Giáo sư Khưu Sĩ Huệ là aỉ?
Nhiều cựu gíáo sư Trường Trung Học Đất Đỏ đã từng theo học cô Huệ ở Đại Học Sư Phạm, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Vạn Hạnh ở Sài Gòn trước 1975. Quí thầy cô gồm có thầy Võ Ngọc Sơn, thầy Phan văn Nhực, cô Cao thị Thu Thủy, thầy Trương Tấn Trung, thầy Trần-Văn Phét, thầy Vương văn Tư, thầy Trần đình Khoa, cô Nguyễn Thị Nguyệt, cô Nguyễn thị Hương.
Giáo sư Khưu Sĩ Huệ sinh ngày 6 tháng 7 năm
1934 tại Trà vinh, tỉnh Vỉnh bình.
Cô đi du học ở Đài loan năm 1952, tốt nghiệp cử nhân ở Đại học sư phạm quốc gia Đài loan (National Taiwan Normal University) và dạy học ở Đài loan cho đến khi về nước. Năm 1963 cô tốt nghiệp cao học ở đại học Chenchi (national Chenchi University) ở phía Nam thành phố Đài bắc.
Cô về nước năm 1963, làm ở bộ giáo dục, sau đó dạy ở Đại Học Sư Phạm Sài gòn cho đến ngày 30-4-1975. Ngoài ra cô còn dạy ở đại học Văn khoa Sài gòn, Đại học Cần Thơ, đại học Vạn Hạnh ở Sài gòn và đại học cao đài ở Tây ninh.
Cô đi du học ở Đài loan năm 1952, tốt nghiệp cử nhân ở Đại học sư phạm quốc gia Đài loan (National Taiwan Normal University) và dạy học ở Đài loan cho đến khi về nước. Năm 1963 cô tốt nghiệp cao học ở đại học Chenchi (national Chenchi University) ở phía Nam thành phố Đài bắc.
Cô về nước năm 1963, làm ở bộ giáo dục, sau đó dạy ở Đại Học Sư Phạm Sài gòn cho đến ngày 30-4-1975. Ngoài ra cô còn dạy ở đại học Văn khoa Sài gòn, Đại học Cần Thơ, đại học Vạn Hạnh ở Sài gòn và đại học cao đài ở Tây ninh.
Cô mất
ngày 18 tháng 10 năm 2012 và hỏa táng ngày thứ bảy 27 tháng 10 năm 2012 tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.
Khóc Cô
Bốn mươi năm trước chia tay nơi ngưỡng
cửa[1]
Cô dặn con tránh khúc khuỷu của cuộc đời
Thương học sinh và thân ái với mọi người
Làm cho đúng với lương tâm người giáo chức
Thương học sinh và thân ái với mọi người
Làm cho đúng với lương tâm người giáo chức
Con nôn nao, lòng biết bao rạo rực!
Về thôn quê nơi cùng cực chân trời [2]
Sống và làm cho hạnh phúc xa xôi
Hy vọng đổi đời các em nơi xóm nhỏ
Về thôn quê nơi cùng cực chân trời [2]
Sống và làm cho hạnh phúc xa xôi
Hy vọng đổi đời các em nơi xóm nhỏ
Mấy tháng trước Cô cùng con to nhỏ
Mà ngày hôm nay Cô lại bỏ con đi
Đứng nhìn Cô mà không nói được câu gì
Mắt ràn rụa, con ngã quị nơi Cô ngủ.
Mà ngày hôm nay Cô lại bỏ con đi
Đứng nhìn Cô mà không nói được câu gì
Mắt ràn rụa, con ngã quị nơi Cô ngủ.
Trời hôm nay, mưa dầm, gió mây ủ rũ![3]
Con tiễn Cô về nơi yên ngủ nghìn thu
Cô ơi! Cô đến miền Cực Lạc xa mù
Nhưng hình ảnh Cô thiên thu con ghi nhớ!
Con tiễn Cô về nơi yên ngủ nghìn thu
Cô ơi! Cô đến miền Cực Lạc xa mù
Nhưng hình ảnh Cô thiên thu con ghi nhớ!
Virginia 27 tháng 10 năm 2012
Trần-Văn
Phét
Nguồn: http://www.daihocsuphamsaigon.org/index.php/cuusinhvien/tintuc-sinhhoat/1234-khoc-co
Sau đây là bài tham khảo của trường Đại Học Khoa Học Xã hội và Nhân văn :
Bộ môn Hán Nôm
Trước năm 1954, tại Hà
Nội, người Pháp cho thành lập một số trường đại học, trong đó có trường Đại học
Văn khoa Hà Nội. Trường này bấy giờ chỉ đào tạo và cấp bằng Cử nhân Văn chương.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực dân Pháp ký kiệp định Genève...
Nhân sự:
Trưởng
Bộ môn - Nguyễn Đông
Triều
I. Lịch sử hình
thành và phát triển ngành Hán Nôm
Trước năm 1954, tại Hà
Nội, người Pháp cho thành lập một số trường đại học, trong đó có trường Đại học
Văn khoa Hà Nội. Trường này bấy giờ chỉ đào tạo và cấp bằng Cử nhân Văn chương.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực dân Pháp ký kiệp định Genève, rút về nước.
Hầu hết các trường đại học ở Hà Nội đóng cửa và chuyển vào Nam, trong đó có
trường Đại học Văn khoa. Khi chuyển vào Nam, trường này đổi tên thành trường
Đại học Văn khoa Sài Gòn, cũng chỉ đào tạo và cấp bằng Cử nhân Văn chương cho
sinh viên.
1. Đầu thập niên 1960,
trường Đại học Văn khoa Sài Gòn thiết lập các văn bằng Cử nhân Giáo khoa. Đồng
thời, do nhu cầu đào tạo, trường đã thành lập các Ban (tương đương với các Khoa
sau này), trong đó có ban Hán văn là tiền thân của tổ bộ môn Hán Nôm. Ban Hán
Nôm đào tạo và cấp chứng chỉ Cử nhân Giáo khoa Hán Nôm.
Nhân sự ban Hán Nôm lúc
bấy giờ gồm có:
- Trưởng ban: GS.
Nghiêm Toản
- Ban giảng huấn cơ hữu:
GS. Nghiêm Toản, Trần Trọng San, Lưu Khôn
- Giáo viên thỉnh
giảng: TS. Hán học Nguyễn Sĩ Giác, Cử nhân Hán văn Thẩm Quỳnh, Cử nhân
Hán văn Bùi Lương, Cử nhân Hán văn Nguyễn Văn Bình, GS. Bửu Cầm, cùng các thầy
cô Người Hoa dạy tiếng Hoa: Đới Ngoạn Quân, Diệp Tuyền Hoa, Khưu Sĩ Huệ.
2. Năm 1969, nhân sự Ban
Hán Nôm gồm có:
- Trưởng ban:
GS. Bửu Cầm
- Ban giảng huấn
cơ hữu: GS. Bửu Cầm, GS. Nghiêm Toản, các thầy Trần Trọng San, Lưu Khôn,
ThS.Nguyễn Khuê, Nguyễn Hữu Lương, TS. Trần Quang Huy.
3. Sau ngày 30/4/1975,
trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đổi tên thành trường Đại học Văn Khoa TP.HCM.
Tổ bộ môn Ngữ văn Việt Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản ban Hán văn và
ban Việt văn của trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Tổ bộ môn Ngữ văn trực thuộc
trường, tương đương với một khoa bây giờ.
Tổ trưởng tổ bộ môn Ngữ
văn: PGS. Mai Cao Chương
4. Ngày 30/4/1977,
trường Đại học Tổng hợp TPHCM ra đời trên cơ sở hai trường Đại học Văn Khoa và
trường Đại học Khoa Học cũ. Tổ bộ môn Ngữ văn vẫn là tổ bộ môn trực thuộc
trường. Ngành Hán Nôm bấy giờ là một bộ phận của tổ bộ môn Ngữ văn.
