Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Ảnh hưởng Nghĩa sinh trong công tác giáo dục gới trẻ






Phong-trào Nghĩa-Sinh là một tổ-chức Thanh-Thiếu-Niên hoạt-động thuần-túy Văn-hóa, Xã-hội, Thanh-Niên, Thê-dục thể-thao và Công-nghệ. Gọi tắt là Nghĩa-Sinh, viết tắt là PNS.
- Tại mỗi Quốc-gia, PNS được thành-lập dưới cấp danh một Hiệp-Đoàn. Như tại Việt-Nam, có Hiệp-Đoàn NS Việt-Nam…
- Hiệp-Đoàn Nghĩa-Sinh, viết tắt bằng HNV, là một Hội-đoàn có tư-cách pháp-nhân do Nghị-Định 1195-GDTN/TN/NĐ ngày 31 tháng 7 năm 1968 của Ông Tổng-Trưởng Văn-Hóa Giáo-Dục và Thanh-Niên.
- Danh-từ Nghĩa-Sinh được thâu tóm trong câu: “Nghĩa-Sinh là một tổ-chức Thanh-thiếu-niên phụng sự đại-NGHĨA và SINH-hoạt về mọi lãnh-vực: Văn-hóa, Xã-hội, Thanh-niên, Thể-thao và Công-nghệ”.
- Vì thế, danh-từ Nghĩa-Sinh mang 2 ý-nghĩa:
. Một Hội-Đoàn: Nghĩa-Sinh (bao gồm lý-tưởng ‘Nghĩa’ và môi-trường hoạt-động ‘Sinh’.
. Một Đoàn-Viên: Nghĩa-Sinh (Sinh-viên, Học-sinh làm việc Nghĩa).




Sau khi mẫu thân vĩnh viễn từ giã anh em tôi vào tháng 4 năm Mậu thân (1968), cuộc đời tôi bắt đầu biến đổi lớn. Giữ lời hứa với mẹ, sau khi đổ tú tài 2, tôi thi và được tuyển vào trường Sư phạm Sài gòn ở đường Thành Thái. Sinh hoạt cộng đồng là một bộ môn mới cho các tân giáo sinh nhưng nó lại càng khó khăn với tôi vì tôi chưa hề học âm nhạc . Đọc trên báo Sài gòn thấy Nghĩa Sinh dạy miễn phí chương trình sinh hoạt cộng đồng tại trung tâm Hùng Vương, tôi nộp đơn xin theo học để bổ túc nghề giáo viên của mình . Trong khi theo học, tôi thấy các em Nghĩa sinh vừa đi cứu trợ về, cùng nhau tụ tập và ca những bài tâm ca diễn tả sự thương yêu, đòan kết và xoa dịu vết thương lòng đã thúc đẩy tôi tiến xa hơn trong sinh hoạt cộng đồng và phụng sự xã hội.
Sau khi mãn khóa, tôi đến gặp riêng anh Nguyễn Đình Vinh và huynh trưởng Nguyễn Trung Hiếu bày tỏ tâm sự của mình rồi xin gia nhập Nghĩa sinh . Tôi cũng cổ vỏ các bạn Đinh quốc Hùng, Phạm thế Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn gia nhập Nghĩa sinh. Huynh trưởng Hiếu thành lập tâm sinh viên đầu tiên gồm có anh Quí, bạn Thái, Trương tấn Trung, Đặng Ninh Phương, Đinh quốc Hùng, Phạm thế Hùng và Nguyễn Ngọc Sơn.  Anh Hiếu và anh Vinh hướng dẫn anh em chúng tôi đến cắm trại ở Gò vấp, huấn luyện tâm sinh viên về tôn chỉ, mục đích và 10 điều tâm niệm  Nghĩa sinh:
1. Nghĩa-Sinh kính-tôn Tạo-Hóa, yêu-mến tha-nhân, phụng-sự tổ-quốc, xây-dựng gia-đình, trung-thành với HNV và cải-thiện bản-thân.
2, Nghĩa-Sinh trở nên gương-mẫu cho mọi người bằng đời sống lương-thiện, đơn-sơ, thành-thật và trong sạch từ tư-tưởng, ngôn-ngữ đến hành-động.
3. Nghĩa-Sinh triệt-để phục-tùng quyền-vụ của các huynh-trưởng trực-thuộc, không biện-luận để thoái-thác trách-nhiệm, không hèn nhát khước-từ hình phạt.
4. Nghĩa-Sinh biết tự-trọng để ai cũng có thể tín-nhiệm vào lời nói và việc làm của mình.
5. Nghĩa-Sinh luôn giữ tín-nghĩa với đồng bạn và cư xử lịch-sự với mọi người.
6. Nghĩa-Sinh gọi nhau bằng anh, chị, em; kính-trọng, yêu-thương và nâng đỡ nhau trong mọi lúc.
7. Nghĩa-Sinh gặp gian-khổ vẫn luôn vui tươi, lạc-quan và hăng-hái phụng-sự.
8. Nghĩa-Sinh chung sống hòa-đồng, loại bỏ mọi tị-hiềm, ghen ghét, kỳ-thị, chia rẽ, để trở nên bạn hữu tốt của mọi người.
9. Nghĩa-Sinh sẵn sàng bênh-vực và bảo-vệ uy-tín, danh-dự Nghĩa-Sinh trong mọi lúc bằng lời nói, việc làm và cả cuộc sống của mình.
10. Nghĩa-Sinh tuyệt-đối không phê-bình, chỉ-trích các đoàn thể bạn; phải tìm mọi cách cộng-tác, giúp đỡ và luôn nguyện-xin cho những tổ chức này được phát-triển trong tình huynh-đệ chân-thật.

