Muà hè, mùa của hoa
phượng và
nhạc khúc
của các
chú ve sầu. Năm nào cũng thế, nghe tiếng ve thì thấy hoa Phượng nở. Thấy hoa Phượng đỏ thắm thì nghe tiếng nức nở của ve.
Năm nay,
sự xuất hiện ồ ạt của ve sầu ở miền đông Hoa kỳ, gợi đến bài thơ mà ngày xưa chúng
ta đã học trong chương trình thơ mới. Bài thơ đánh dấu cuộc cách mạng trong thi ca, bài
bác những niêm
luật cổ hủ của thơ Đường, đem lại một làn không khí mới trong thơ ca Việt Nam.
Con ve và con kiến
Ve sầu kêu ve ve
Suốt mùa hè
Đến kỳ
gíó bấc thổi
Nguồn cơn thật
bối rối
Một miếng cũng
chẳng còn
Ruồi bọ không một con
Vác miệng chịu khúm núm
Sang chị kiến hàng xóm
Xin cùng chị cho vay
Dăm ba hạt qua ngày
Từ nay sang tháng ba
Em lại xin đem trả
Trước thu, thề đất trời
Xin đủ cả
vốn lời
Tính kiến ghét vay cậy
Thói ấy chẳng hề
chi
Nắng ráo chú làm gì?
Kiến hỏi ve như vậy
Ve rằng: suốt đêm ngày
Em hát, thiệt gì bác
Kiến rằng: xưa
chú hát
Nay thử múa xem coi ?
Nguyễn văn Vĩnh
dịch
|
La
Cigale et la Fourmi
La
Cigale, ayant chanté
Tout l'été, Se trouva fort dépourvue Quand la bise fut venue : Pas un seul petit morceau De mouche ou de vermisseau. Elle alla crier famine Chez la Fourmi sa voisine, La priant de lui prêter Quelque grain pour subsister Jusqu'à la saison nouvelle. "Je vous paierai, lui dit-elle, Avant l'Oût, foi d'animal, Intérêt et principal. " La Fourmi n'est pas prêteuse : C'est là son moindre défaut. Que faisiez-vous au temps chaud ? Dit-elle à cette emprunteuse. - Nuit et jour à tout venant Je chantais, ne vous déplaise. - Vous chantiez ? j'en suis fort aise. Eh bien! dansez maintenant.
Jean de LA FONTAINE
(1621-1695)
|
Năm 1928 bài thơ Con ve và con kiến xuất hiện trên tạp chí
Trung Bắc Tân Văn. Bài thơ không vần, không niêm luật, không hạn định số chữ, số
câu là mầm móng cho vụ án thơ mới và thơ cũ trong văn học Việt nam . Người ta chỉ
chú tâm về khía cạnh văn học và không mấy ai nghĩ đến cuộc sống thực của con ve.
Ban biên tập thân mời độc giả theo dõi bài viết về sự xuất hiện ồ ạt của con
ve trên miền đông Hoa kỳ năm 2013 được đăng trên trang mạng Nghĩa sinh.
Tin
khoa học: Hàng tỷ con ve sầu sẽ xuất hiện dọc theo 900 dặm bờ
biển từ Georgia đếnNew York vào mùa Xuân 2013 theo chu kỳ 17 năm
một lần. Hằng hà sa số ve sầu lớn lên một cách từ từ dưới mặt đất từ năm
1996, sắp xuất hiện trở lại dọc theo phần lớn vùng duyên hải phía đông Hoa Kỳ để
bắt đầu say sưa ca hát và giao phối vào lúc tái tục chu kỳ đời sống lạ lùng của
chúng.
Khúc nhạc inh ỏi đinh tai nhức óc chúng tạo ra trong khi giao phối, cùng với sự xuất hiện cùng lúc hàng loạt một cách bát thường và các chu kỳ phát triển kéo dài đã làm gây kinh ngạc trong giới khoa học cũng như người thường từ nhiều thế kỷ nay. Tại miền trung bang Connecticut, các ổ đặc biệt dầy đặc của những con ve sầu được gọi là Brood 2, có tên khoa học là Magicicada septendecim sẽ xuất hiện vào cuối tháng 5 hay tháng 6, theo ông Chris Maier, chuyên gia nghiên cứu về các loài côn trùng của Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp Connecticut ở thành phố New Haven.
