Tôi không dám phê phán về ngành giáo dục,về khả năng dạy hay trình
độ nhận thức của học sinh hiện thời. Tôi chỉ so sánh với thời kỳ của chúng tôi,
giờ học Việt văn thú vị và rất hào hứng. Tôi hồi tưởng lại những giờ học Văn,
thay vì chúng tôi phải nghiêm trang chăm chú nghe giãng để rồi còng lưng
chép bài "muốn gãy cả tay", chúng tôi được những giờ tranh luận, thoải
mái phát biểu, phản đối hay bảo vệ lập trường của mình. Đó là giờ trần thuyết hay nói đơn giản là giờ thuyết trình.
Trần
thuyết luyện chúng tôi phân tích, mổ xẻ từ 1 bài thơ,
một đọan văn, tiến dần đến một tác phẩm. Thầy cô mong muốn chúng tôi có một
quan điểm riêng, phát triển khả năng nhận xét, tài hùng biện và nhất là sự tự
tin để bảo vệ nhân sinh quan của mình.
Từ năm học lớp đệ ngũ (lớp 8), chúng tôi bắt đầu làm quen với việc
tự nghiên cứu, phê bình 1 bài thơ, 1 đọan văn ngắn. Khi lên lớp cao hơn chúng
tôi phải "tự học" nhiều hơn. Chương trình môn Việt Văn lớp 11 khá cam go, mặc dù chỉ là
những tác phẩm, những nhà văn hay những nhà thơ mà chúng tôi đã học qua năm lớp
9, nhưng nó đòi hỏi chúng tôi phải có nhận thức sâu sắc hơn, tìm hiểu vấn đề xã
hội tinh tế hơn.
Khi chúng tôi học những bài thơ mới, không niêm, không luật, không
vần cố định; nó tạo cho chúng tôi 1 tư tưởng mới, 1 tư tưởng tự do trong thơ do
chính mình sáng tạo. Khi thuyết trình các quyển tiểu thuyết của nhóm Tự
Lực Văn Đoàn, chúng tôi phải "sống" với các nhân vật trong tác
phẩm. Trong quyển “Dưới mắt tôi” thầy Trương Chính nói "Để kết án một chế
độ, dựng lập một chế độ khác, các văn sĩ, thi nhân bấy giờ phải dùng nghệ thuật
tái thiết xã hội An Nam trên một nền tảng vững vàng theo những nguyên tắc
hợp lý và nhân đạo". Do đó; giờ thuyết trình là 1 buổi hội thảo. Chúng tôi
tự do khám phá, phát biểu, bày tỏ quan điểm, lối sống của mình khi "hóa
thân" là những nhân vật trong các tác phẩm ấy.
Năm 1972 chúng tôi học
chương trình Việt Văn lớp 11 với 1 ông thầy còn rất trẻ chỉ hơn chúng tôi vài
tuổi, có bạn còn bằng tuổi thầy. Đó là thầy Trần-Văn Phét vừa tốt nghiệp Đại
học Sư phạm Sài gòn. Có thể nói thầy và học sinh không chênh lệch nhau
mấy về tuổi đời;kém xa các nam sinh lớp tôi về vóc dáng,( nam sinh lớp tôi là dân lao động nên bạn nào cũng như vỏ sỉ), buổi học đầu chưa biết khả năng giãng dạy của Thầy thế nào nên chúng tôi cũng không nể nang thầy chi lắm. Tháng đầu tiên cũng nghe
giãng, cũng chép bài, dần dần phương pháp giãng bài lấy đầu làm đuôi,
lấy đuôi làm đầu,không theo nguyên tắc nào cả,lối dạy theo cảm hứng của thầy đã lôi cuốn chúng tôi, tạo cho chúng tôi những buổi học nhiều thú vị.Càng học,thầy trò càng cảm thông nhau ,thầy đã tìm cách giúp nhiều bạn học sinh Nam lớp chúng tôi được hoản nhập ngủ (khi đến tuổi quân dịch) hoặc giúp các bạn được vào một nghành nào đó để không phải ra chiến trận),thậm chí có vài em đến nhà thầy trọ học.
Đến tháng thứ 2, khi thầy báo tin chúng tôi bắt đầu học Văn bằng những giờ
"Trần Thuyết " thì sự phấn khởi bắt đầu xâm nhập
vào chúng tôi. Chúng tôi biết rằng những giờ thuyết trình sắp tới gay cấn hơn,
áp lực hơn, sẽ "nổ" ra những trận tranh cải "nảy lửa" nhưng
không kém phần hào hứng. Lịch thuyết trình theo thứ tự từng tổ. Lớp tôi được chia thành 4 tổ, mỗi tổ 3 bàn (3
tổ nữ &1 tổ nam). Tổ tôi là tổ 1 nên phải đi tiên phong thuyết trình . Khi
thầy giao tổ tôi thuyết trình tác phẩm Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh, chúng
tôi biết chúng tôi phải vượt qua một bức tường ngăn cách hai thế giới, hai nền
văn hóa Đông -Tây, củ-mới đối lập nhau.