Tổ trưởng tổ bộ môn Ngữ
văn: PGS. Mai Cao Chương
Tổ phó : Thầy Lưu Khôn
Giảng viên bộ môn Hán
Nôm: GS. Bửu Cầm, các thầy Lưu Khôn, Trần Trọng San, ThS. Nguyễn
Khuê, Huỳnh Minh Đức, Trần Quang Huy, Nguyễn Tri Tài, (từ Ban Triết Đông chuyển
sang), Phạm Văn Diêu, Trần Đức Rật (từ ban Việt văn chuyển sang).
5. Năm 1978, tổ bộ môn
Ngữ văn Việt Nam được nâng lên thành khoa Ngữ văn Việt Nam, trong đó có ba bộ
môn: Văn học, Ngôn ngữ và Hán Nôm.
Tổ trưởng bộ môn Hán
Nôm: Thầy Lưu Khôn
Giảng viên bộ môn Hán
Nôm: Các thầy Trần Trọng San, Th.S. Nguyễn Khuê, Nguyễn Tri
Tài, Trần Đức Rật
6. Năm 1985 đến 2003, tổ
bộ môn Hán Nôm có nhiều thay đổi về nhân sự, có nhiều thầy mất vì cao tuổi, có
thầy nghỉ hưu, cũng có nhiều thầy cô là sinh viên được giữ lại bộ môn giảng
dạy.
Tổ trưởng bộ môn Hán
Nôm: ThS. Nguyễn Khuê
Giảng viên bộ môn Hán
Nôm: Các thầy cô Nguyễn Tri Tài, Huỳnh Chương Hưng, Nguyễn Nam,
Trần Anh Tuấn, Đoàn Anh Loan, Nguyễn Ngọc Quận, Nguyễn Đình Phức, Nguyễn Đông
Triều, Vũ Xuân Bạch Dương.
Năm 1994, khoa Ngữ văn
đổi tên thành khoa Ngữ văn và Báo chí.
Năm 1996, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM được thành lập. Tổ bộ môn Hán Nôm trở thành
một bộ phận trong ngành Ngữ văn thuộc khoa Ngữ văn và Báo chí.
7. Năm 2004-2006, cơ cấu
các bộ môn thuộc khoa Ngữ văn và Báo chí vẫn giữ nguyên: Văn học, Ngôn ngữ và
Hán Nôm.
Tổ trưởng bộ môn Hán
Nôm: TS. Đoàn Ánh Loan
Giảng viên bộ môn Hán
Nôm: Các thầy Nguyễn Ngọc Quận, Nguyễn Đình Phức, Nguyễn Đông Triều, Vũ Xuân
Bạch Dương, Nguyễn Văn Hoài, Vũ Thị Thanh Trâm.
Nhìn chung, các thầy cô
tham gia giảng dạy trong ngành Hán Nôm từ trước 1975 xuất thân từ trường Đại
học Văn khoa Hà Nội trước đây và Đại học Văn khoa Sài Gòn khóa đầu tiên. Sau
năm 1975, có các thầy cô từ các trường Đại học ở Hà Nội vào hỗ trợ. Đầu những
năm 1980 đã có được các thầy cô là lớp sinh viên Hán Nôm đầu tiên sau ngày đất
nước thống nhất. Cuối những năm 1990, các thầy cô giảng dạy Hán Nôm xuất thân
từ khoa Ngữ văn, thuộc lớp thứ hai. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, có
một số thầy cô ngành Hán Nôm được học tập, nghiên cứu ở nước ngoài như thầy
Nguyễn Nam (học tập Tiến sĩ ở trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ), TS. Đoàn Anh
Loan (tu nghiệp ở trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ), thầy Nguyễn Đình Phức (học
tập Tiến sĩ ở trường Đại học Nam Kinh, Trung Quốc)…
Trên dưới 50 năm một
chặng đường phát triển của bộ môn gắn liền với sự phát triển của trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM. Càng ngày nhân sự của bộ môn Hán Nôm càng
trở nên hùng hậu, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu không ngừng được nâng cao,
phần nào đáp ứng được sự lớn mạnh của việc nghiên cứu Hán Nôm khu vực phía Nam
vốn có truyền thống từ lâu.
Nguồn: