Người Việt ta từ ngàn năm xưa đã có chữ viết riêng.
Chữ Việt cổ là loại chữ tượng thanh, ghép những chữ cái thành từ. Chữ Việt
có trước cả chữ Hán hàng ngàn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học Việt nam đã có những khám phá và còn tiếp tục truy tìm.
Cùng với các nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học Pháp, Anh, Mỹ, Tiệp và nhất
là Trung Hoa (Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu) đều khẳng định người Việt đã có chữ
viết riêng từ trước kỷ Công nguyên (BC).
Bộ chữ này lưu lại trong nền văn hóa tiền Việt – Mường.
Trên các mặt Trống Đồng và nhiều di vật cổ xưa khác đã được khai quật ở Bắc bộ,
Bắc Trung bộ và rải rác ở vùng cực bắc biên giới Việt Nam, đều có một dạng ký
hiệu giống nhau, những hình con nòng nọc là những tự dạng, biểu tượng để ghi
chép lại những âm thanh cấu thành từ ngữ. Đó chính là chữ Việt cổ, bộ chữ Việt
cổ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt từ ngàn xưa.
Tổ tiên chúng ta đã từng phải sống qua một quá trình
đô hộ lâu dài của Trung Hoa, với âm mưu hủy diệt nền văn hóa Việt Nam, chúng đã
bắt dân ta dùng chữ Hán để bức tử, tuyệt diệt với chữ Việt cổ, với mục đích đồng
hoá dân tộc. Chữ viết tiếng Việt (bộ chữ Khoa đẩu) thời bấy giờ là đối tượng bị
Trung Hoa hủy diệt trước nhất, bởi nó phản ánh tư tưởng, linh hồn, văn hóa của
dân tộc Việt.Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng gọi toàn dân đứng lên
chống Tàu được viết bằng chữ Khoa đẩu, chữ Việt cổ.
Trong sách Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận.... " Sách này còn viết rằng: "Mã Viện sau khi dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, đã tịch thu các trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và đúc cột đồng Mã Viện."
Sử xưa cũng ghi lại rằng: " Sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị chính sách đồng hoá. Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp đã bắt đốt hết sách Việt tộc, nhà nào cất giữ, lưu truyền thì bị giết hại. Các trống đồng Việt tộc bị Mã Viện tịch thu (năm 43), tiếp theo sau là cuộc cướp phá, tiêu hủy sách vở Việt tộc của nhà Minh đầu thế kỷ 15…"
Với chính sách tận diệt văn hóa Việt như trên, chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, đã bị xoá sạch, vì thế không thể phổ biến được cũng là điều dễ hiểu.
Trong sách Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận.... " Sách này còn viết rằng: "Mã Viện sau khi dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, đã tịch thu các trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và đúc cột đồng Mã Viện."
Sử xưa cũng ghi lại rằng: " Sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị chính sách đồng hoá. Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp đã bắt đốt hết sách Việt tộc, nhà nào cất giữ, lưu truyền thì bị giết hại. Các trống đồng Việt tộc bị Mã Viện tịch thu (năm 43), tiếp theo sau là cuộc cướp phá, tiêu hủy sách vở Việt tộc của nhà Minh đầu thế kỷ 15…"
Với chính sách tận diệt văn hóa Việt như trên, chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, đã bị xoá sạch, vì thế không thể phổ biến được cũng là điều dễ hiểu.
Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, viết bằng chữ
Khoa Đẩu.
Chữ Việt cổ trên thân Trống Đồng Lũng Cú.
Tuy nhiên, với chí khí bất khuất của người Việt,
luôn khát vọng độc lập tự do, ông cha ta từ chữ Hán tượng hình đã chế tác ra thứ
chữ Nôm để sử dụng, nhằm mục đích giữ gìn nền văn hoá Việt Nam cận đại và bản sắc
văn hóa thuần túy dân tộc Việt.
