Cô Tư Sài Gòn * đăng
lúc 12:43:48 AM, Mar 23, 2017
Đẹp nhất trong thơ Tú Xương là gì? Hãy thử suy nghĩ về
điều này… Đó là một hình ảnh rất nữ quyền, rất thơ mộng… khi một cụ Tú của thế
kỷ thứ 19 làm thơ tặng vợ. Hãy hình dung, đó là một thời quý bà phải ngồi dưới
bếp, trong khi quý ông ngồi ngâm thơ và uống rượu khề khà với nhau. Chỉ có cụ
Tú Xương mới tôn vinh hình ảnh vợ tới mức độ phải làm văn tế sống vợ… Trang trọng
tới thế là cùng.
Và năm nay, năm 2017, là đúng 110 năm... tính tới năm cụ Tú Xương ra đi.
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870, ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907. Ông thi nhiều lẫn nhưng chỉ đỗ Tú tài (nên có bút hiệu Tú Xương), và luôn sống trong cảnh thiếu thốn. Tuy vậy, ông được xem là một trong những Đại thi hào của dân tộc, như Xuân Diệu viết về ông:
Ông nghè ông thám vô mây khói
Đứng lại văn chương một tú tài
Tự điển Bách khoa Mở ghi rằng Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5-9-1870 (tức 10 - 8 AL) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông nội Trần Tế Xương tên là Trần Duy Năng. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng. Trong tất cả các tài liệu nói về Tú Xương đều không thấy có ảnh, nhưng dáng hình cụ Tú được người bạn học là hạc phong Lương Ngọc Tùng viết trong bài thơ "Nhớ rõ hình dung..."
Cùng làng, cùng phố, học cùng trường
Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,
Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,
Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.
Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,
Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.
Mấy chục năm trời đà vắng bóng,
Nghìn năm còn rạng dấu thư hương.
Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Hồi mới lên 10 tuổi, nhà có khách đến chơi, thấy trước nhà có một dãy chậu hoa, khách bèn ra cho bé Uyên một câu đối: "Đình tiền ngũ sắc hoa" (trước sân có hoa năm sắc), Uyên liền chỉ vào lồng chim khướu treo ở hiên và đối: "Lung trung bách thanh điểu" (trong lồng có chim trăm tiếng). Khách nghe đối tấm tắc khen nhưng lại thở dài "đời thằng bé lại luẩn quẩn như chim nhốt trong lồng". Ông học chữ Hán cụ kép làng Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, ngồi bảo học ở thành Nam.
Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương đó.
Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn.
Ông đi thi từ lúc 17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Các tài liệu khác chép nhầm là khoa Ất Dậu (1885).
Bà Phạm Thị Mẫn sinh cho ông được 8 người con, trong đó có 6 trai và 2 gái. Bà Tú là một phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam xưa ở nhiều phương diện như tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình. Công việc kiếm sống cho gia đình của bà là buôn bán nhỏ (tiểu thương). Điều đặc biệt là chính bà đã đi vào thi phẩm của ông chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn.
Khi mất ngôi nhà số 247 phố Hàng Nâu của ông nội và bố để lại. Gia đình ông Tú chuyển đến nhà số 280 cùng phố mà sau này địa phương đã xếp hạng là di tích lưu niệm Tú Xương chính là do mẹ vợ nhà thơ (bà Hai Sửu) chia cho con gái.
...Tú Xương rất trân trọng vợ mình. Cuộc đời ông chỉ sống được có 37 năm, nhưng học hành thi cử đến 8 lần mới đỗ Tú Tài, mọi việc ở nhà đều là một tay của bà Tú gánh vác. Chính vì vậy, ông viết về vợ như một sự tri ân.
Thương vợ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
.
Sự trân trọng, tri ân ấy còn được ông nâng lên đến mức làm hẳn một bài "Văn tế sống vợ" như sau.
Văn tế sống vợ
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ.