Ðây sẽ là lần thứ ba ông Maier nghiên cứu về sự xuất hiện của những con ve sầu này – ông đã theo dõi chúng vào năm 1979, và một lần nữa vào năm 1996. Ông nói lần tới chúng quay trở lại vào năm 2030 thì ông sẽ 81 tuổi.
Ông Maier nói lần đầu tiên các chủng loài ve sầu Brood II được khoa học ghi nhận là vào năm 1843.
Sự xuất hiện rất đúng thời điểm đã định của các con ve sầu trưởng thành đo được 1,5 inch hay 38 millimet, hút nhựa cậy, và có cánh bay diễn ra sau một thời gian dài phát triển dưới lòng đất như những con ve non.
Sau khi trưởng thành, con ve đực bắt đầu thực hiện chức năng mà đặc biệt chỉ loài ve được biết tới: đó là những tín hiệu bằng âm thanh rõ nét, hay những “ca khúc” để thu hút đám ve sầu cái.
Ông Chris Simon, giáo sư về côn-trùng học và sinh học tiến hóa tại trường Ðại học Connecticutnói: “Khi rất nhiều con ve tụ tập lại, thì chúng tạo ra tiếng động giống như tiếng máy bay ì ầm. Giống y như những đĩa bay trong một cuốn phim thời thập niên 1950.
Theo ông Simom, khi bất chợt xuất hiện, những chú ve sầu này sẽ thấy rõ “ở các thân cây, các sườn nhà, trên những bụi cây – và thậm chí trên các vỏ xe hơi nữa.
Ðộ tập trung của các con Magicicada - từ hàng chục ngàn cho tới 1 triệu rưởi con con mỗi mẫu, cao hơn nhiều so với các loài ve sầu khác.
Một lý thuyết đằng sau chu kỳ đời sống bền bỉ của chúng là việc chúng xuất hiện thường đưa tới cùng một lúc những con số khủng khiếp tới độ các loài ăn thịt khác, như chim, nhện, rắn và thậm chí cả chó nữa cũng không ăn hết nổi.
Ðể tạo ra những bản hợp ca độc đáo, các con ve đực dùng các bộ phận tạo âm trong bụng để gây ra những âm thanh, trong khi những con ve cái – không có những bộ phận ấy thì rung cánh. Tất cả những tiếng động này đều hết đi vào tháng 7.
Mặc dầu ầm ĩ, những con ve không đốt hay cắn ai, và không có hại cho hoa mầu. Nhưng chúng có thể phá hỏng những cây hay những lùm cây nhỏ, nếu như có quá nhiều con ăn cây hay đẻ trứng trên những nhánh cây, theo một cuộc khảo cứu được đăng trên trang mạng www.magicicada.org
Sau quá trình giao phối, các con ve cái đẻ trứng trên những nhánh cây; trứng nở sau đó trong mùa và những ấu trùng rơi xuống đất và vùi trong đất để lại bắt đầu chu kỳ 17 năm.
Những con ve nhỏ sống bằng chất lỏng trong rễ cây gọi là xylem. Nhưng xylem có rất ít giá trị dinh dưỡng đối với những ấu trùng, và đó là 1 lý do khiến nhiều nhà khoa học nêu ra giả thuyết là những con ve sầu nhỏ định kỳ phát triển chậm như vậy.
Cứ 17 năm 1 lần, vài tuần lễ trước khi xuất hiện, những con ve đào các đường hầm để thoát lên mặt đất. Khi nhiệt độ lên đến trên 64 độ F hay 18 độ bách phân, những những con ấu trùng rời khỏi các đường hầm của chúng thường là sau hoàng hôn, trụ trên một cái cây hay lùm cây nào gần đó, và bắt đầu giai đoạn chót để tiến vào đời sống trưởng thành.
