Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Rằm tháng 7 xá tội vong nhân



                            Rằm tháng 7 xá tội vong nhân
    Mổi năm ,cứ đến tháng 7 những người phật tử nô nức với Lễ Vu Lan ,noi gương Ngài Mục kiền Liên cúng dường Tam Bảo cầu nguyện cho 7 đời cha mẹ ,cầu nguyện cho Cửu huyền thất tổ vãng sanh về cực lạc thóat khỏi Tam đồ ác đạo
  Vu Lan được hiểu là báo hiếu,là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo,Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán,và trùng với ngày rằm tháng 7 ,Ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông,theo tín ngưỡng dân gian là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân ,nên có lễ cúng cô hồn (các vong linh cô đơn không có thân nhân thờ cúng).
  Hôm nay vào dịp Lễ Vu Lan tôi muốn kể với các bạn tục Cúng thí cô hồn ở quê tôi và đó cũng là  những kỷ niệm khó quên của chị em chúng tôi
  Mổi năm đến Rằm tháng 7, quê tôi có tục cúng thí cô hồn,lễ cúng được tổ chức ở chùa làng (chùa Long Bàng),chùa làm chay suốt 3 ngày 3 đêm ,xem như 1 lễ hội của làng tôi ,già trẻ gái trai đều ít nhất 1 lần đến chùa tham dự ,cầu siêu cho các vong linh đã khuất ,cầu an cho những người còn tại thế,, đến đêm thứ 3 là đêm cuối cùng  mới là đêm lễ chính thức,mọi người đều cố gắng đến chùa sớm,nhất là trẻ con và trai tráng, chọn cho mình một chổ đứng thích hợp để dể dàng cướp “Cổ”khi vị Thầy Cả thực hiện xong nghi thức cúng “chẩn tế”và có hiệu lệnh “xô giàng”.  Ngày xưa, khi tôi khỏang 7-8 tuổi( mổi khi nhắc về chuyện củ chúng tôi thường dùng hai từ ngày xưa như kể chuyện cổ tích),tôi đã được cha mẹ cho phép cùng các bạn trang lứa tham gia Lễ cúng này ,cho đến khi tôi lớn hơn biết e thẹn ,biết mắc cở thì tôi v ẩn tham dự nhưng chỉ là kẻ đứng bên lề mà xem
  Chùa làng tôi được xây dựng khỏang cuối thế kỷ 18,là ngôi Chùa cổ xưa mang đậm nét huyền bí ,chỉ có những ngày Rằm hay mùng Một khi Chùa có tổ chức cúng chúng tôi mới dám đến dù chúng tôi là những đứa trẻ nghịch ngượm trong làng,cũng chưa bao giờ dám đến chùa phá phách, nhất là khi có việc cần thiết phải đi ngang qua Chùa thì chúng tôi chỉ cắm đầu cắm cổ mà chạy chứ chẳng dám nhìn trước ngó sau ,chỉ vì trước Chùa có một cái lầu gổ cao thờ Ông Tiêu mặt mày dử tợn,mắt trợn gần như lồi hẳn ra ngoài,tay cầm gươm giáo lại thêm cái lưởi thật dài đỏ chót như máu thè ra bên ngoài,trời đất ơi nhất là trưa nắng mà nhìn thấy Ông thì chỉ có nước vắt giò lên cổ mà chạy.
  Tôi không biết phong tục cúng “Chẩn tế xô giàng” có từ bao giờ ,mà cứ mổi năm đến chiều Rằm tháng 7 là chúng tôi  rủ nhau chen lấn để mong cướp được món gì đó từ những chiếc “Cổ”.”Cổ” được dân trong làng mang đến cúng ,có người làm Cổ Xoài ( người ta chặt một cành xòai đầy lá và dùng trứng vịt đã luộc chín sơn xanh hoặc vàng rồi dùng chỉ xỏ qua treo lủng lẳng trên cành xoài tương trưng cho các quả xòai,thường thường mổi “Cổ xòai”có khỏang 100-200 quả),người thì làm Cổ bánh hay Cổ kẹo(mổi chiếc Cổ được làm bằng tre,hình tháp 4 mặt ,bên ngoài dán giấy cho kín,bánh hay kẹo được dán dính vào ,có người thì làm Cổ Tiền ,hay Cổ gạo,bánh mì,Cổ đường vv…vv ai muốn cúng Cổ phải báo trước với ban tổ chức ,họ sẻ cho đoàn Lân đến tận nhà gia chủ làm lể rước Cổ về Chùa, đưa lên gát Ông Tiêu chờ khi cúng Lễ Chẩn Tế xong mới quăng xuống cho đám con nít chúng tôi tranh nhau giựt lấy( xem như cúng cho các cô hồn),thường thường mổi năm có đến 40-50 Cổ,cũng có nhiều lần khi vị Thầy Cả chưa thực hiện xong nghi thức cúng thì đám thanh niên du côn đã leo lên dành Cổ khiên đi ,nhiều khi họ còn thách thức nhau xem ai đoạt được những Cổ lớn có giá trị mới là kẻ “anh hùng”.Nghi thức cúng Chẩn Tế cũng rất phức tạp ,vị Thầy Cả ngồi Đàn phải được lựa chọ rất kỷ (nếu non tay ấn sẻ bị cô hồn vật chết và năm ấy trong làng sẻ có nhiều tai ương xảy ra ,tôi không biết độ chính xác như thế nào chỉ nghe những người lớn kể lại với niềm tin tuyệt đối), ông mặc trang phục giống như Ngài Địa Tạng ,ngồi trên 1 cái Đài cao,mắt nhắm nghiền, miệng niệm chú tay bắt ấn như nghệ sỉ múa ,xung quanh có những thầy cúng đi thành  vòng tròn, tay thì hiệp chưởng,  miệng cũng niệm chú ,thời cúng càng lâu tiếng niệm chú càng nhanh các vị sư cũng phải đi nhanh gần như chạy( gọi là chạy đàn)khỏang 3 giờ mới xong thời cúng các vị sư rời khỏi đài chỉ còn Thầy Cả đứng trên Đài làm cho xong công việc cuối cùng.Những đồng xu,những tờ giấy hồng điều cắt dài(tượng trưng cho lưởi Ông Tiêu) được Thầy cả đứng trên Đài cao rải khắp 4 hướng ,mọi người cả người lớn lẩn trẻ con thay nhau dành lấy(tương truyền những vật này cho trẻ con đeo vào cổ không sợ tà ma bệnh tật),tiếp đến là phần quan trọng nhất buổi lễ “Xô Giàng “ vị Thầy Cả miệng niệm chú tay nhấc những chiếc Cổ quăng xuống bên dưới (cho Cô Hồn ăn)từ đây sự huyên náo lên cao vì những tiếng hò hét tranh giành,bọn nhóc con chúng tôi cũng không kém các bậc đàn anh đàn chị, nhưng chiến lợi phẩm của chúng tôi chỉ là lượm mót nhưng gì rơi rớt dưới đất,khi buổi cúng hoàn tất thì sân chùa là một bãi chiến trường rác,thức ăn vương vãi bể nát,gạo đường bánh trái pha lẩn cát đá, những chiếc Cổ bánh xinh đẹp giờ chỉ là những thanh tre gảy (có nhiều khi Thầy Cả còn bị đám người dành Cổ xô té mang thương tích)
Với chị em chúng tôi ,ngày rằm tháng 7 là ngày rất khó quên ,một kỷ niệm thật vui mổi khi có dịp gặp nhau chúng tôi hay nhắc để mà cười.Năm ấy tôi 10 tuổi học lớp nhứt ,lưng thì cỏng thằng em út dẩn theo 3 đứa em ,chị em chúng tôi đi từ chợ về nhà (khỏang 300m)vì  từ chợ về nhà tôi có 2 đường ,1 đường lô lớn xe cộ nhiều nên chúng tôi thường đi đường tắt,vừa gần hơn ,vừa tránh xe và chủ yếu chúng tôi đi vòng vòng trong xóm ngang qua những nhà làm kẹo đậu phộng hay mức dừa,mức chùm ruột(xóm này còn có tên là xóm kẹo)các bạn biết để làm gì không : để xin những miếng kẹo đậu phộng vụn,hay những miếng mức bị cháy(bây giờ tôi vẩn còn nhớ cảm giác khi ăn những miếng kẹo hay mức mới ra lò còn nóng hổi vừa thổi vừa ăn,cái nóng của đường muốn phỏng cả miệng,cái béo của đậu phộng,cái ngọt của miếng mức dù cháy mà ngon làm sao ),tôi chỉ dẩn các em đi như thói quen ,chứ tôi không để ý hôm ấy là ngày Rằm tháng 7,bến xe khách có tổ chức cúng thí Cô hồn,theo tục thì ngày rằm tháng 7 ngoài Chùa làng tổ chức cúng thí Chẩn tế thì Nghiệp Đoàn xe đò cũng tổ chức cúng tương tự ,nhưng thay vì Chùa cúng chay thì Nghiệp Đòan xe cúng heo quay,rượu thịt ,khi tôi dẩn các em đến bến xe thấy mọi người đang làm lể cúng , đứng xem một lúc thì chúng tôi tiếp tục đi về nhà ,nhưng khi ra phía sau trại cúng chúng tôi phát hiện có 1 trại nhỏ , ôi chao các Cổ bánh, có hơn 40 cổ sắp xếp thứ tự (chờ khi cúng xong khỏang 2 giờ mới xô giàng) mà cổ nào cũng đầy bánh kẹo ,hấp dẩn quá ,bọn nó đứng đó như khiêu khích chị em chúng tôi,nhìn xung quanh thì mọi người đang tập trung cúng và ăn uống bên trại lớn , ở đây không có người canh giử ,chị em tôi tổ chức một màn” cướp Cổ” táo bạo ,sau khi lựa chọn chiếc Cổ kẹo nhiều nhất và ngon nhất ,tôi phân công, thằng em kế(8tuổi) và cô em gái (6 tuổi) có bổn phận khiên Cổ chạy trước, còn tôi cõng thằng út và dẩn con nhỏ em 4 tuổi chạy sau,lần đầu tiên chúng tôi ra tay mà hành công ngoài dự tính ,chạy một hơi về đến cổng sau nhà mà không một ai phát hiện, xem như chiến thắng của chúng tôi thật huy hoàng,sau khi nghỉ mệt ,thở cho lại sức ,chúng tôi cười vui reo hò trong chiến thắng,chúng tôi chia nhau chiến lơi phẩm ,các bạn biết không ,những viên kẹo thơm ,kẹo dừa ,kẹo chuối vv…vv kẹo nào cũng ngon ,chúng tôi được một bửa nhai kẹo rất ngon và “đã đời” (mà không nghỉ đến hậu quả),nhưng rồi tận hưởng chiến thắng chỉ 1 ngày ,hôm sau thằng em út tôi lại kể cho mẹ tôi nghe thế là các bạn biết hậu quả rồi chứ ,tôi và 2 đưá em đồng phạm bị một trận đòn nhớ đời (nhớ cho tới bây giờ luôn),và cũng từ đó thằng em út tôi có luôn biệt danh “Thừa tướng đôn”                                                                                                                                  Mùa Vu Lan 2013
                                                                                                                                               Thiếu Khanh