Trong 1 tuần lễ anh em chúng tôi học cách cắm lều, nấu ăn kiểu dã chiến, cách thức giáo dục thiếu nhi ,giúp đỡ trẻ em mồ côi, nâng đỡ những người tật nguyền, đơn côi, nghèo  khó. Sau đó để  thống nhất với các tâm khác, anh Hiếu đổi tên tâm sinh viên thành tâm X9 .  Tâm X9 là tấm gương cho các em nên mọi hành động của anh em chúng tôi đều được các em học sinh quan sát để noi theo. Tâm chúng tôi cùng những tâm khác đi giúp nạn nhân bị bịnh cùi ở Nha trang. Đoàn Nghĩa sinh trong bộ đồng phục bắt đầu bước lên xe GMC do anh Hiếu mượn của trường công tác xã hội quốc gia để Nghĩa sinh đi công tác  và di chuyển đến phi trường Tân sơn nhất. Từ Sài gòn đến Nha trang anh em Nghĩa sinh ngồi trong chiếc phi cơ C310, cùng nhau vui ca những bài tâm ca, quên đi thời gian đợi chờ. C310 do anh Hiếu mượn từ cơ quan phát triển quốc tế để Nghiã sinh đi công tác xa Sài gòn như Trại cùi Nha trang, giúp phục hồi bịnh viện Huế,  
Khi đến trại cùi Nha trang, anh em Nghĩa sinh bắt tay vào việc chăm sóc và giúp đỡ những người kém may mắn. Riêng tôi, thầm tiếc thương Hàn Mạc Tử. Lúc đó tôi cảm thông những nhọc nhằn đau đớn của thi sĩ họ Hàn.
Những tháng ngày tiếp xúc các em trong trại Tế bần ở Chánh hưng để lại cho tôi nhiều xao xuyến và âu lo cho các em. 
Năm 1969 khi tôi vào trường Đại Học Sư Phạm Sài gòn, tôi vẫn tiếp tục tham gia công tác thiện nguyện với Nghĩa Sinh.


Dưới sự dìu dắt và cổ động của anh Hiếu, tâm X9  mở lớp luyện thi Tú Tài miễn phí cho các em học sinh nghèo hay hoàn cảnh khó khăn ở Trung tâm Nghĩa Sinh đường Hùng Vương : 
Anh Quí và Nguyễn Ngọc Sơn dạy Anh văn
Trương tấn Trung và Đặng Ninh Phương dạy Pháp văn 
Tôi và Đinh Quốc Hùng dạy Toán Lý Hóa 

Có những em từ Thủ đức lên trung tâm để học, tôi nhớ nhất là em Lê đăng Quí. Từ Thủ đức em Quí hàng tuần ghé nhà Đinh Quốc Hùng để chúng tôi dạy thêm. Những em theo học ở trung tâm Nghĩa sinh đều đỗ tú tài.