Nhìn chung Việt Nam vào thời điểm lịch sử cổ, trung
đại, vẫn chưa chính thức có trường lớp nào dạy nói và viết tiếng Việt. Người Việt
chúng ta ngày xưa đa số được học (nói) tiếng Việt ngay từ lúc lọt lòng mẹ,
trong sinh hoạt gia đình và thông qua những giao tiếp hàng ngày ngoài xã hội là
chính. Ở giai đoạn này chữ viết vì chưa truyền bá phổ thông trong dân chúng nên
các câu Ca Dao, Tục Ngữ,Thơ ngắn, dài (1) nhờ có vần, có điệu,
nên mau thuộc và dễ nhớ; là loại văn chương ca dao truyền khẩu được phổ biến rộng
rãi trong nhân gian và ngày càng phong phú, súc tích.
Trong quá trình xã hội phát triển, dân tộc Việt Nam
ta đã tiếp xúc giao lưu với nhiều dân tộc khác. Trong tiếp xúc trao đổi thông
tin với nhau, vấn đề học hỏi và hiểu rõ ngôn ngữ của nhau trở nên nhu cầu cần
thiết.
Vào thế kỷ XV. Sứ thần Trung Quốc đã phải nhờ đến
các cơ quan phiên dịch ở Trung Quốc như Hội thông quán, Tứ Di quán, Tứ Dịch
quán làm nhiệm vụ phiên dịch mỗi khi giao tiếp với Việt Nam. Các cuốn từ vựng đối
chiếu tiếng Hán với một số thứ tiếng khác được lần lượt biên soạn, trong đó có
cuốn An Nam Dịch Ngữ (*) là cuốn từ điển dùng để đối chiếu tiếng chữ Hán với chữ
tiếng Việt.
(*) An Nam Dịch Ngữ là bản từ vựng dùng cho cơ
quan hành chánh (nhà Minh) đặc trách giao dịch với Việt Nam từng phải triều cống.
Giai đoạn năm 939, thời Vua Ngô Quyền lập quốc, các
triều đại Vua Việt Nam đã mượn chữ Hán (chữ Nho) để sử dụng trong hành chánh, học
thuật. Tuy nhiên, người Việt vẫn nói tiếng Việt, không công nhận chữ Hán (chữ
Nho) là quốc ngữ. Tổ tiên ta luôn tìm cách sáng tạo ra quốc ngữ
riêng và đã dựa trên chữ Hán để chế ra chữ Nôm. Chữ Nôm được ghi nhận
chính thức xuất hiện vào thế kỷ 13, khi quan Hình Bộ Thượng Thư: Nguyễn Thuyên,
triều Trần Nhân Tông (1279-1293), làm bài văn “Tế cá sấu” (2) bằng chữ
Nôm. Vào thời nầy, chữ Nôm được xem là Quốc ngữ bên cạnh chữ Nho, nên tập thơ
chữ Nôm của Chu Văn An (1292–1370) được ông gọi là Tiều ẩn quốc ngữ thi tập (Tập
thơ quốc ngữ). Đoạn Trường Tân Thanh (Kim Vân Kiều) của thi hào Nguyễn Du, là một
trong những tiêu biểu hàng đầu những thành tựu đáng kể của chữ Nôm đã
đóng góp cho nền văn hoá Việt Nam cận đại.
Tuy nhiên, chữ Nôm vì được cấu tạo trên căn bản chữ
Nho, nên khi muốn học chữ Nôm thì phải biết chữ Nho (chữ Hán).Vì vậy chữ Nôm
khó học, không phổ thông trong dân chúng, và ít được sử dụng rộng rãi.
Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kim Vân Kiều) của thi
hào Nguyễn Du
(Sách cổ viết chữ Nôm)
Đến giai đoạn thế kỷ 16, năm 1533. Khi các nhà
truyền giáo phương Tây đến Việt nam để truyền dạy ĐạoThiên Chúa, các giáo sĩ đã
nghiên cứu, và soạn ra bộ chữ từ chữ La tinh để viết và cách phiên âm tiếng Việt,
dùng cho việc giảng đạo bằng ngôn ngữ Việt . Từ bộ chữ này đã trở thành Chữ Quốc
Ngữ. Đây cũng là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất, có tính chất quyết định đã
giúp cho ngôn ngữ Việt, và nền Văn Hóa Việt Nam được phát triển nhanh
chóng.Các giáo sĩ, tu sĩ Jesuit (Dòng Tên) http://en.wikipedia.org/wiki/Jesuit Người
Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. Sử dụng
chữ cái La tinh để ghi chép, phiên âm Tiếng Việt.Năm 1618, linh mục Francisco
De Pina cùng với linh mục Phêrô, đã dịch Kinh Lạy Cha và các Kinh căn bản khác
sang tiếng Việt, có thể xem đây là khởi đầu cho việc soạn thảo chữ Quốc ngữ.
Các Linh mục tương đối hoàn tất hệ thống chuyển mẫu tự La-tinh thích hợp với
cách giọng phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Nhưng giai đoạn nầy chưa được đầy
đủ.
Bản Kinh lạy Cha được viết tay năm 1632 nguyên bản
như sau:
Người có công hoàn thiện công trình này là Giáo sĩ
Alexandre de Rhodes (Tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La , Ngữ pháp tiếng An Nam,
và “Bài giảng giáo lý Tám ngày” đầu tiên xuất bản vào năm
1651.
Từ điển Việt-Bồ-La
Phép Giảng Giáo Lý Tám Ngày (trang đầu)
Hình bìa “Sách Phép Giảng Giáo Lý Tám
Ngày”
Ðây là sách giáo lý được biên soạn để giúp cho các
cha truyền dạy giáo lý tại Việt Nam. Cuốn sách được in bằng hai thứ tiếng: La
tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch đôi từ trên xuống
dưới: Bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh, bên tay phải là chữ Việt.
Ðể người đọc dễ dàng đối chiếu song ngữ. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes - Ðắc Lộ,
đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La, Việt, rồi chính giữa
trang sách cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần La-Việt song song. Cuốn sách gồm
có 319 trang. Sách không chia ra từng chương, mà lại chia theo từng ngày
học (Tám ngày), được trình bày in ấn có tính cách như một giáo trình sư phạm.
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes
Giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Sinh năm1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư). Ngài đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630). Ngài là người có công rất lớn trong việc hệ thống hoá chữ viết tiếng Việt. Nhờ đó mà chữ Quốc Ngữ được hình thành và trở thành hệ thống có quy tắc và khoa học, dễ viết, dễ phát âm, dễ học. Nhìn chung, sự hình thành Quốc ngữ không phải do công sức cá nhân của một giáo sĩ, mà là công sức tập thể của nhiều giáo sĩ thuộc nhiều nước khác nhau, nhiều thế hệ khác nhau, đã đến truyền đạo tại Việt Nam. Và trong đó còn có sự đóng góp trực tiếp nhưng âm thầm của rất nhiều giáo sĩ Việt Nam và đồng bào giáo dân lúc bấy giờ.
Chữ Quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỷ 17 (1651) ở Việt Nam nhờ công lao tâm trí của các Tu sĩ truyền giáo, nhưng bị giới hạn chỉ dùng để giúp các Cha giảng, truyền đạo. Vì lúc ấy triều đình phong kiến Việt Nam, đàng Trong lẫn đàng Ngoài với chính sách cấm đạo, và giết hại Giáo sĩ nên chữ Quốc ngữ đã không thể phát triển, truyền bá rộng rãi.
Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ
được hoàn chỉnh có thể chia làm 3 giai đoạn sau:
(Trích đoạn trong sách Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ -
Nghiên cứu của linh mục Ðỗ Quang Chính, do nhà sách Ra Khơi xuất bản tại Sài
gòn năm 1972).
Giai
Ðoạn Sơ Khởi (1620-1626):
Các nhà truyền giáo Âu Châu đã đến Hà Tiên và Thừa
Thiên từ giữa thế kỷ 16. Nhưng mãi sang đến đầu thế kỷ 17 những hoạt động truyền
giáo này mới được ghi lại khá đầy đủ. Khởi đầu, các nhà truyền giáo đã đến Hội
An để giúp đỡ các giáo hữu người Nhật. Hội An (Hội Phố) thời ấy là một cảng
buôn bán sầm uất, với những phố riêng cho người Nhật và người Hoa.
Theo sách cũ, người Âu Châu đầu tiên thạo tiếng Việt
là linh mục Francisco de Pina, người Bồ Ðào Nha (Portugal) (3) . Năm 1620, với
sự công tác của người bản xứ, các tu sĩ Dòng Tên (Jésuite) tại Hội An đã soạn
thảo một sách giáo lý bằng chữ Nôm. Từ năm 1621 trở đi, các nhà truyền giáo đã
bắt đầu chuyển qua mẫu tự abc những địa danh, tên tộc, và từ-ngữ Việt trong những
bản tường trình cho giáo hội về hoạt động của họ.
Dựa vào những tài-liệu viết tay còn được lưu trữ,
trong giai-đoạn sơ khai của chữ Quốc Ngữ, các chữ thường được viết liền và
không có đánh dấu. Thí dụ:
- Annam = An Nam
- Unsai = Ông Sãi
- Ungue = Ông Nghè
- Bafu = Bà Phủ
- doij = đói
- scin mocaij = xin một cái
- Sayc Chiu = Sách chữ
- Tuijciam, Biet = Tôi chẳng biết
Giai
Ðoạn Hai (1631-1648)
Những tài-liệu viết tay trong giai-đoạn này, đặc biệt
là của linh mục d’Amaral, cho thấy chiều hướng mới trong cách viết chữ Quốc Ngữ.
Các chữ được viết cách ra và đã được bỏ dấu. Nhiều chữ được viết như ta hằng thấy
ngày nay. Thí dụ như:
· Nghệ An
· Bố Chính
Nhiều chữ nhìn tương tự nhưng có lối đánh vần và bỏ
dấu hơi khác
· Thính hoa: Thanh Hóa
· oũ bà phủ: Ông bà Phủ
· hụyen: huyện
· sãy: sãi
Ngoài những bản tường trình, giai đoạn này còn có ba
tài-liệu quan-trọng khác. Một là biên-bản hội-nghị năm 1645 của 35 linh mục
Dòng Tên tại Macao để xác nhận mô thức rửa tội bằng tiếng Việt Nam (4) . Hai là
cuốn tự-điển Việt-Bồ-La của linh mục Gaspar d’Amaral (Diccionário
anamita-português-latim). Ba là cuốn tự-điển Bồ-Việt (Diccionário
português-anamita) của linh mục Antonio Barbosa (5) .
Ðến năm 1972, biên bản cuộc hội nghị được lưu trữ tại
Văn Khố Dòng Tên tại La Mã (6) . Còn hai cuốn tự-điển kia, lúc đầu được tàng trữ
tại Văn Khố Dòng Tên tỉnh Nhật Bản tại Macao, đã mất tích sau các cuộc di chuyển
của văn khố này từ Macao qua Manila (Phi Luật Tân), từ Manila qua Madrid (Tây
Ban Nha). Sở dĩ chúng ta còn biết đến hai cuốn tự-điển này là vì chính Ðắc Lộ,
trong lời tựa của cuốn tự-điển mà ông xuất-bản năm 1651, đã viết rõ là ông đã
dùng hai cuốn tự-điển trên để soạn-thảo cuốn tự-điển của mình.
Giai
Ðoạn Ba (1649-1651):
Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự thống nhất cách
viết chữ Quốc Ngữ và việc ấn hành hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của Ðắc Lộ
(7) . Hai cuốn ấy là:
· Dictionarivm annamiticvm, lvsitanvm, et latinvm,
ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lvcem editvm. Ab Alexandro de
Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario
Apostolico, Roma, 1651, in-4°
· Cathechismvs pro iis, qui volunt suscipere
Baptismvm, in Octo dies diuisus. Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa
tọi, ma /beào (8) đạo thánh đức Chúa blời. Ope Sacrae Congregationis de Propaganda
Fide in lucem editus. Ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque
Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4° . (Hết phần
trích dẫn)
Toàn Quyền Đông Dương Martial Merlin (hình bên phải )
Mãi cho đến ngày 18 tháng 9 năm 1924 (Giai đoạn Pháp
thuộc), toàn quyền Đông Dương Martial Merlin (1923-1925) đã ký quyết định
chính thức cho dạy chữ Quốc Ngữ ở ba năm đầu cấp tiểu học, được phổ biến rộng
rãi toàn quốc. Sự ra đời và truyền bá chữ Quốc ngữ mọi nơi, trong các trường học, đã
giúp cho người Việt Nam,dễ dàng học hỏi, nghiên cứu khi tiếp xúc với văn hoá
phương Tây qua sách báo, nâng cao nhận thức, dân trí phát triển cao hơn và
nhanh hơn so với các nước trong vùng.
