Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Bức thư tâm tình

Bài viết sau đây trích từ tập san "50 năm khóa 2 Sư Phạm Sài gòn"
http://nhungnguoibanspsg.blogspot.com/2015/12/muc-luc-tap-san-50-nam-khoa-2-spsg_23.html
Thứ Tư, ngày 23 tháng 12 năm 2015
Bức Thư Thâm Tình - Hồ Thị Đầm
Bài nầy của chị Hồ thị Đậm (SPSG khóa cấp tốc), viết đã lâu,bằng tiếng Anh(bản gốc ở sau),lúc chị sang Mỷ  năm 199... và đi học lớp ESL (English as Second Language).
Bài nây có 2 điều đang chú ý:
- Nổ lực của 1 GV,tuồi không còn trẻ nữa nhưng vẫn cố gắng học hỏi để có thể hòa nhập với cộng đồng,nơi mình ở.Thật đáng ngưởng mộ
- Tình cảm sâu nặng của Thầy Trò thời trước.


Bức thư thâm tình
Louisville,ngày 14-2-1998
Thầy kính mến,
Hôm nay là ngày “Valentime”, ngày của tình thương. Cô giáo lớp ESL của em bảo cả lớp viết thư thăm người thân, lòng em cảm thấy nhớ Thầy rất nhiều. Những kỷ niệm xa xưa nơi lớp học
nghèo nàn của chúng ta, hiện rõ nét trong đầu óc em. Em vội viết bức thư nầy thăm Thầy.
Em nghĩ Thầy sẽ ngạc nhiên khi nhận bức thư nầy và có lẽ Thầy cũng không nhớ em là ai. Thưa thầy, em là đứa học trò bé bỏng, nghịch-ngợm trong lớp học của Thầy vào năm học 1946-1947.
Thầy nhớ không, vào năm 1945, người Pháp đang cai-trị nước ta. Người Nhựt lúc ấy cũng muốn chiếm nước Việt-nam làm thuộc-địa. Vì thế hai nước nầy đã dùng nước ta làm bãi chiến trường.
Sau trận chiến, nhiều vùng bị bom đạn tàn phá khủng-khiếp, người chết, nhà cháy, gây lắm cảnh đau thương tang tóc!
Em bắt đầu học năm 1946 tại “ Trường Tiểu học Tân châu”, tỉnh Châu-đốc. Trong quận lỵ chỉ có một trường Tiểu học cũng bị bom đạn tàn phá.
Chánh quyền địa phương tạm dùng ngôi đình Châu Phú làm trường học cho chúng em.
Đình rất lớn, có khoảng bảy lớp học, mỗi lớp chiếm diện tích không quá 30 mét vuông; mỗi lớp học sinh ngồi thành từng nhóm, không có vách ngăn và cũng không có bàn ghế cho học sinh, chỉ có bàn viết cho thầy.
Em nhớ rõ, mỗi sáng Thầy đến lớp rất sớm, Thầy quét kỹ sàn  gạch tàu cho chúng em ngồi dù chú lao công đã quét rồi.
Khi vào học, chúng em ngồi thành hàng ngay ngắn trên ô gạch tàu theo qui định của Thầy: Hai chân để phía trước, kê bảng con lên hai đầu gối mà viết. Khi viết vào tập thì chúng em để tập trên bản cong nầy. Thỉnh-thoảng chúng em lại để tập xuống sàn gạch và nằm sắp viết. Chúng em nằm hay ngồi viết tùy ý, Thầy không bao giờ tỏ ra khó chịu hay bực mình, vì Thầy biết rằng chúng
em rất mỏi mệt.
Nhớ lại trong vài tuần lễ đầu, em không chịu vào lớp học vì lớp học trông “ kỳ-dị” quá! Vì vậy, mỗi khi má em đưa em vào lớp, bà phải ở lại với em, khi bà thấy em không chú ý đến bà, bà nhanh
chân lẻn ra khỏi lớp để về nhà. Thấy bà ra khỏi lớp là em khóc thét lên và chay theo ngay. Thầy cũng chạy theo, nắm tay em, Thầy dùng lời dịu ngọt khuyên nhủ em, khiến em ngoan-ngoãn trở lại lớp học.
Không đủ trường và thiếu phương tiện vật chất cho trẻ con theo học, đó là nguyên nhân làm cho dân ta thất học vào lúc đó rất nhiều.
Thầy phải khum lưng hoặc quì gối xuống. Em nghĩ, nếu có người dân của Pháp hoặc Nhựt, họ còn chút lương tri, khi thấy Thầy trò chúng ta đang sinh hoạt trong lớp học như thế đó, họ sẽ hổ thẹn cho việc làm tàn ác, bạo quyền phát xích của nước họ, và chính họ sẽ mất đi niềm tự hào rằng nước họ là một nước văn minh tiên-tiến!
Đất nước ta có nhiều gỗ, thợ mộc cũng thừa, em tự hỏi không biết ông quận trưởng quận Tân Châu lúc bấy giờ, gặp khó khăn gì mà để chúng em, với tuổi quá ngây thơ, phải ngồi “chồm-chỗm” học gần suốt nửa năm ròng rã!
Đầu năm học, Thầy đem tất cả tập vở chúng em về nhà, Thầy bao bìa, dán nhãn và đề tên cẩn-thận cho chúng em. Thầy dùng hai loại mực tím và mực đỏ để viết lên nhãn. Chữ viết của Thầy rất đẹp.
Em thích nhất chữ “ Bài học”, “Bài làm” thầy viết bằng mực đỏ, chữ to, rõ nét, nổi bật lên các dòng chữ khác màu tím. Suốt mấy tháng đầu, Thầy phải gạch hàng đôi lên từng trang giấy cho chúng em dễ viết. Lớp học khá đông, mỗi ngày khi tan học, sau xe đạp của Thầy là chồng tập của chúng em. Em nghĩ, Thầy phải thức đến khuya mới gạch xong chồng tập nầy, dù mỗi ngày Thầy chỉ gạch cho mỗi em một trang giấy!
Thời gian qua đã lâu nhưng hình ảnh và giọng nói thân thương của Thầy đã in sâu vào tâm khảm em, không thể nào quên được. Thầy biết không, khi viết những dòng chữ nầy, em không sao kềm được nước mắt. Thầy đã dùng tình thương để bù đắp sự thiếu thốn tiện nghi của chúng em cũng như xóa bớt nỗi bất hạnh của đám học sinh khờ dại. Với nhiều kinh nghiệm và giàu lương tâm chức nghiệp, thầy đã điều-khiển lớp học tài tình, lúc nào cũng sinh động và trật tự.
 Thầy theo dõi và chăm sóc từng học trò, nhờ vậy, cuối năm học, chúng em được lên lớp tất cả dù sĩ số lớp học khá đông.
Sau nầy em nối nghiệp Thầy. Ở trường Sư-phạm họ có dạy em môn “Luân lý chức nghiệp”, đó là phần Lý Thuyết nhưng hình ảnh sống động nhất, em hằng ghi nhớ và noi theo khi dạy học trò
Thưa Thầy, khi em bắt đầu đi daỵ tai trường Phụng Hiệp với sỉ số 72 em HS, em chưa có kinh-nghiệm, đó là việc khó cho em. Em chán nản, muốn bỏ nghề. Rồi em nhớ Thầy và gương chịu khó của Thầy. Em nghĩ lại: “ Nước chúng ta nghèo không đủ tiền để xây cất trường và trả cho giáo viên nên lớp học phải chứa nhiều học sinh như vậy” Do nghĩ như thế, em cố gắng lên, lần lần em thấy mình dạy dễ dàng hơn. Nhưng làm sao sánh với Thầy được, vì chúng em sau nầy đi dạy trong hoàn cảnh dễ dàng, lớp học tạm đầy đủ tiện nghi.
Suốt bao năm học, kể cả lúc về già đi học lớp ESL nầy, thầy cô giáo dạy em đều có lương tâm chức nghiệp, nhưng Thầy là người dạy chúng em vất vả nhất, Thầy luôn-luôn là người thầy đáng kính
của chúng em và lớp học vỡ lòng thuở xưa là ngôi nhà ấm áp, được xây dựng bởi tình thương của Thầy. Nhớ lại lúc chúng em còn ở quận Tân châu, năm nào chúng em cũng rủ nhau đi chúc tết Thầy.
Gặp lại chúng em Thầy rất vui mừng, Thầy nhắc nhở chúng em cố gắng học hành để sau nầy trở thành người hữu dụng của nước nhà.
Thầy luôn khuyên chúng em lấy đạo đức và tình thương làm phương châm xử thế.
Bây giờ em ở xa Thầy cả nửa quả địa cầu, em không biết sức khỏe của Thầy như thế nào. Em ước mơ Thầy vẫn còn khỏe mạnh.
Có dịp về nước, em sẽ rủ các bạn cùng đến thăm Thầy. Được quây quần bên Thầy, được cùng nhau đến viếng ngôi đình cũ, cây cổ thụ xưa ở sân đình thì thích thú biết bao!
Em xin kính chúc Thầy cùng gia đình luôn khỏe mạnh, may mắn và vui vẻ.
Kính chào Thầy
Học trò cũ của Thầy
Hồ thị Đậm


Dam Ho, 4816 Sunday Dr
Louisville, KY 40219
Louisville, 2-14-1998
Dear teacher,
Today is Valentine’s Day, my ESL teacher asked her students to write a letter to a former teacher or a beloved friend of theirs. I feel like I miss you very much. All my memories in our miserable class come back to my mind very clearly. I am hurriedly writing this letter to you.