Khoảng 1969-1970,  khi kiều bào ở Cao Miên hồi hương về Tây ninh, tâm X 9 của chúng tôi lại lên đường tham gia cứu trợ.
Năm  Canh Tý (1972), sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạn, tôi tình nguyện về một vùng quê chưa phát triển, kém an ninh và ngôi trường bị bom đạn, thiêu huỷ sau cuộc giao chiến nặng nề: đó là trường Trung học công lập Đất đỏ, thuộc tỉnh Phước Tuy. Trương tấn Trung và tôi mang những kinh nghiệm từ Nghĩa sinh, dạy cho học sinh trung học công lập Đất đỏ: tổ chức sinh hoạt, ca cộng đồng, cắm lều và chẩn bị cho cuộc cắm trại.
Dưới sự lãnh đạo của ông Hiệu trưởng Trần Ba, anh chị em giáo sư thành lập ủy ban điều hành trại “Dấn thân”  và dìu dắt các em học sinh Đất đỏ đi cắm trại ở bải biển Long Hải . Đó là lần đầu tiên và lần cuối cùng các em học sinh Đất đỏ đi cắm trại trên bờ biển Việt Nam.









Những ngày sinh hoạt ở trại, các em tạm thời quên đi những nhọc nhằn trong lớp, cùng nhau vui đùa với bài hát “đi tàu lửa”:
Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi
Đi đi khắp nơi mà không tốn tiền …



Khắp nơi trong trại, từ sáng đến tối vang lên bài ca “Họp đoàn” với những động tác múa đồng bộ với lời ca rất ngoạn mục:
Nào về đây ta họp mặt cùng nhau
Cuộc đời vui thú có lúc nào thảnh thơi
Anh với em ta cùng sống chung một ngày
Rồi mai này chúng ta lại gặp nhau




Khi màn đêm rơi xuống, nhìn những cánh tay mềm mại của các em múa và hát bài “Trong đêm rừng” của nhạc sĩ Hoàng Quí, không ai không cảm thấy ngậm ngùi khi tiếng hát vang lên dưới ánh lửa hồng:
Rừng muôn cây xanh cao
Âm u ngàn thác lá
Gió lắng xa mênh mông
Ngồi xung quanh phiến đá
Ta khơi lửa đào
Bập bùng, bập bùng trong đêm thâu …




Những tháng ngày dạy học, những tâm niệm của Nghĩa sinh ảnh hưởng rất lớn trong môn sinh hoạt học đường. Tôi áp dụng những kinh nghiệm Nghĩa sinh, tạo cho các em có niềm tin, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và xoa dịu nổi đau thương của những học sinh bất hạnh, mồ côi và nghèo khó . Tôi không ngần ngại chi phí cho những học sinh cần giúp đỡ về tài chính. 
Những ngày nghỉ, tôi về lại Sài gòn và tiếp tục tình nguyện dạy cho nữ học sinh trường mù ở đường Minh mạng, ngã sáu Chợ lớn.

Tôi không những chịu ảnh hưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Thomas Jefferson, John Dewey, và Paulo Freire mà còn chịu ảnh hưởng của Nghĩa sinh trong những tháng ngày với phấn trắng, bảng đen và làm thiện nguyện.

Virginia, đầu năm Tân Mão 2011
Trần-Văn Phét
(cựu SV ĐHSPSG, ban Việt Hán, khóa 1969-1972)




Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Lá vàng



Trời se lạnh lá vàng lung lay động
Muốn lìa cành nhưng luyến tiếc chi đây
Chuyện họp tan ai bày vẽ thế này
Cho lá lại nghẹn ngào trong khóe mắt
Trời vào thu nắng vàng sắp tắt
Lá chênh vênh trong gíó nhẹ ban chiều
Mai lá về cành đến bến cô liêu
Đứng trơ trụi một mình trong hiu quạnh

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

NHỮNG THỨ CẦN PHẢI QUÊN


Làm sau áp dụng được chữ quên
Giải toả trong tâm những muộn phiền
Quên đi đau khổ là sướng nhất
Không nhớ đến chi những hận thù
Quên đi khuyết điểm của người ta
Chẳng nhớ làm chi những mặn mà
Bao nhiêu kỷ niệm đành xóa hết
Quá khứ  một thời của chúng ta
Dang tay đón tiếp người cần giúp
Trút bỏ bên mình lợi cá nhân

Bài viết sau đây đăng trên trang web Nghĩa sinh :


