Sau khi về hưu, cựu giáo sư Toán Trường Trung học công lập Đất đỏ, Trương Văn Sửu đã thành lập ban ca tài tử ở vùng San Jose, USA.
Thầy Sửu tạo nguồn cảm hứng cho ban biên tập sưu tầm về những bài bản và nhạc cụ của cải lương miền Nam.
Ban biên tập chân thành cám ơn website Đọt chuối non, các tác giả sưu tầm, ghi lại hình ảnh trên mạng, cũng như nghệ sĩ Tuấn Dũng ca bài Mời Nghe Vọng cổ do Chí Tâm sáng tác
Qua bài ca này chúng ta có khái niệm về cấu trúc, nguồn gốc của bài ca Vọng cổ
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=ha4OXxaBe98
Lục Huyền Cầm là loại nhạc cụ độc đáo của Việt
Nam được biến cải dựa trên cây đàn Guitar (Guitare Espagnole Moderne) của
phương Tây trong quá trình phát triển của loại hình Âm Nhạc Tài Tử và Cải lương
ở Miền Nam – Việt Nam. Nó còn có tên là Ghita Phím Lõm, Ghita Việt
Nam, Ghita Vọng Cổ.
Lục Huyền Cầm là cả một quá trình thử nghiệm, chọn lọc
với nhiều nhạc cụ phương Tây khác nhau, điều chỉnh, cải biến để phù hợp với loại
hình âm nhạc đòi hỏi những khả năng biểu hiện tình cảm, kỹ thuật đa dạng và
phong phú.
Lục Huyền Cầm ra đời với cái tên đặc biệt này tuy nó
chỉ có 4 dây. Cho đến ngày nay, nó được sử dụng phổ biến với hệ thống gồm 5
dây, đó là cả một quá trình với sự đóng góp của nhiều nghệ nhân danh tiếng
trong làng nhạc Cải lương, Tài tử.
Từ cây đàn Ghita 6 dây ban đầu, người ta khoét các
phím lõm xuống chừng 1 cm, hình bán nguyệt nhằm tạo ra âm thanh khác biệt, tạo
độ ngân rung đặc trưng của ca vọng cổ.
* Thùng đàn: hình tròn dẹt, đường kính 36 cm.
* Mặt đàn: mặt đàn phẳng, làm bằng gỗ thông nhẹ,
xốp, thành đàn thấp khoảng 8,5 cm làm bằng gỗ cứng có lỗ thoát âm, trên mặt đàn
có một bộ phận để mắc dây đàn và một ngựa đàn.
* Dọc đàn (cần đàn): dài 62 cm làm bằng gỗ cứng,
thường dùng gỗ trắc, có tất cả 19 phím bằng kim loại (đồng thau) gắn đàn trên cần
đàn: 12 phím đàn gắn đàn trên dọc (cần đàn) và 7 phím gắn trên cần và mặt đàn.
Trên dọc (cần đàn), khoảng cách giữa hai ô phím, người ta khoét lỗ sâu xuống cần
đàn, để tạo ra hiệu quả âm thanh đặc biệt, như nhấn, rung… thể hiện chữ nhạc
dân tộc Việt Nam rõ nét và sâu sắc hơn.
* Dây đàn: là loại dây kim khí thường là bằng
inox, chạy qua ngựa đàn, kéo lên cần đàn, trước khi xỏ vào trục dây được luồn
qua một miếng xương đặt trên mặt cần đàn. Qua quá trình hình thành và phát triển,
có nhiều hệ thống lên dây như:
1. Dây Xề Bóp: Sòl, Ðô, Sol, Rế;
2. Dây Sài Gòn: (Rề), Sol, Rê, Sol, Rế
3. Dây Rạch Giá: (Rề), Sol, Rê, Sol, La, Mí
4. Dây Tứ Nguyệt: (Rề), La, Rê, La, Rế
5. Dây Lai: (Sol), Rê, Sol, Rê, La, Rế
6. Dây Ngân Giang: Sòl, Rê, Sol, Si, Rế, hoặc Rề, La, Rê, Fa#, La.
7. Dây bán Ngân Giang: Rê, Sol, Rê, Si, Rế
2. Dây Sài Gòn: (Rề), Sol, Rê, Sol, Rế
3. Dây Rạch Giá: (Rề), Sol, Rê, Sol, La, Mí
4. Dây Tứ Nguyệt: (Rề), La, Rê, La, Rế
5. Dây Lai: (Sol), Rê, Sol, Rê, La, Rế
6. Dây Ngân Giang: Sòl, Rê, Sol, Si, Rế, hoặc Rề, La, Rê, Fa#, La.
7. Dây bán Ngân Giang: Rê, Sol, Rê, Si, Rế
Hiện nay hệ thống dây Lai: Rê, Sol, Rê, La,
Rế (có khi 6 dây: Sol, Rê, Sol, Rê, La, Rế) được coi là phổ biến nhất
được sử dụng để biểu diễn, giảng dạy và học tập, đặc biệt hai dây đàn số 1 và số
2 có tiết diện nhỏ hơn dây Ghita bình thường để tạo cho âm sắc mềm mại và thanh
thoát hơn.
* Bộ phận lên dây: có 6 trục để lên dây, mỗi trục
xuyên ngang thành đàn (ở đầu đàn) để mắc dây và lên dây.
* Miếng gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng nhựa
với những ngón gảy, hất, vê, khảy, móc…
Khi dùng chơi nhạc cổ, Lục Huyền Cầm không dùng dây 6.
Dây đàn được lên theo âm giai ngũ cung (pentatonic).
Tư thế đàn:
1. Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu
2. Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay:
2. Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay:
Kỹ thuật tay trái: có ngón láy, ngón luyến, ngón
bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt vì dọc (cần đàn). Ghita Việt
Nam có bàn phím lõm, ngón này thường kết hợp với ngón vê của tay phải.
Ngón rung ngang: còn gọi là rung gân trong, là
cách rung theo chiều ngang của dây, đối với những âm rung có tính chất bắt buộc
và thường xuyên như Xự và Cống trong Hơi Bắc, Xang và Oan trong Hơi Nam thì có
thể đặt dấu rung ở hoá biểu nơi thích hợp trên dòng hoặc khe nhạc. Tùy theo
trình độ và thói quen, người ta có thể xử lý chữ nhạc theo mức độ khác nhau:
rung nhanh và đều đặn gọi là rung mượt, rung nhanh và gợn sóng gọi là rung hột.
Ngón nhấn: là dùng ngón bấm tay trái nhấn dây xuống
để tạo hiệu quả tiếng đàn cao hơn cung bậc bình thường, ký hiệu dấu nhấn ghi
trên nốt.
Ngón nhấn luyến: là ngón nhấn một âm này đến một
hoặc nhiều âm khác có cao độ cao hoặc thấp hơn âm khởi đầu, tất cả đều thực hiện
trên cùng một ô phím. Hiệu quả nhấn luyến tạo cho âm thanh nghe liền lạc, mềm mại
và mang đậm tính dân tộc.
Ngón nhấn rung: là kết hợp giữa ngón nhấn và
rung, ví dụ như Xang và Oan trong Hơi Nam.
Ngón nhấn mượn cung: là tạo một âm nào đó bằng
cách nhấn trước trên cung phím của một bậc âm trước nó, hiệu quả âm thanh nghe
tình cảm hơn so với bấm ngay trên cung phím chính của âm này.
Ngón nhấn láy: là kết hợp giữa nhấn và láy, tùy
theo hình thức láy nó có thể là nhấn láy dài, nhấn láy ngắn, nhấn láy vỗ, nhấn
láy chùm…
Ngón vuốt: là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay
đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp
với ngón vê hay ngón phi.
Bồi âm: là cách sử dụng ngón tay trái chạm nhẹ
vào giữa các phím ở các ngăn V, VII, IX, XII, XVII trong khi tay phải gảy dây
đó ở sát ngựa đàn. Cũng có thể dùng đầu ngón trỏ của tay mặt chạm vào dây cũng
trên các ngăn trên trong khi ngón áp út của tay mặt gảy ngay dây đó. Âm bồi có
hiệu quả nghe như tiếng chuông.
Lục Huyền Cầm được chủ yếu chơi trong dàn nhạc của Cải
Lương, Đờn Ca Tài Tử Miền Nam.