I think you will be surprised when you receive this letter, and perhaps you don’t remember me as well.
I was the little mischievous student in your class of the 1946-1947 school year. You remember, don’t you? In 1945 the French colonists were running our country. The Japanese wanted to run our
country too, so there were a lot of battles that happened in our country between them. Guns were firing, shells, bullets were flying about everywhere. French war flights bombed many cities in our
country. That war sowed death and grief, lots of people were killed, and lots of houses were burned!
I started going to school in 1946. In my district capital there was only one elementary school named “Tân châu elementary school”, but it was destroyed by war. The administration had to use a large communal house as a school for us. There were about seven classes in it. There were neither walls to separate our class from others, nor benches for students to sit on. There was only one desk for you, Teacher.
I remember clearly, every day from Monday through Saturday, you would go to school early in the morning to sweep the floor carefully for us to sit on; even though the cleaner had cleaned it before. When we came in, we would squat on the tile floor with rows that you had designed. We would put our small blackboards on our knees to write. When we needed to write down some notes on our copy-books, we would put them on our black boards. Sometimes we laid flat on our stomachs to write. You never chastised us because you knew that it was hard for us to sit and to write that way.
In the first week at school, I didn’t want to study in such class, so every day, when my mother took me to school she had to stay a while with me. A few minutes later, she realized that I wasn’t paying attention her, and quickly she slipped out of the room and went home. When I realized that, I ran behind her and cried. At that time you ran after me and held my hand, with your patience and gentle voice, you persuaded me to get back to my class room and continue to study. There weren’t enough schools in our country, and there wasn’t any comfort or convenience at the schools for children to attend. It was the cause of illiteracy among our people at that time.
It was hard for us to sit on the floor; you had to teach us in bad circumstances too. We sat too low for you to help us to correct our spelling or writing. Sometimes you needed to guide our hands to write new words, you had to bend your back or kneel on the floor. I wonder if there were any conscientious French or Japanese people who stopped by our school at that time, and saw us in those conditions, they would feel ashamed about the cruel war of aggression that their overnments had caused. They would never be proud of themselves and their nation.
There were lots of wood and lots of carpenters in our country. I wonder if our district chief had any difficulties, he let us study in such a class in nearly half of a school year, while we were very young!
I remember clearly, at the beginning of that school year, you used to cover all our books and copy-books and you filled the labels with our names, class, subjects and school year on each copy label for every one of us. You used different ink colors to write on our labels. “Lessons” or “Exercises” you wrote with red ink, those words were very clear, setting them from the other words written in purple ink. During the first few months, you wanted us to write neatly, so you used to draw double lines on each page of our copy-books every day.
When the school day was over, the baggage rack of your bicycle was loaded with a high pile of our copy-books. I think that you went to bed very late after finishing them, although you drew only one page for each student!
Time moved quickly, there were lots of years where we didn’t meet, but your beloved stature and your sweet voice are still in my mind, I will never forget you. You know, don’t you? When I write this letter, I can’t stop my tears from falling. We didn’t have enough convenience in our class; you had made up for that with love and patience. With your care to your innocent students, we didn’t feel unfortunate at all. With your experience and your professional conscience, you conducted your class very lively and orderly. You took good care of everyone, although our class had a large number of students, about sixty. We all passed at the end of that school year.
Later, I continued your job. In my Pedagogy school, my teacher had taught us professional ethic subjects, but those were theories; you were the live image which was recorded in my mind and I did what you taught me. 

Dear teacher, when I was beginning my job, I had to teach in the class with 72 students in one of the remote schools, named “Phụng-hiệp” (Cần thơ). I didn’t have any experience in teaching, it was hard for me. I was tired of my class and I wanted to leave my job. Then I remember you and all the hard work you did for us. I thought about that; “My country is poor, we don’t have enough money for teachers and schools”. So, I tried, tried and tried, little by little I felt my job getting easier. Dear teacher, I could not compete with you in teaching, because I taught students in a much more comfortable class.
Through all the classes which I had attended in my youth and even in my ESL class in America, all my teachers taught me very well, but you taught us very hard. You are always my honest, respectable teacher.Our class was a warm house that you built with the love and conscience of a good teacher.
When I was in Tân châu district, every New Year, my friends and I used to come to your home to wish you a happy New Year. You were very happy. You advised us to study well and you hoped that we would be good citizens and serve our country later and you also advised us to keep morals and kindness as a conduct of life.
Now, I am far away from you, half a globe away. I don’t know anything about your health. I hope you’re still healthy. If I have a chance, I will come back our country. I would invite my friends to visit you. We would sit around you to reminisce on the memories from our class and then we would go to our “Châu phú communal house” with a very big century old tree in its yard and a beautiful canal in front of it.
What a happy meeting it would be!
I wish you and your family good health, happiness and longevity.
Sincerely yours
Dam Ho