Quên đi những đau khổ: Cuộc đời không ai lúc nào cũng vui vẻ và lúc nào những điều tốt đẹp nhất cũng đến với mình. Khi bạn chia tay với người yêu bạn sẽ giam cầm mình trong đau khổ, trong những lần khóc sướt mướt. Bạn thu mình lại và có những lúc bạn tưởng chừng như trái tim mình vỡ tung ra. Bạn mềm yếu, cảm giác như chỉ có người đó mới đưa bạn ra khỏi cái nỗi đau đó mà thôi. Khi ấy bạn cần phải học cách quên đi người đó, học cách quên đi một người sẽ làm cho trái tim bạn lành lại theo thời gian. Mọi đau khổ sẽ tan biến. Mặc dù với một số bạn sẽ rất khó nhưng chưa thử làm sao chúng ta biết có làm được hay không.
Quên đi những khuyết điểm của người khác: Chúng ta thường dễ dàng giang tay đón lấy những ưu điểm của bạn bè, người thân. Nhưng khi họ có khuyết điểm, chúng ta lại khép tay lại và tránh thật xa họ. Trên đời này chẳng có gì là hoàn hảo, chính bản thân chúng ta cũng là một mảnh ghép của cuộc sống, cũng có lúc phạm phải sai lầm, và có một vài khuyết điểm nào đó. Chúng ta học cách quên đi khuyết điểm của người khác là chúng ta đang học cách hoàn thiện bản thân mình, đang làm cho tâm hồn chúng ta trở nên rộng lượng hơn. Đừng lúc nào cũng nghĩ đến mặt xấu của người đối diện mà hãy nghĩ đến ưu điểm. Vì như thế sẽ làm cho mối quan hệ của bạn và người ta sẽ trở nên tốt đẹp, khăng khít hơn.
Những thứ cần phải quên
Trong cuộc sống của mình, bạn đã học được nhiều thứ, đó là học sự yêu thương, học được cách nhớ nhung một ai đó và bây giờ bạn sẽ học cách quên. Vì trong cuộc sống có những chuyện nên gìn giữ, nên cất giấu nhưng cũng có những thứ cần phải quên đi.

Vậy những gì bạn cần phải quên đi?

Quên đi những đau khổ: Cuộc đời không ai lúc nào cũng vui vẻ và lúc nào những điều tốt đẹp nhất cũng đến với mình. Khi bạn chia tay với người yêu bạn sẽ giam cầm mình trong đau khổ, trong những lần khóc sướt mướt. Bạn thu mình lại và có những lúc bạn tưởng chừng như trái tim mình vỡ tung ra. Bạn mềm yếu, cảm giác như chỉ có người đó mới đưa bạn ra khỏi cái nỗi đau đó mà thôi. Khi ấy bạn cần phải học cách quên đi người đó, học cách quên đi một người sẽ làm cho trái tim bạn lành lại theo thời gian. Mọi đau khổ sẽ tan biến. Mặc dù với một số bạn sẽ rất khó nhưng chưa thử làm sao chúng ta biết có làm được hay không.

Quên đi những hận thù: Ai đó đã lấy đi của bạn một thứ gì đó quý giá, ai đó đã lỡ xúc phạm bạn, ai đó vô tình đã làm bạn đau. Bạn cảm thấy tức giận, bạn cảm thấy lòng hận thù trong mình dâng cao. Nhưng Người ta nói tức giận là lấy sai lầm của người khác trừng phạt chính mình. Cứ mãi nhớ đến những hận thù đó thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bạn. Suốt ngày bạn sẽ dằn vặt bản thân, bạn sẽ tìm mọi cách để trả thù lại người ta nhưng càng suy nghĩ càng khiến cho bạn cảm thấy nặng nề. Tâm hồn bạn sẽ chẳng khi nào được thanh thản. Vậy tại sao bạn không thử học cách quên đi mọi hận thù và dám tha thứ cho những gì người khác đã làm khiến bạn tổn thương. Cuộc sống sẽ đẹp hơn, nhẹ nhõm hơn nếu bạn biết quên đi thứ cần phải quên đấy bạn ạ.

Quên đi những khuyết điểm của người khác: Chúng ta thường dễ dàng giang tay đón lấy những ưu điểm của bạn bè, người thân. Nhưng khi họ có khuyết điểm, chúng ta lại khép tay lại và tránh thật xa họ. Trên đời này chẳng có gì là hoàn hảo, chính bản thân chúng ta cũng là một mảnh ghép của cuộc sống, cũng có lúc phạm phải sai lầm, và có một vài khuyết điểm nào đó. Chúng ta học cách quên đi khuyết điểm của người khác là chúng ta đang học cách hoàn thiện bản thân mình, đang làm cho tâm hồn chúng ta trở nên rộng lượng hơn. Đừng lúc nào cũng nghĩ đến mặt xấu của người đối diện mà hãy nghĩ đến ưu điểm. Vì như thế sẽ làm cho mối quan hệ của bạn và người ta sẽ trở nên tốt đẹp, khăng khít hơn.

Quên đi những kỷ niệm, quên đi quá khứ: Đối với một số người, những kỷ niệm đẹp, những quá khứ êm đềm hay đau khổ sẽ giữ mãi trong lòng để từ đó họ chiêm nghiệm mà sống tốt hơn. Nhưng trong một vài trường hợp, bạn cũng phải cố quên đi quá khứ, quên đi những kỷ niệm. Bạn không thể lúc nào cũng sống trong cái kỷ niệm một thời tay trong tay với người yêu cũ. Bạn cũng không thể sống mãi trong cái quá khứ của một thời tuổi thơ êm đềm hay đau khổ mãi được. Bạn cần phải quên nó đi, bỏ lại nó ở phía sau lưng để bước đi, để lớn lên. Quên ở đây không hẳn bắt bạn quên vĩnh viễn mà là bạn tạm thời cất giữ nó ở một góc nào đó sâu thẳm trong tim để rồi có lúc lấy ra mà nhớ, mà vui, mà buồn. Rồi cũng có thể khi bạn lớn lên một chút bạn sẽ nghĩ về chúng như một cái gì đó quý giá. Bạn sẽ tự cười, “à thì ra mình đã lớn”…

Quên đi lợi ích cá nhân: Ai cũng chỉ biết sống cho mình thì cuộc sống này sẽ trở nên ích kỷ và hẹp hòi, sẽ chẳng còn ai quan tâm đến ai nữa. Bạn phải học cách quên đi cái tôi cá nhân để có thể hoà cùng nhịp sống chung của cộng đồng. Bạn đi mùa hè xanh nhưng luôn chọn những việc nhẹ nhàng, luôn nghĩ cho bản thân. Trước khi làm một việc gì đó bạn luôn nghĩ đến mình sẽ được gì và mình sẽ mất gì. Nếu mất nhiều hơn được, bạn sẽ chẳng bao giờ làm. Triết lý đó sẽ đúng đối với một số trường hợp. Nó sẽ hoàn toàn là ích kỷ nếu đó là làm vì lợi ích cộng đồng, làm vì tập thể. Chắc chúng ta chẳng lạ lẫm gì với những chiếc áo xanh tình nguyện, đêm ngày túc trực nơi bến xe để tiếp sức cho các thí sinh thi đại học. Họ chẳng nề hà một công việc gì dù nắng làm cho cháy da, áo ướt đẫm mồ hôi. Bởi lẽ họ đã quên lợi ích cá nhân mà dốc sức vào lợi ích của tập thể. Cho và nhận đôi khi có thể mang ra để so sánh nhưng không phải lúc nào cũng so sánh được đâu bạn ạ. Có thể bạn sẽ mất nhiều hơn được nhưng đến một lúc nào đấy bạn sẽ cảm thấy cái mất ấy của mình là một điều đáng tự hào.

Và mỗi lúc như vậy, bạn sẽ cất cao tiếng hát “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ về phần ai…”

Nhớ và quên là hai phạm trù trái ngược nhau. Hãy nhớ những cái gì cần phải nhớ và hãy quên đi những thứ đáng phải quên. Chỉ khi quên đi những thứ gọi là “spam” trong tâm hồn mình, bạn mới cảm thấy thật thanh thản. Tâm lý của bạn khi ấy sẽ trở nên cân bằng hơn. Vì ai đó đã nói rằng “trong cuộc sống phải biết thứ gì cần nhặt lên và thứ gì cần bỏ xuống”.

HÃY QUÊN ĐI
Cuộc sống có cái cần quên
Quên đi những thứ cồng kềnh vướng chân
Đỡ phải lo lắng phân vân
Tâm hồn nhẹ nhõm, tinh thần an vui.
Quên đi những chuyện rủi xui
Đau khổ biến mất, chôn vùi khó khăn
Hận thù mất ngủ mất ăn
Cho vào quên lãng, thăng bằng tâm sinh.
Người khác khuyết điểm đừng khinh
Bỏ qua vì thấy chính mình cũng sai
Hướng về viễn cảnh tương lai
Chớ để quá khứ kéo dài ưu tư.
Hẹp hòi, ích kỷ khư khư
Cái tôi quá lớn, loại trừ anh em
Hãy quên đi thói nhỏ nhen
Và hãy tập sống đơn hèn thanh cao.
Quên-nhớ thì trái ngược nhau
Nhớ cái cần thiết, quên mau “rác đời”
Tâm hồn sẽ rất thảnh thơi
Cuộc sống phong phú rạng ngời tình thương.

- Nguyễn Xuân Quang
Nguồn: http://www.nghiasinh.org/?mode=noisan_chitiet&id_bv=702