Cũng nhờ từ đấy, người Việt, tiếng Việt đã thật sự
hoàn toàn thoát được ảnh hưởng chính sách Hán hóa của Trung Hoa đã đô hộ nước
ta trong suốt gần 1000 năm.
Học sinh trường Công giáo tỉnh Nam Định:
Tinh thần sĩ phu (Nho giáo) xưa, ít nhiều bị lệ thuộc
chẳng những Nho giáo mà cả văn hóa Trung Hoa. Việc bãi bỏ Nho học và thay
đổi chữ viết từ chữ Nho (chữ Hán ) sang Quốc ngữ, đã giúp Việt Nam chấm dứt
vĩnh viễn giai đoạn lệ thuộc chữ Hán và văn hóa Trung Hoa.
Vì đắm chìm lâu đời trong văn hóa Trung Hoa, nên có
người lầm tưởng rằng văn hóa Trung Hoa là văn hóa dân tộc, và những anh hùng,
liệt nữ Trung Hoa là khuôn vàng thước ngọc cho văn hóa Việt, lịch sử Việt. Các
tác giả chữ Nho xưa thường dùng điển tích về những vua quan, anh hùng, thần
thánh, phong tục, tập quán của Trung Hoa để làm mẫu mực cho người Việt.
Nhưng từ khi có chữ Quốc ngữ, dân tộc Việt Nam thoát
ra khỏi văn hóa Trung Hoa, nhiều người mới có cơ hội tìm thấy lại cội nguồn, trở
lại bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ đấy, nền văn hóa dân tộc càng
ngày càng được đề cao trong nền văn học Quốc ngữ, trong Sử sách giáo khoa:
Hai Bà Trưng, Triệu Nữ Vương, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Lê Lợi,
Quang Trung mới là những anh hùng đích thực, những tấm gương sáng trong lịch sử
của người Việt Nam.
Trường dạy Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam
-Trường Trung học Adran (Collège
d'Adran) (3) Là trường dạy Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam được các linh
mục mở ở Sài gòn từ năm 1861 - 1887.
-Trường ADRAN Sài Gòn, đến năm 1954 được chia thành 2
Trường Trung Học : Trung học Võ Trường Toản và Trung học Trưng Vương.
Hình một lớp học trong buổi thực nghiệm ngoài trời:
Hình một lớp học trong buổi thực nghiệm ngoài trời:
Chấm dứt thời kỳ của nền giáo dục chữ
Hán, chữ Nôm: Lối học từ chương.
Một lớp học trong giờ Địa lý:
Hình Thầy đồ và các học sinh ngày xưa:
Giấy Khai Sinh năm 1938 còn sử dụng 4 ngôn ngữ (Hán,
Nôm, Quốc ngữ và Pháp):
Khi nói đến chữ Quốc ngữ, và Báo Chí Việt Nam thì
cũng không thể quên công lao của Ông Trương Vĩnh Ký, ông là người đầu tiên sáng
lập, khai sinh nền Báo Chí Quốc ngữ của Việt Nam, ông là Tổng biên tập tờ Gia
Định Báo in chữ Quốc ngữ đầu tiên:
Ông Pétrus - Trương Vĩnh Ký đã viết một bài khuyến
khích việc học chữ Quốc ngữ, trong đó có đoạn như sau:
“…Thầy Ký dạy học có làm sách mẹo (văn phạm) dạy tiếng
Lang Sa (Pháp), có làm ra chữ Quốc ngữ (sic) để người ta dễ học. Những người ký
lục (thư ký) giỏi cùng siêng năng sẽ lo mà học chữ quốc ngữ vì có hai mươi bốn
chữ và viết đặng muôn ngàn chuyện, chữ chi mắc rẻ (khó dễ) cũng viết đặng,
không phải như chữ Tàu học già đời mà còn có chữ lạ viết không ra, ở đây có Phủ
Tường (Tôn Thọ Tường) đã học đặng chữ Quốc ngữ, viết đặng, đọc đặng. Chữ ấy chẳng
khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết…”
Ông Trương Vĩnh Ký là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học,
nhà giáo dục, và chuyên khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.Với tri thức
uyên bác, am tường và nhiều cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim
Đông Tây, nên ông được: - Tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp.- Được nêu tên
trong Bách khoa Tự điển Larousse
http://www.larousse.fr/archives/pages/recherche.aspx?keyword=Truong%20Vinh%20Ky,
Đứng vào vị trí " Toàn Cầu Bác Học Thập Bát Quân Tử" tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới trong thế kỷ 19.- Đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới, ông viết và đọc thông thạo 27 ngoại ngữ, một nhà thông thái biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam... (4) Ông đã để lại cho kho tàng Văn học Việt Nam hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật...