Khúc nhạc inh ỏi đinh tai nhức óc chúng tạo ra trong khi giao phối, cùng với sự xuất hiện cùng lúc hàng loạt một cách bát thường và các chu kỳ phát triển kéo dài đã làm gây kinh ngạc trong giới khoa học cũng như người thường từ nhiều thế kỷ nay. Tại miền trung bang Connecticut, các ổ đặc biệt dầy đặc của những con ve sầu được gọi là Brood 2, có tên khoa học là Magicicada septendecim sẽ xuất hiện vào cuối tháng 5 hay tháng 6, theo ông Chris Maier, chuyên gia nghiên cứu về các loài côn trùng của Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp Connecticut ở thành phố New Haven.
Ðây sẽ là lần thứ ba ông Maier nghiên cứu về sự xuất hiện của những con ve sầu này – ông đã theo dõi chúng vào năm 1979, và một lần nữa vào năm 1996. Ông nói lần tới chúng quay trở lại vào năm 2030 thì ông sẽ 81 tuổi.
Ông Maier nói lần đầu tiên các chủng loài ve sầu Brood II được khoa học ghi nhận là vào năm 1843.
Sự xuất hiện rất đúng thời điểm đã định của các con ve sầu trưởng thành đo được 1,5 inch hay 38 millimet, hút nhựa cậy, và có cánh bay diễn ra sau một thời gian dài phát triển dưới lòng đất như những con ve non.
Sau khi trưởng thành, con ve đực bắt đầu thực hiện chức năng mà đặc biệt chỉ loài ve được biết tới: đó là những tín hiệu bằng âm thanh rõ nét, hay những “ca khúc” để thu hút đám ve sầu cái.
Ông Chris Simon, giáo sư về côn-trùng học và sinh học tiến hóa tại trường Ðại học Connecticutnói: “Khi rất nhiều con ve tụ tập lại, thì chúng tạo ra tiếng động giống như tiếng máy bay ì ầm. Giống y như những đĩa bay trong một cuốn phim thời thập niên 1950.
Theo ông Simom, khi bất chợt xuất hiện, những chú ve sầu này sẽ thấy rõ “ở các thân cây, các sườn nhà, trên những bụi cây – và thậm chí trên các vỏ xe hơi nữa.
Ðộ tập trung của các con Magicicada - từ hàng chục ngàn cho tới 1 triệu rưởi con con mỗi mẫu, cao hơn nhiều so với các loài ve sầu khác.
Một lý thuyết đằng sau chu kỳ đời sống bền bỉ của chúng là việc chúng xuất hiện thường đưa tới cùng một lúc những con số khủng khiếp tới độ các loài ăn thịt khác, như chim, nhện, rắn và thậm chí cả chó nữa cũng không ăn hết nổi.
Ðể tạo ra những bản hợp ca độc đáo, các con ve đực dùng các bộ phận tạo âm trong bụng để gây ra những âm thanh, trong khi những con ve cái – không có những bộ phận ấy thì rung cánh. Tất cả những tiếng động này đều hết đi vào tháng 7.
Mặc dầu ầm ĩ, những con ve không đốt hay cắn ai, và không có hại cho hoa mầu. Nhưng chúng có thể phá hỏng những cây hay những lùm cây nhỏ, nếu như có quá nhiều con ăn cây hay đẻ trứng trên những nhánh cây, theo một cuộc khảo cứu được đăng trên trang mạng www.magicicada.org
Sau quá trình giao phối, các con ve cái đẻ trứng trên những nhánh cây; trứng nở sau đó trong mùa và những ấu trùng rơi xuống đất và vùi trong đất để lại bắt đầu chu kỳ 17 năm.
Những con ve nhỏ sống bằng chất lỏng trong rễ cây gọi là xylem. Nhưng xylem có rất ít giá trị dinh dưỡng đối với những ấu trùng, và đó là 1 lý do khiến nhiều nhà khoa học nêu ra giả thuyết là những con ve sầu nhỏ định kỳ phát triển chậm như vậy.
Cứ 17 năm 1 lần, vài tuần lễ trước khi xuất hiện, những con ve đào các đường hầm để thoát lên mặt đất. Khi nhiệt độ lên đến trên 64 độ F hay 18 độ bách phân, những những con ấu trùng rời khỏi các đường hầm của chúng thường là sau hoàng hôn, trụ trên một cái cây hay lùm cây nào gần đó, và bắt đầu giai đoạn chót để tiến vào đời sống trưởng thành.
- Thông
Tín Viên
Nguồn:
BBC và www.magicicada.org