Chúng tôi có 2 tuần để chuẩn bị cho buổi thuyết trình. Chúng tôi
phân công, mỗi đứa tìm tài liệu (mà có tài liệu gì cho cam, 2 hay 3 đứa học
sinh mới có được 1 quyển sách đọc chung). Chúng tôi như những kẻ "vạch lá
tìm sâu".Từ câu văn, câu đối thọai khi diễn tả tâm trạng hay thái độ, hành
động của từng nhân vật đều được chúng tôi soi bằng "kính lúp". Thật
ra chúng tôi chỉ làm theo khuôn mẫu chương trình học vì học sinh mới lớn như
chúng tôi làm sao có đủ trình độ mà phê bình, sửa chữa những tác phẩm của các
nhà văn.
Theo nguyên tắc, trong các buổi thuyết trình, thuyết trình viên công
bố những gì mình nghiên cứu:
-
Nội
dung: tóm lược tác giả, tác phẩm, nêu lên tư tưởng, mục đích của tác giả.
-
Hình
thức: tìm những ưu và khuyết điểm về kết cấu câu văn, từ ngữ, v.v.
-
Kết
luận: bài học kinh nghiệm rút ra từ tác phẩm.
Phần quan trọng và gay cấn hấp dẫn nhất là phần chất vấn: khán giả
hỏi,thuyết trình viên trả lời. Đây cũng là phần "kiếm điểm": có nhiều
bạn chỉ hỏi cho có hình thức nhưng cũng có nhiều bạn muốn nổi bật hay chứng tỏ
mình vượt trội hơn người khác. Có bạn vì ganh tỵ, lợi dụng thời gian chất vấn
nhầm "hạ bệ"nhau. Đôi khi chỉ vì tính háo thắng của tuổi trẻ mà đưa
những vấn đề "tranh luận" thành "tranh cãi"
Do đó; để có được buổi
thuyết trình thành công như dự tính, tổ chúng tôi phải chuẩn bị thật
kỹ, nắm vững mọi vấn đề có liên quan, không những chỉ trong tác phẩm thầy giao
mà chúng tôi còn phải nghiên cứu thêm những tác phẩm nội dung có chủ đề tương
tự. Các bạn cũng biết, tác phẩm Đọan Tuyệt của nhà văn Nhất Linh như tiếng
chuông khởi đầu cho các sự xung đột: giữa hai nền văn hóa Khổng học & Tây học.
Xung đột trong gia đình, xung đột giữa mẹ chồng nàng dâu. Lối giáo dục Khổng nho cổ hủ, bó buộc trong nền luân lý
khắc khổ, chuyên chế, áp bức đã giết chết bao ước mơ, giam hãm những khát vọng
nóng bổng và phản lại bản năng sinh tồn. Ngược lại giáo dục Tây phương mang đến
những ý nghĩ phóng khoáng, lãng mạn, tôn trọng tự do cá nhân. Lạnh Lùng (Nhất
Linh), Nửa chừng Xuân (Khái Hưng),Cô giáo Minh (Nguyễn công Hoan )
vv...cũng có những sự đối kháng giống nhau, nhưng mỗi tác phẩm, tác giả giải
quyết vấn đề theo khuynh hướng khác. Để buổi thuyết trình mình thành công,
chúng tôi phải nghiên cứu thêm nhiều tác
phẩm để so sánh.
Hai tuần trôi qua nhanh chóng: Hồng Việt, Bạch Tuyết
và tôi được các bạn tin tưởng giao phó nhiệm vụ nặng nề này.Chúng tôi gần như thuộc
lòng cả tác phẩm Đoạn Tuyệt. Những câu đọan đối thọai nào nằm trong chương nào,chúng
tôi đều nắm vững. Để bảo vệ quan điểm của mình, lý luận phải vững chắc và chứng
minh chính xác và nhanh nhẹn vì thời gian không cho phép lật từng trang để tìm.
Nhường bục giãng cho chúng tôi, khu vực mà chúng tôi tôn trọng chưa
bao giờ dám đặt chân lên,vậy mà hôm nay 3 đứa tôi như quan tòa, chiểm chệ ngồi
lên đó một cách tự tin nhưng trong bụng thì đánh lô tô, mồ hôi thì tuôn như tắm.
Ông thầy nhảy phóc lên cửa sổ ngồi xem chúng tôi "diễn hài".