Mãi đến thời gian gần đây, phần tượng lịch sử còn
lại của ông được đem ra triển lãm "mỹ thuật" trong Bảo Tàng
Mỹ Thuật TP HCM.
Các nhà khoa bảng, trí thức, cách mạng như Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, kết hợp với nhiều nhà
trí thức cấp tiến thời đó, khởi xướng ra các phong trào Duy Tân, Đông Du nhằm vận
động cải cách văn hóa, chính trị trên toàn quốc, kêu gọi bãi bỏ Nho (Hán) học,
kêu gọi việc học Quốc ngữ để nâng cao dân trí, với lý do đơn giản: Quốc ngữ dễ
học, dễ viết, dễ phổ cập hơn chữ Nho (Hán). Các ông đã vận động mở trường dạy
quốc ngữ khắp nước, rầm rộ nhất là ở Quảng Nam (1905), Bình Thuận (Trường Dục
Thanh, 1907) và Hà Nội (Đông Kinh Nghĩa Thục,1907). Trong một bài thơ khuyến
khích việc học quốc ngữ của Đông Kinh Nghĩa Thục, có đoạn viết:“… Chữ quốc ngữ
là hồn trong nước, Phải đem ra tỉnh trước dân ta, Sách các nước, sách Chi-na,
Chữ nào nghĩa ấy, dịch ra cho tường…”
Khi phong trào Duy Tân, và Đông Kinh Nghĩa Thục ngày
càng lớn mạnh, khiến cầm quyền thuộc địa Pháp lo ngại tinh thần yêu nước và chống
thực dân Pháp của đồng bào Việt Nam. Việt Nam Vong Quốc Sử của nhà ái quốc Phan
Bội Châu xuất hiện lúc bấy giờ là một trong những tiếng chuông thức tỉnh tinh
thần dân tộc. Làn sóng yêu nước nổi lên khắp nơi, làm thực dân Pháp phải lo sợ,
nên đã ngưng trợ cấp và đóng cửa một số trường.
(Không có gì đau bằng người mất nước, cũng không có
gì đau bằng người bị mất nước mà bàn việc nước! Tôi muốn viết đoạn sử mất nước
này, nhưng đã bao phen lệ cạn huyết khô, mà cơ hồ không viết nổi chữ nào...)
Chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này vẫn ngày càng
phổ biến, đã giúp dân chúng dễ dàng học, hiểu biết những sơ đẳng cần thiết
trong đời sống, theo dõi sát các tin tức thời sự, các chuyển biến thời cuộc
chính trị trong nước và thế giới qua sách báo, truyền đơn.Từ năm 1925 nhiều đảng
phái chống Pháp được thành lập, truyền đơn, lời kêu gọi, sáng tác thơ văn yêu
nước… đều viết bằng chữ Quốc ngữ.
Nền văn học Việt Nam vào năm 1933 chuyển biến mạnh, xuất hiện một thể loại Văn mới, là Văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ do ông Nguyễn Tường Tam, bút hiệu Nhất Linh và nhóm văn sĩ thành lập lấy tên: Tự Lực Văn Đoàn, với 10 năm sáng tác và hoạt động báo chí, khai sinh nên dòng văn học lãng mạn Việt Nam. Nổi trôi trong những diễn biến lịch sử bất lợi, khó khăn của thời cuộc đất nước lúc bấy giờ, nhưng nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã cống hiến nhiều vào sự phát triển Văn Học của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Toàn bộ những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn vẫn được lưu truyền tự do và được đưa vào trong giáo trình giảng dạy Văn học tại các trường Trung học miền Nam sau 1954 mãi cho tới 1975.
Lớp học Mẫu giáo trong giờ Tập Viết, giáo dục miền
Nam trước 1975: