Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Chuyện mùa thu

Tại sao chim lại thường bay theo hình chữ V?
MinhLupin | 08/10/2016 11:08


Vào mùa thu, đàn ngỗng trời bay về phương Nam tránh rét, nếu dựa vào sức lực của mỗi cá nhân, chúng sẽ không thể nào sống sót qua một chặng đường dài như thế.

11.    Đội hình của ngỗng trời




Sở dĩ chúng bay theo hình chữ V như vậy vì nếu bay như thế, khi mỗi con ngỗng phía trước vỗ cánh, nó sẽ tạo ra 1 lực đẩy cho con ngỗng bay sau nó, từ đó tiết kiệm 71% sức lực cho mỗi con nếu so với việc bay tách đàn.
Quá thông minh và đoàn kết phải không nào ?
Bài học: Khi hoạt động nhóm, vì 1 mục tiêu chung, tất cả sẽ cùng có lợi, nhưng việc đó phải dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và không được tồn tại sự ích kỷ, suy nghĩ cho riêng bản thân mình.
Và khi có một đường hướng đúng đắn, thì sự nỗ lực của mọi người mới hiệu quả. Cũng giống như loài ngỗng, để duy trì đội hình, chúng phải giữ tốc độ bay đều nhau, con này tin tưởng con kia, một người vì mọi người.

2. Khi 1 con ngỗng bay lạc khỏi đội hình, cả đàn sẽ bay chậm chờ con ngỗng đó



Nếu con ngỗng bay lạc, nó cũng hiểu việc không có bầy đàn, nó sẽ không thể một mình hoàn thành chuyến đi được, nên dù mệt mỏi, nó cũng nhanh chóng quay trở lại với nhóm của mình.
Đàn ngỗng cũng vậy, dù thiếu 1 con, không ảnh hưởng quá nhiều, nhưng nó vẫn ở lại chờ con ngỗng bay lạc đó, và sẽ giảm tốc độ chung nếu cả đàn có vài con bị mỏi.
Bài học: Đó chính là tinh thần 1 người vì mọi người, mọi người vì 1 người rất đáng quý của loài ngỗng, điều ấy sẽ duy trì tính đoàn kết, sự tin tưởng của từng con ngỗng với đàn của mình.
Khi chúng ta khai trừ 1 thành viên chỉ vì họ yếu hơn 1 chút trong nhóm, có thể sẽ làm các thành viên khác hoang mang và nghĩ có thể mình sẽ là người tiếp theo, và vì vậy sẽ khiến nhóm chúng ta không hoạt động được lâu dài.
Hành trình về phương Nam là rất xa với loài ngỗng, đòi hỏi sự bền bỉ và sự an toàn, chúng ta cũng vậy, khi có 1 mục tiêu lớn, duy trì sự ổn định, niềm tin của từng người trong nhóm là quan trọng nhất, có thế mới đi được tới cuối con đường.

3. Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ bay xuống phía dưới và nhường vị trí dẫn đầu cho con khác.


Đàn ngỗng không hề có danh lợi, chúng thay đổi vị trí dẫn đầu liên tục để tạo sức mạnh cho cả đàn, để đảm bảo tốc độ di chuyển của đàn luôn luôn ở mức cao nhất.
Bài học: Chúng ta thường không được như loài ngỗng, những người ở vị trí cao thường hay cố níu kéo để duy trì việc lãnh đạo, cho dù bản thân không còn năng lực hoặc phù hợp nữa, điều đó sẽ làm hỏng cả 1 đội hình.
Muốn nhóm đi tới hiệu quả, những người lãnh đạo phải có ý thức hy sinh vì nhóm của mình, nếu cảm thấy không còn phù hợp, hãy nhường vị trí đó cho người khác. Sự sống còn của nhóm cũng sẽ là sống còn của bản thân mình !


 4. Khi 1 con ngỗng cảm thấy con phía trước bay yếu, con đằng sau sẽ kêu "cạp cạp" để động viên.


Tốc độ là yếu tố rất quan trọng trong việc di cư của đàn ngỗng, vì nếu chậm chạp để lỡ tiến độ, có thể chúng sẽ gặp phải những khó khăn không ngờ đến, vì vậy đàn ngỗng thường xuyên khích lệ nhau để tất cả giữ được tinh thần tốt nhất.
Bài học : Những lời động viên, khích lệ luôn là rất quan trọng khi làm việc nhóm, nó có thể tăng khả năng mỗi con người lên rất cao, hơn nhiều so với việc hoạt động đơn lẻ.

5. Nếu 1 con ngỗng bị bệnh hay bị thương bị rơi xuống, luôn có 2 con ngỗng rời đàn đi theo con ngỗng đó để chăm sóc. Nếu con ngỗng đó khỏe lại, cả 3 sẽ cùng tìm 1 đàn mới bay qua để ra nhập, nếu con ngỗng đó chết, thì 2 con kia sẽ làm điều đó


Đây là điều đáng cảm phục nhất của loài ngỗng, mặc dù điều này không làm tăng sức mạnh cho cả đàn, nhưng nó nói lên loài ngỗng cũng có tình cảm.
Chúng không bỏ mặc đồng đội khi đã hết giá trị, mà luôn luôn làm những điều tốt nhất cho họ, bất chấp việc bản thân sẽ bị lỡ thời gian và phải chuyển sang 1 đàn mới, điều đó nói lên tính tập thể cực kỳ cao của loài ngỗng.
Bài học: Khi 1 người không còn giá trị trong nhóm, chúng ta vẫn nên đối xử tốt nhất với họ.
Điều đó không giúp tiến độ tăng lên, nhưng lại giúp tăng tính đoàn kết, tăng tình cảm của mỗi thành viên trong nhóm, khiến họ nghĩ họ sẽ không bao giờ bị bỏ rơi, kể cả khi đã không còn giá trị.
Hãy nhìn đàn ngỗng, chúng không hề ngại việc ở lại chăm sóc cho con bị thương, mặc dù điều đó sẽ ảnh hưởng tới bản thân mình, tinh thần đó thật đáng ghi nhận.
Còn đàn ngỗng mới thì sao, chúng cũng chẳng ngại việc nhận những con ngỗng đi lạc, rồi tất cả lại thành 1 đàn ngỗng lớn, đoàn kết và hy sinh vì nhau.
Tại sao loài người chúng ta còn không học theo chúng?