Tuy nhiên nhà máy điện nguyên tử ít gây ra tai nạn chết người so với nhà máy chạy bằng than, thủy điện hay gas nếu nó được xây dựng đúng qui định, không rút ruột, bảo trì đúng mức và có chương trình đào tạo nhân viên kỹ lưỡng. Nếu nhà máy điện nguyên tử không được xây dựng đúng bài bản, không có chương trình bảo trì, không có kế hoạch thanh tra thường xuyên, không có simulator đúng tiêu chuẩn để đào tạo nhân viên hay ban quản lý là những người kém khả năng thì nhà máy điện nguyên tử là liều thuốc độc, là hố tử thần gây tai nạn, gây chết chóc và tạo ra bịnh tật cho vài thế hệ.
Năm 1975 ở Trung quốc, nhà máy thuỷ điện Banqiao, Shimantan và đập bị vỡ giết 30 ngàn người tức thời và 230 ngàn người sau đó . Năm 1979 & 1980 nhà máy thủy điện ở Ấn độ giết chết 3500 người khi đập bi hư và năm 2009 ở Sô viết giết 75 người khi turbine nhà máy thuỷ điện bị bể .
Ban biên tập xin giới thiệu bài viết đăng trên mạng phapsu.com nói tóm lược về thảm họa ở nhà máy Chernobly năm 1986:
Vụ tai nạn ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl
(Ukraine) đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Sai
lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần
nóc nặng hàng nghìn tấn của lò phản ứng số 4, phát tán vô số chất phóng xạ vào
môi trường sống. Không ai có thể trấn an được hàng triệu người từng sống trong
vùng nguy hiểm thôi khắc khoải về một ngày bất hạnh nào đó, bệnh tật sẽ phát
tác trên cơ thể họ hoặc thế hệ sau này. Có người đã tự sát vì tuyệt vọng, nhiều
cặp vợ chồng không dám sinh con, lâm vào trầm cảm...
Ngày hôm nay, phóng viên ảnh Gerd Ludwig đã đưa mọi người trở lại lịch sử với bộ ảnh kể về thảm họa Chernobyl, giúp chúng ta hiểu thêm về sự hoang tàn và nỗi đau còn mãi của con người.
Thứ
bảy ngày 26/04/1986, vào lúc 1h23' sáng (giờ địa phương), lò phản ứng số 4
thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine) xảy ra một vụ nổ hơi lớn gây
cháy. Một loạt các vụ nổ liên tiếp sau đó, xảy ra hiện tượng tan chảy lõi lò
phản ứng hạt nhân. Thảm họa hạt nhân này đã dìm thành phố Prypiat trong đống đổ
nát và đẩy hàng trăm nghìn người Ukraine trong tình trạng khó khăn với môi
trường bị ô nhiễm phóng xạ
Những
người tham gia giải quyết hậu quả thảm họa hạt nhân phải trang bị mặt nạ chống
độc để tự bảo vệ. Đây là công việc cực nguy hiểm bởi họ phải làm việc trong môi
trường nhiễm bức xạ cao
Ban đầu, người ta không thừa nhận có bất cứ điều gì bất
thường xảy ra trong nhà máy. Họ chỉ bắt đầu cho sơ tán người dân sống xung
quanh Chernobyl 36 tiếng sau tai nạn. Nhân viên nhà máy, lính cứu hỏa và các
quân nhân đã phải tìm mọi cách để kiểm soát lò phản ứng số 4 vừa bị nổ. Các máy
bay trực thăng được huy động để thả cát và chì nhằm nỗ lực ngăn chặn hiện tượng
lõi lò phản ứng bị chảy tan làm phát tán chất phóng xạ.
Đám
mây bụi phóng xạ từ vụ nổ lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã
bao phủ một phần lớn lãnh thổ châu Âu và ảnh hưởng đến hàng triệu người ở
Ukraine và các nước láng giềng.
Theo một báo cáo gần đây của Cơ quan năng lượng nguyên tử
quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngoài 56 người bị cướp sinh mạng
ngay tại thời điểm xảy ra vụ nổ, khoảng 9.000 người, trong đó có 1.800 trường
hợp là trẻ em, đã chết vì ung thư sau thời điểm đó. Tuy nhiên, Tổ chức Hòa bình
xanh (tổ chức bảo vệ môi trường nhằm cải thiện con người) cho rằng tổng số
người chết liên quan đến thảm họa Chernobyl đã lên tới khoảng 200.000 người trong
giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Đó là chưa tính những nguy hiểm luôn rình rập
với hàng trăm công nhân, vẫn hàng ngày thay nhau làm việc gần chiếc "quan
tài bê tông", lớp vỏ được xây dựng bao quanh lò phản ứng bị nổ để ngăn 190
tấn bụi phóng xạ tiếp tục phát tán ra môi trường.
Khi cơn nguy hiểm tức thì đã qua, việc ngăn chặn sự phát tán
rộng của phóng xạ trở thành thách thức chính. Hàng nghìn công nhân được đưa tới
khu vực lò phản ứng số 4 để dọn sạch khu vực bao quanh và xây một chiếc quan tài
khổng lồ bằng bê tông cốt thép, bịt kín phía trên lò phản ứng để cách ly nó,
tránh phát tán ra môi trường bên ngoài.
Xe tải, xe bọc thép và máy bay trực thăng bị nhiễm xạ nằm im
trên một khu đất trống gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Khoảng 1.350 phương
tiện gồm máy bay trực thăng, xe bus, xe ủi, xe tăng, xe tải, xe cứu hỏa và xe
cấp cứu đã được sử dụng để chống lại thảm họa hạt nhân và tất cả đều đã bị
nhiễm xạ.
Những
công nhân của khu bảo tồn sinh thái ở khu vực bị nhiễm xạ quanh nhà máy
Chernobyl đeo khẩu trang khi đi trồng cây ở gần ngôi làng Bogushi (Belarus)
trong khu vực cấm bán kính 30km, để tạo nên một bức tường chắn gió tự nhiên,
giúp ngăn ngừa phóng xạ bay đi nơi khác. 1/5 đất nông nghiệp ở Belarus đã bị
nhiễm xạ sau khi lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ.
Sự sống hoang tàn leo lắt ở khu vực biên giới giữa Belarus
và Ukraine - nơi mà người dân đã đi sơ tán vì thảm họa năm 1986. Cây cỏ dại mọc
um tùm, những loài thú hoang dã nhưng gần như thiếu bóng dáng con người, các
cửa hiệu và nhà cửa bị những bóng cây che phủ. Ngôi làng Tulgovichi có khoảng
1.000 người và tất cả trong số họ vẫn ở lại nơi đây và chấp nhận nhận tiền đền
bù từ chính phủ.
Một con hươu trong khu bảo tồn sinh thái ở khu vực bị nhiễm
xạ quanh nhà máy Chernobyl, gần làng Babchin. Khu vực này giờ đây là nơi lý
tưởng để các động vật hoang dã phát triển.
nghiên
cứu chim Igor Chizhebskiy để trên bàn tay những chú chim non mới nở trên ngọn
đồi ở hồ chứa nước làm mát nhà máy Chernobyl. Nghiên cứu này là để so sánh sự
tỉ lệ sinh và sống sót của những loài chim ở trong khu vực nhiễm xạ và ở những
nơi ít bị nhiễm xạ hơn. Các nghiên cứu của Igor và đồng nghiệp cho thấy, số
lượng cá thể loài chim, côn trùng và các loài nhện đã biến mất hay còn rất ít ở
trong khu vực nhà máy Chernobyl
Kharytina
Descha, 92 tuổi, trước kia là một y tá, sinh ra và lớn lên ở thị trấn Redkovka,
Ukraine. Bà là một nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa Chernobyl và mỗi tháng,
bà nhận được khoản tiền 1.000 grivnia (khoảng 2,5 triệu VNĐ) đền bù.
Sau
khi thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986 xảy ra, những người dân ở đây được yêu cầu
không ăn những thực phẩm mà họ tự trồng do chúng đã bị nhiễm xạ. Tuy nhiên, giờ
đây, họ phải cố gắng gượng để sống qua ngày bằng các thực phẩm “cây nhà lá
vườn” mặc dù chúng được trồng trên đất bị nhiễm xạ.
Olya Podoprigora, 13 tuổi, và bé Parvana Sulemanova 18 tháng
tuổi, đang nằm trong phòng hồi sức sau khi được phẫu thuật tim. Cả 2 cô bé này
đều đã bị bệnh tim bẩm sinh. Mỗi năm, có khoảng 6.000 trẻ em ở Ukraine được sinh
ra với quả tim có vấn đề. Người ta nghi ngờ là do nhiễm phóng xạ, tuy nhiên
điều này vẫn chưa được chứng thực.
Các học sinh đeo mặt nạ phòng độc trong một buổi diễn tập an
toàn hạt nhân ở Rudo, gần khu vực cấm bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl. Rõ
ràng, nỗi ám ảnh hạt nhân vẫn còn hiện hữu trong tâm trí người dân nơi đây.
Không may mắn như các bạn, Veronika Chechet, 6 tuổi đã phải
nhập viện y học phóng xạ ở Kiev. Các bác sĩ đã chẩn đoán em mắc bệnh bạch cầu
do bị nhiễm phóng xạ quá mạnh.
Vào ngày
26/4 hàng năm, hàng ngàn người dân Ukraine đã mang nến và hoa đến đài tưởng
niệm để tưởng nhớ những nạn nhân của thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch
sử nhân loại.
Sau đây là link của phim nói tiếng Anh không hề bị kiểm duyệt về tai nạn nhà máy điện nguyên tử Chernobyl:
http://www.youtube.com/watch?v=dS3WvKKSpKI
Xin mời quí đọc giả đón xem đề tài " tai nạn
nơi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl" do NRC của Mỹ trình bày trong lần tới.