Sau những ngày chuẩn bị khá công phu, chúng tôi dùng những
lời văn trau chuốt, súc tích, bố cục chặt chẻ để trần thuyết . Sau khi trình bày xong những
phần diễn thuyết, không có bạn nào bắt bẻ, chúng tôi xem như đi được 1/3 đoạn
đường. Bây giờ mới đến phần cam go nhất: phần tranh luận. Chúng tôi ai ai cũng biết đây là phần "kiếm
điểm" rất dễ dàng, có đặc câu hỏi thì có điểm,và ai ai cũng biết rằng: nếu
gây khó khăn cho chúng tôi thì cũng sẽ bị chúng tôi "trả
thù"trong những lần thuyết trình sắp đến. Hơn nữa mục đích của chất vấn chỉ là "kiếm
điểm"nên chẳng bạn nào "dại dột" đối đầu với chúng tôi (nhóm
chúng tôi thuộc thành phần có máu mặt của lớp,nhất là môn Việt Văn). Các
bạn đặt câu hỏi chất vấn, chúng tôi trả lời, biện luận trôi chảy. Mọi việc diễn
ra êm đẹp gần như dự đoán của chúng tôi.Thành công tưởng như cầm chắc trong tay
vì thời gian đã gần hết, bất ngờ có 1 bạn không biết vì ganh tỵ với chúng tôi
hay muốn "lấy điểm" với thầy, hay muốn chứng minh trình độ kiến thức,biện luận
vượt trội hơn chúng tôi, bạn ấy (là bạn nữ bây giờ tôi vẫn nhớ rất rỏ
nhưng xin dấu tên) đứng lên chất vấn:
- các bạn nghỉ thế nào về hành động cô Loan ,ngày đầu tiên về nhà chồng đã đạp đổ hỏa lò lửa.
Ba đứa chúng tôi nhìn nhau, tôi tự nhủ "gây sự rồi đây", muốn giữ hòa khí và nhanh chóng kết thúc buổi thuyết trình của chúng tôi, tổ tôi dành cho Bạch Tuyết trả lời. Tuy nhiên sự ôn hòa của chúng tôi càng khiến bạn ấy áp đảo, cuộc tranh luận càng lúc càng sôi động và "cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng". Để "nốc ao" đối thủ và chấm dứt cuộc tranh cải, tôi phản pháo:
- các bạn nghỉ thế nào về hành động cô Loan ,ngày đầu tiên về nhà chồng đã đạp đổ hỏa lò lửa.
Ba đứa chúng tôi nhìn nhau, tôi tự nhủ "gây sự rồi đây", muốn giữ hòa khí và nhanh chóng kết thúc buổi thuyết trình của chúng tôi, tổ tôi dành cho Bạch Tuyết trả lời. Tuy nhiên sự ôn hòa của chúng tôi càng khiến bạn ấy áp đảo, cuộc tranh luận càng lúc càng sôi động và "cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng". Để "nốc ao" đối thủ và chấm dứt cuộc tranh cải, tôi phản pháo:
-Muốn xóa bỏ một hủ tục, một chế độ phong kiến, lạc
hậu đã thống trị xã hội hàng ngàn năm, không thể chỉ trong khoảng thời gian
ngắn mà phá bỏ được, lại càng không thể chỉ cần "đá" 1 cái là
'đổ" tất cả. Cô Loan thường tự hào mình là dân học thức, tân thời, văn
minh v.v. nhưng mới ngày đầu tiên bước
chân về nhà chồng, lại có thái
độ của thứ mất dạy, vô giáo dục không phù hợp với phong tục người Việt Nam. Nhà
trưòng nào dạy cho cô ta hành động như thế.?
Tôi càng nói càng to tiếng, càng gay gắt (chắc lúc ấy tôi giống
như trâu điên sẵn sàng húc bất cứ ai cản đường). Cả lớp bất ngờ, đối thủ tôi lúc đó
như Từ Hải chết đứng. Ông thầy cũng giương mắt nhìn tôi, một sự im lặng
bao phủ....thời gian như dừng lại...và rồi có tiếng cười cất lên. Thầy từ cửa
sổ nhảy xuống khoát tay báo hiệu cuộc chiến chấm dứt, buổi thuyết trình
của tổ chúng tôi kết thúc như thế đó (tôi đố các bạn trận chiến này ai
thắng cuộc).
Cũng từ đó,mỗi tháng lớp chúng tôi có 1 tổ thuyết trình luân phiên
nhau, những tác phẩm văn học được chúng tôi đưa lên bàn mổ xẻ, phải nói
là rất thú vị và hửu ích. Cho nên những giờ học của môn Việt Văn hấp dẫn chúng
tôi rất nhiều. Cho đến bây giờ hơn 40 năm, khi thầy trò gặp nhau sau khoảng
thời gian xa cách, những bài thơ,những đọan văn chúng tôi đã học vẫn còn in sâu
trong tiềm thức.
Khi ngồi viết những dòng này, tôi tưởng
như mình đang sống lại thời cắp sách xa xưa. Hình ảnh thầy cô,bạn bè như đang
trước mặt. Nhớ lắm các bạn của tôi ơi.!!!
Hè 2013Nhất chi Mai