.
Phi trường Touba nhỏ xíu, chỉ có một nhà ga xây cất sơ sài và một phi đạo làm bằng đất đỏ, mỗi lần máy bay bay lên đáp xuống là bụi bay ...đỏ trời !
Tôi hơi dài dòng ở đây để thấy tôi đi ’’làm lại cuộc đời’’ ở một nơi hoang vu hẻo lánh mà cảnh trí thì chẳng có gì hấp dẫn hết ! Thêm vào đó, tôi là người Á Đông duy nhứt làm việc chung với Tây trắng ( chỉ có năm người ) và Tây đen ( đông vô số kể ). Ở đây, thiên hạ gọi tôi là ’’le chinois’’ - thằng Tàu - Suốt ngày, suốt tháng tôi chỉ nói có tiếng Pháp. Cho nên, lâu lâu thèm quá, tôi soi gương rồi ...nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt, trông giống như thằng khùng ! Chưa bao giờ tôi thấy tôi cô đơn bằng những lúc tôi đối diện tôi trong gương như vậy.

... Một hôm, sau hơn tám tháng ’’ở rừng’’, tôi được gọi về Abidjan để họp ( Đây là lần đầu tiên được về thủ đô ! ). Anh tài xế đen đưa tôi ra Touba. Chúng tôi đến phi trường lối một giờ trưa.
Sau khi phụ tôi gởi hành lý, anh tài xế đưa tôi vào phòng đợi, nói :
- Tôi ra ngủ trưa ở trong xe. Chừng Patron ( ông chủ ) đi được rồi tôi mới về.
Ở xứ đen, họ dùng từ ’’Patron’’ để gọi ông chủ, ông xếp, người có địa vị, có tiền, người mà họ nể nang v.v... Nghe quen rồi, chẳng có gì chói lỗ tai hết ! Tôi nói :
- Về đi ! Đâu cần phải đợi !
Hắn nhăn răng cười, đưa hàm răng trắng toát :
- Tại Patron không biết chớ ở đây lâu lâu họ lại huỷ chuyến bay vào giờ chót, nói tại máy bay ăn-banh ở đâu đó. Máy bay cũng như xe hơi vậy, ai biết lúc nào nó nằm đường !
Rồi hắn đi ra xe. Tôi ngồi xuống một phô-tơi, nhìn quanh : hành khách khá đông, nhiều người ngồi với một số hành lý như thùng cạc-tông, bao bị, va-ly v.v... Không phải họ không biết gởi hành lý, nhưng vì những gì họ đã gởi đã đủ số ký-lô giành cho mỗi hành khách, nên số còn lại họ ...xách tay, cho dầu là nhiều món vừa nặng vừa cồng kềnh !
Không khí nóng bức. Mấy cái quạt trần quay vù vù, cộng thêm mấy cây quạt đứng xoay qua xoay lại, vậy mà cũng không đủ mát. Thiên hạ ngủ gà ngủ gật, tôi cũng ngã người trên lưng ghế, lim dim ...

Trong lúc tôi thiu thiu ngủ thì loáng thoáng nghe có ai ca vọng cổ. Tôi mở mắt nhìn quanh rồi thở dài, nghĩ : ’’Tại mình nhớ quê hương xứ sở quá nên trong đầu nghe ca như vậy’’. Rồi lại nhắm mắt lim dim ... Lại nghe vọng cổ nữa. Mà lần này nghe rõ câu ngân nga trước khi ’’xuống hò’’: ’’Mấy nếp nhà tranh ẩn mình sau hàng tre rũ bóng... đang vươn lên ngọn khói... á... lam... à... chiều...’’
Đúng rồi ! Không phải ở trong đầu tôi, mà rõ ràng có ai ca vọng cổ ngoài kia. Tôi nhìn ra hướng đó, thấy xa xa dưới lùm cây dại có một người đen nằm võng. Và chỉ có người đó thôi. Lạ quá ! Người đen đâu có nằm võng. Tập quán của họ là nằm một loại ghế dài bằng gỗ cong cong. Ngay như loại ghế bố thường thấy nằm dưới mấy cây dù to ở bãi biển ...họ cũng ít dùng nữa.

Tò mò, tôi bước ra đi về hướng đó để xem là ai vừa ca vọng cổ lại vừa nằm võng đong đưa. Thì ra là một anh đen còn trẻ, còn cái võng là loại võng nhà binh của quân đội Việt Nam Cộng Hoà hồi xưa. Tôi nói bằng tiếng Pháp :
- Bonjour !
Anh ta ngừng ca, ngồi dậy nhìn tôi mỉm cười, rồi cũng nói ’’Bonjour’’. Tôi hỏi, vẫn bằng tiếng Pháp :
- Anh hát cái gì vậy ?
Hắn đứng lên, vừa bước về phía tôi vừa trả lời bằng tiếng Pháp :
- Một bài ca của Việt Nam. Còn ông ? Có phải ông là le chinois làm việc cho hãng đường ở Borotou không ?
Tôi trả lời, vẫn bằng tiếng Pháp
: - Đúng và sai ! Đúng là tôi làm việc ở Borotou. Còn sai là vì tôi không phải là người Tàu. Tôi là người Việt Nam.
Bỗng hắn trợn mắt có vẻ vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, rồi bật ra bằng tiếng Việt, giọng đặc sệt miền Nam, chẳng có một chút lơ lớ :
- Trời ơi ! ...Bác là người Việt Nam hả ?
Rồi hắn vỗ lên ngực :
- Con cũng là người Việt Nam nè !

Thiếu chút nữa là tôi bật cười. Nhưng tôi kềm lại kịp, khi tôi nhìn gương mặt rạng rỡ vì sung sướng của hắn. Rồi tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên cổ. Thân đã lưu vong, lại ’’trôi sông lạc chợ’’ đến cái xứ ’’khỉ ho cò gáy’’ này mà gặp được một người biết nói tiếng Việt Nam và biết nhận mình là người Việt Nam, dù là một người đen, sao thấy quý vô cùng. Hình ảnh của quê hương như đang ngời lên trước mặt ...

Tôi bước tới bắt tay hắn. Hắn bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay, vừa lắc vừa nói huyên thuyên :
- Trời ơi !... Con mừng quá ! Mừng quá ! Trời ơi !... Bác biết không ? Bao nhiêu năm nay con thèm gặp người Việt để nói chuyện cho đã. Bây giờ gặp bác, thiệt... con mừng ’’hết lớn’’ bác à !
Rồi hắn kéo tôi lại võng :
- Bác nằm đi ! Nằm đi !
Hắn lại đống gạch ’’bờ-lóc’’ gần đó lấy hai ba viên kê bên cạnh võng rồi ngồi lên đó, miệng vẫn không ngừng nói :
- Con nghe thiên hạ nói ở Borotou có một người Tàu. Con đâu dè là bác. Nếu biết vậy con đã phóng Honda vô trỏng kiếm bác rồi ! Đâu đợi tới bây giờ...
Hắn móc gói thuốc, rút lòi ra một điếu, rồi đưa mời tôi :
- Mời bác hút với con một điếu.
Hắn đưa gói thuốc về phía tôi, mời bằng hai tay. Một cử chỉ mà từ lâu tôi không còn nhìn thấy. Một cử chỉ nói lên sự kính trọng người trưởng thượng. Tôi thấy ở đó một ’’cái gì’’ rất Việt Nam.
Tôi rút điếu thuốc để lên môi. Hắn chẹt quẹt máy, đưa ngọn lửa lên đầu điếu thuốc, một tay che che như trời đang có gió. Tôi bập thuốc rồi ngạc nhiên nhìn xuống cái quẹt máy. Hắn nhăn răng cười :
- Bác nhìn ra nó rồi hả ?
Tôi vừa nhả khói thuốc vừa gật đầu. Đó là loại quẹt máy Việt Nam, nho nhỏ, dẹp lép, đầu đít có nét cong cong. Muốn quẹt phải lấy hẳn cái nắp ra chớ nó không dính vào thân ống quẹt bằng một bản lề nhỏ như những quẹt máy ngoại quốc. Hắn cầm ống quẹt, vừa lật qua lật lại vừa nhìn một cách trìu mến :
- Của ông ngoại con cho đó ! Ổng cho, hồi ổng còn sống lận.
Rồi hắn bật cười :
- Hồi đó ổng gọi con bằng ’’thằng Lọ Nồi’’.
Ngừng một chút rồi tiếp :
- Vậy mà ổng thương con lắm à bác !
Hắn đốt điếu thuốc, hít một hơi dài rồi nhả khói ra từ từ. Nhìn cách nhả khói của hắn tôi biết hắn đang sống lại bằng nhiều kỷ niệm... Tôi nói :
- Vậy là cháu lai Việt Nam à ?
- Dạ. Má con quê ở Nha Trang.
- Rồi má cháu bây giờ ở đâu ?
Giọng của hắn như nghẹn lại :
- Má con chết rồi. Chết ở Nha Trang hồi Việt cộng vô năm 1975.
- Còn ba của cháu ?
- Ổng hiện ở Paris. Tụi này nhờ có dân Tây nên sau 1975 được hồi hương. Con đi quân dịch cho Pháp xong rồi, về đây ở với bà nội. Con sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, về đây, buồn thúi ruột thúi gan luôn !
Tôi nhìn hắn một lúc, cố tìm ra một nét Việt Nam trên con người hắn. Thật tình, hắn không có nét gì lai hết. Hắn lớn con, nước da không đến nỗi đen thùi lùi như phần đông dân chúng ở xứ này, nhưng vẫn không có được cái màu cà phê lợt lợt để thấy có chút gì khác khác. Tóc xoắn sát da đầu, mắt lồi môi dầy...
Tôi chợt nói, nói một cách máy móc :
- Thấy cháu chẳng có lai chút nào hết !
Hắn nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng nghiêm trang :
- Có chớ bác. Con có lai chớ bác.
Hắn xoè hai tay đưa ra phía trước, lật qua lật lại :
- Bên nội của con là nằm ở bên ngoài đây nè.
Rồi hắn để một tay lên ngực, vỗ nhè nhẹ về phía trái tim :
- Còn bên ngoại của con, nó nằm ở bên trong. Ở đây, ở đây nè bác.
Bỗng giọng hắn nghẹn lại:
- Con lai Việt nam chớ bác !
Trong khoảnh khắc, tôi xúc động đến quên mất màu da đen của hắn, mà chỉ thấy trước mặt tôi, một thanh niên Việt Nam, Việt Nam từ cử chỉ tới lời lẽ nói năng. Tôi vói tay vỗ nhẹ lên vai hắn mấy cái, gật đầu nói :
- Ờ ! Bác thấy. Bây giờ thì bác thấy ...
Hắn mỉm cười : - Ở đây người ta nói con không giống ai hết, bởi vì con hành động cư xử, nói năng không giống họ. Bà nội con cũng nói như vậy nữa ! Còn con thì mỗi lần con nhìn trong kiếng, con vẫn nhận ra con là người Việt Nam. Bác coi có khổ không ?
Rồi nó nhìn tôi, một chút trìu mến dâng lên trong ánh mắt :
- Bây giờ con gặp bác rồi, con thấy không còn cô đơn nữa. Gặp một người giống mình, ở cái xó xa xôi hẻo lánh này, thiệt là Trời còn thương con quá !
Tôi im lặng nghe hắn nói, nhìn hắn nói mà có cảm tưởng như hắn đang nói cho cả hai : cho hắn và cho tôi. Bởi vì cả hai cùng một tâm trạng ...
Hắn vẫn nói, như hắn thèm nói từ lâu :
- Nhớ Sài Gòn quá nên con hay ca vọng cổ cho đỡ buồn. Hồi nãy bác lại đây là lúc con đang ca bài ’’Đường về quê ngoại’’ đó bác.
- Bác không biết ca, nhưng bác rất thích nghe vọng cổ.
Giọng nói của hắn bỗng như hăng lên :
- Vọng cổ là cái chất của miền Nam mà bác. Nó không có lai Âu lai Á gì hết. Nó có cái hồn Việt Nam cũng như cá kho tộ, tô canh chua. Bác thấy không ? Bởi vậy, không có gì nhắc cho con nhớ Việt Nam bằng bài ca vọng cổ hết.
- Bác cũng vậy.
Tôi nói, mà thầm phục sự hiểu biết sâu sắc của hắn. Và tôi thấy rất vui khi có một người như vậy để chuyện trò từ đây về sau ... Có tiếng máy bay đang đánh một vòng trên trời. Chúng tôi cùng đứng lên, hắn nói :
- Nó tới rồi đó. Con phải sửa soạn xe trắc-tơ và rờ-mọt để lấy hành lý. Con làm việc cho hãng Air Afrique, bác à.
Rồi hắn nắm tay tôi lắc mạnh :
- Thôi, bác đi mạnh giỏi. Con tên là Jean. Ở đây ai cũng biết ’’Jean le vietnamien’’ hết. Chừng về bác ghé con chơi, nghen.
Bỗng, hắn ôm chầm lấy tôi siết nhẹ, rồi giữ như vậy không biết bao nhiêu lâu. Tôi nghe giọng hắn lạc đi :
- Ghé con nghe bác ... Ghé con ...
Tôi không còn nói được gì hết. Chỉ vừa gật gật đầu, vừa vỗ vỗ vào lưng hắn như vỗ lưng một người con ...
Khi hắn buông tôi ra, tôi thấy hai má của hắn ướt nước mắt. Tôi vội vã quay đi, lầm lũi bước nhanh nhanh về nhà ga mà nghĩ thương cho ’’thằng Jean le vietnamien’’. Hồi nãy, nó ôm tôi, có lẽ nó đã tưởng tượng như là nó đang ôm lại được một góc trời quê mẹ ...
...Trên máy bay, tôi miên man nghĩ đến ’’thằng Jean’’ rồi tự hứa sẽ gặp lại nó thường. Để cho nó bớt cô đơn. Và cũng để cho tôi bớt cô đơn nữa !

* * *
Bây giờ, viết lại chuyện thằng Jean mà tôi tự hỏi :
’’Trong vô số người Việt Nam lưu vong hôm nay, còn được bao nhiêu người khi nhìn trong gương vẫn nhận ra mình là người Việt Nam ?’’
’’Và có được bao nhiêu người còn mang mểnh trong lòng bài ca vọng cổ, để thấy hình ảnh quê hương vẫn còn nằm nguyên trong đó ?’’.


Tiểu Tử

Nguồn: http://www.daihocsuphamsaigon.org/index.php/van/80-tieutu/214-baicavongco