Hình như chưa nhà thơ nào làm thơ tặng vợ trân trọng như thế? Tới mức tự trách mình là “hờ hững” và tới mức làm văn tế sống… Đầu năm, đọc lại chữ nghĩa một thời, mới biết cụ Tú Xương có mối tình thơ mộng với vợ như thế, rất là nữ quyền.
Nguon: https://vietbao.com/p121a262385/moi-tinh-tu-xuong
Và năm nay, năm 2017, là đúng 110 năm... tính tới năm cụ Tú Xương ra đi.
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870, ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907. Ông thi nhiều lẫn nhưng chỉ đỗ Tú tài (nên có bút hiệu Tú Xương), và luôn sống trong cảnh thiếu thốn. Tuy vậy, ông được xem là một trong những Đại thi hào của dân tộc, như Xuân Diệu viết về ông:
Ông nghè ông thám vô mây khói
Đứng lại văn chương một tú tài
Tự điển Bách khoa Mở ghi rằng Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5-9-1870 (tức 10 - 8 AL) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông nội Trần Tế Xương tên là Trần Duy Năng. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng. Trong tất cả các tài liệu nói về Tú Xương đều không thấy có ảnh, nhưng dáng hình cụ Tú được người bạn học là hạc phong Lương Ngọc Tùng viết trong bài thơ "Nhớ rõ hình dung..."
Cùng làng, cùng phố, học cùng trường
Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,
Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,
Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.
Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,
Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.
Mấy chục năm trời đà vắng bóng,
Nghìn năm còn rạng dấu thư hương.
Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Hồi mới lên 10 tuổi, nhà có khách đến chơi, thấy trước nhà có một dãy chậu hoa, khách bèn ra cho bé Uyên một câu đối: "Đình tiền ngũ sắc hoa" (trước sân có hoa năm sắc), Uyên liền chỉ vào lồng chim khướu treo ở hiên và đối: "Lung trung bách thanh điểu" (trong lồng có chim trăm tiếng). Khách nghe đối tấm tắc khen nhưng lại thở dài "đời thằng bé lại luẩn quẩn như chim nhốt trong lồng". Ông học chữ Hán cụ kép làng Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, ngồi bảo học ở thành Nam.
Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương đó.
Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn.
Ông đi thi từ lúc 17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Các tài liệu khác chép nhầm là khoa Ất Dậu (1885).
Bà Phạm Thị Mẫn sinh cho ông được 8 người con, trong đó có 6 trai và 2 gái. Bà Tú là một phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam xưa ở nhiều phương diện như tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình. Công việc kiếm sống cho gia đình của bà là buôn bán nhỏ (tiểu thương). Điều đặc biệt là chính bà đã đi vào thi phẩm của ông chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn.
Khi mất ngôi nhà số 247 phố Hàng Nâu của ông nội và bố để lại. Gia đình ông Tú chuyển đến nhà số 280 cùng phố mà sau này địa phương đã xếp hạng là di tích lưu niệm Tú Xương chính là do mẹ vợ nhà thơ (bà Hai Sửu) chia cho con gái.
...Tú Xương rất trân trọng vợ mình. Cuộc đời ông chỉ sống được có 37 năm, nhưng học hành thi cử đến 8 lần mới đỗ Tú Tài, mọi việc ở nhà đều là một tay của bà Tú gánh vác. Chính vì vậy, ông viết về vợ như một sự tri ân.
Thương vợ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
.
Sự trân trọng, tri ân ấy còn được ông nâng lên đến mức làm hẳn một bài "Văn tế sống vợ" như sau.
Văn tế sống vợ
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ.
Hình như chưa nhà thơ nào làm thơ tặng vợ trân trọng như thế? Tới mức tự trách mình là “hờ hững” và tới mức làm văn tế sống… Đầu năm, đọc lại chữ nghĩa một thời, mới biết cụ Tú Xương có mối tình thơ mộng với vợ như thế, rất là nữ quyền.