Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=RtWYKRSwfTE
Nơi ghi lại những kỷ niệm liên quan đến Trung Học Đất-Đỏ Phước-Tuy, văn học nghệ thuật và kỹ thuật tân tiến. Bài vở, tài liệu, hình ảnh và góp ý, xin email đến truongdatdo@yahoo.com
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020
ĐÃ ĐƯỢC ĐI HỌC THÌ ĐỪNG ĂN CẮP
Tác giả: Đỗ Trung Quân
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy hãy yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
Con nằm nghe giữa mưa đêm
Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Sau chiều tan học mưa rơi
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai
không nhớ…Nguồn: baotreonlineTản văn dưới đây của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã làm nhiều cư dân mạng xúc động và thú vị. Ông gợi lên hình ảnh của tiệm sách Khai Trí và người chủ của nó, một nơi thân quen trong lòng người Sài Gòn yêu chữ nghĩa.…Tủ sách ở nhà không còn đủ cho thằng nhóc nữa. Nó cũng hết tuổi thiếu niên từ lâu, nó nhảy lên Sài Gòn tìm được chỗ này nơi rừng sách mênh mông, nơi có thể cắm mặt vào sách từ sáng tới chiều miễn… không được mang ra mà quên trả tiền. Tiếng lóng của Sài Gòn là “đọc cọp“ như xem cine không mua vé, lẫn vào đám xếp hàng để chuồn vào gọi là “xem cọp”. Ông chủ hiệu sách ngồi trên lầu 2. Người Sài Gòn thường gọi là “ông Khai Trí”; lâu dần chỉ người trong giới mới nhớ tên thật của ông: Nguyễn Hùng Trương. Xuất thân không được học hành nhiều nhưng con người này sẽ trở thành một trong những biểu tượng “Khai Trí” cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Sài Gòn bằng nhà sách danh tiếng của mình.Đấy là một buổi chiều Sài Gòn sầm mưa, màu thành phố hệt như màu “chiều tím” của Đan Thọ – Đinh Hùng. Dường như tôi đã chúi mũi ở giá sách này rất lâu, một trăm khổ thơ lục bát của tác phẩm mới xuất bản “Động hoa vàng” dường như còn thơm mùi mực. Tôi buộc mình phải học thuộc lòng nó vì lý do duy nhất: không đủ tiền mua ấn phẩm, mà ca khúc “Đưa em tìm động hoa vàng” mà danh ca Thái Thanh đang làm ngây ngất mọi tín đồ của quán cà phê Sài Gòn khi ấy. Nhưng trời đã tối, chỉ mới thuộc đến khổ thơ thứ 78. Chàng trai trẻ quyết định một quyết định chưa từng có trước đó trong đời: ăn cắp sách.Tập thơ lận sau lưng áo học trò ra cửa.Ông Hùng Trương ngồi sau chiếc bàn cũng chật đầy sách, hầu hết đều ngổn ngang chưa sắp xếp, có đủ mọi thể loại. Có lẽ đấy là những cuốn sách được tịch thu lại từ những kẻ… thó sách như tôi. Giọng ông trầm, ôn tồn, âm miền Nam:“Em học lớp mấy? Là học trò sao lại đi ăn cắp? Ăn cắp gì cũng xấu hiểu chưa? Tôi coi sổ thấy em mới phạm lần đầu ở đây nên cho em về. Ráng làm người tốt, được đi học thì đừng thành ăn cắp nghen em!”Tôi bước khỏi Khai Trí mặt cúi gằm, chưa bao giờ đời mình xấu hổ đến thế.Hơn 30 năm sau, tôi bước vào căn nhà nhỏ trên đường Điện Biên Phủ. Ông Khai Trí sau nhiều năm sống ở nước ngoài nay về Sài Gòn. Ông chưa thôi nung nấu tâm nguyện mở lại nhà sách, dù sau 1975 nhà sách của ông bị tịch biên, hàng tấn sách của ông bị tiêu hủy hoặc phát tán vào tay ai không rõ. Tội danh dành cho ông ngày ấy là “truyền bá văn hóa Mỹ-Ngụy độc hại”. Chuyến về thăm này, ông nhờ người liên lạc với tôi và mời đến. Tôi ngạc nhiên không rõ điều gì.Ông già và gầy hơn xưa. Chỉ sự ung dung, điềm đạm của một người thành lập một nhà sách danh tiếng nhất Sài Gòn là còn nguyên vẹn. Ông đưa một bản in tay bài thơ “Quê hương-bài học đầu cho con” để xin tác giả ký tên. Ra là thế!Nhưng tôi chưa ký ngay, tôi dò hỏi ông trong ký ức liệu bao nhiêu đứa học trò ăn cắp sách ngày xưa tại nhà sách của ông, được ông tha về, ông còn nhớ nổi? Ông già hiền lành lắc đầu, “ Sao nhớ nổi thưa ông!”Và tôi dẫn ông về buổi chiều nhá nhem tối của Sài Gòn hơn 40 năm trước, “Nó đây thưa ông, đứa học sinh ăn cắp tập thơ Phạm Thiên Thư được ông tha cho với lời khuyên bảo ân cần.”Tôi ký tên vào bản thơ duy nhất của ông, còn hơn cả thế, nó còn dòng chữ ghi thêm “cảm ơn ông với lời khuyên ngày xưa-đã được đi học thì đừng ăn cắp”Ông Khai Trí đã mất sau đó vài năm. Giấc mộng mở lại “Khai Trí” của ông không thành. Nhìn lại bức hình nhà sách cũ của ông những năm 69 – 70, nhớ ông, tôi viết những dòng này.(Đỗ Trung Quân – sài gòn tháng tám – 2012)
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020
Những biện pháp ngăn ngừa bệnh Corona Wuhan (COVID-19)
Những biện pháp ngăn ngừa bệnh Corona Wuhan (COVID-19)
Bs. Đàng Thiện Hưng
1. Tránh những nơi công cộng đông người, và những thành phố có bệnh Corona.
2. Tránh đi chơi xa để tránh phi trường, máy bay đông người, hay tàu du lịch.
3. Rửa tay thường xuyên với nhiều sà bông và nước ít nhất 20 giây.
4. Sau khi rửa tay xong, dùng khăn giấy lau tay, rồi dùng khăn giấy tắt vòi nước, và dùng khăn giấy mở cửa ra ngoài vì vòi nước và nắm cửa rất dơ và có nhiều vi khuẩn và vi trùng.
5. Không ăn bằng tay không vì hai bàn tay sẽ không còn sạch nữa nếu đụng vào bất cứ vật gì sau khi rửa tay xong.
6. Dùng alcohol wipes (những miếng giấy tẩm cồn), hay bỏ cồn vào bình xịt ra giấy để lau sạch chén, dĩa, ly, đũa, muỗng, óng hút nếu ăn ngoài nhà hàng. Bỏ bông gòn vào một đồ đựng có nắp và đổ cồn vào để dùng vừa rẻ vừa tiện.
7. Nếu có đi lễ nhà thờ thì đừng nên để cha bỏ bánh thánh vào miệng mình, và đừng uống rượu lễ từ một ly chung đã cho nhiều người uống. Nói cha bỏ miếng bánh thánh lên một napkin (giấy khăn ăn) rồi tự mình bỏ vào miệng mình.
8. Tránh bắt tay nhau.
9. Tránh vào phòng cấp cứu hay bệnh viện vì những nơi này có rất nhiều vi trùng và vi khuẩn.
10. Đừng đi ra ngoài ngoại trừ phải đi học, đi làm, đi chợ, và đi khám bệnh khẩn cấp hay định kỳ.
11. Trong xe cần để một bình cồn để xịt bề ngoài những bịch đồ ăn trước khi đem vô nhà khi đi chợ về vì xe đẩy trong chợ rất dơ, và những người tính tiền đã đụng chạm những bịch đồ ăn rồi.
13,. Khi đi chợ về, cần xịt alcohol những món đồ đã mua trước khi cất đi vì nhiều người khác trong tiệm đã đụng chạm vào những món đồ này. Alcohol sẽ bay hơi hết nên không sao.
14. Khi ai đi đâu về nhà cần phải đi thẳng vào phòng để thay quần áo và tắm rửa liền để không đem vi khuẩn vào nhà. Lau điện thoại di động bằng cồn khi về nhà.
15. Lau mặt bàn ăn và kitchen counter (mặt bằng nhà bếp) bằng cồn hằng ngày và trước khi ăn hay nấu ăn để khử trùng.
16. Đừng đi ăn tiệm.
17. Tránh xa những người đang bị ho, chảy mũi vì cảm hay cúm.
18. Nếu mình hay người thân có những dấu hiệu của cảm hay cúm thì nên tự cách ly, ho vào cùi chỏ (vì nếu che miệng bằng tay khi ho thì tay đã có vi khuẩn khi đụng chạm những vật thể khác hay người khác), đeo khẩu trang trước khi đi bác sĩ để bảo vệ những người xung quanh.
19. Những dấu hiệu của Coronavirus là sốt, lạnh, mệt mỏi, nhức đầu và mình, ho, đau cổ, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu có những hiện tượng này thì không nên đi làm, tự cách ly, và nếu nặng thì mới cần đi bác sĩ hay bệnh viện. Hơn 80% những người có vi khuẩn Coronavirus bị rất nhẹ như cảm thường tự nhiên sẽ hết. Khoảng 15% bị bệnh hơi nặng, một vài phần trăm nhỏ mới bị trầm trọng, và khoảng 3% tử vong. Những người bị trầm trọng là những người già hay những người đã có những bệnh kinh niên khác đã làm khán thể yếu rồi. Không cần đi bác sĩ hay bệnh viện nếu có những triệu chứng nhẹ của COVID-19 vì hiện nay chưa có thuốc trụ sinh cho bệnh này, và có đi bác sĩ hay bệnh viện cũng không được nhập viện. Chỉ đi vào phòng cấp cứu nếu bị khó thở và những triệu chứng trầm trọng mà thôi.
20. Vi khuẩn Corona hay cảm cúm xâm nhập vào người qua mắt mũi miệng, nên không nên đụng tay vào mặt.
21. Phải cẩn thận khi ăn chung với những người khác (ngoài vợ chồng). Không uống chung ly, đũa muỗng ăn cá nhân không được đụng vào những món ăn chung trên bàn.
22. Muốn có kháng thể mạnh để chống những cảm cúm hay những vi khuẩn mới đặc biệt như Coronavirus thì chúng ta cần uống nước nhiều để đi tiểu mỗi ba tiếng ban ngày và một lần ban đêm, cần ngủ 8 tiếng hàng đêm, tập thể dục hằng ngày, trọng lượng đều độ không mập hay không ốm, không thuốc lá và nếu có hút thuốc lá thì cần được chích ngừa nhiễm trùng phổi (pneumonia vaccine), nếu có uống rượu bia thì tối đa một chai bia hay một ly rượu một ngày, không buồn phiền lo âu, không dùng trụ sinh ngoại trừ khi được bác sĩ cho, và nếu phải uống trụ sinh thì phải uống hết đúng theo lời chỉ dẫn để giết hết vi trùng hay vi khuẩn để tránh trường hợp vi trùng lờn thuốc trụ sinh.
23. Mỗi tháng 10 hàng năm nên chích ngừa cúm vì bệnh cúm hàng năm mới đáng lo hơn COVID-19. Hàng năm trên nước Mỹ có 30 triệu đến 40 triệu người bị cúm, và từ 20 ngàn đến 70 ngàn người tử vong vì cúm. Trong khi đó tính tới hôm nay (09-03-2020) toàn thế giới chỉ có 105,000 người bị COVID-19, và khoảng 3400 người tử vong. Tại nước Mỹ tính đến hôm qua chỉ có hơn 500 người bị bệnh, và 17 tử vong.
24. Tuy khẩu trang không ngăn chặn được bệnh COVID-19, nên dùng khẩu trang khi chúng ta có những dấu hiệu của bệnh để bảo vệ những người xung quanh và khi đi bác sĩ, và giảm một phần nào cơ hội bị bệnh nếu đi đến những nơi công cộng.
25. Rửa trái cây và rau cải ăn tươi bằng nước thường cho sạch sẽ, sau đó nhún vào một thao nước có 50% dấm trắng và 50% nước để khử 99.9% vi trùng, sau đó rửa sạch cho hết chua trước khi ăn. Ngoài tiệm có dấm trắng trong những thùng 1 gallon.
26. Đừng đi thăm những người có khán thể yếu hay những người già khi không cần thiết trong lúc này, kể cả cha mẹ và những thân nhân, để không vô tình đem vi khuẩn Corona vào nhà họ.
-------
Phân loại cách ly người với Corona Virus
Corona rất lây lan nhanh nhưng chưa giết người nhiều bằng những dịch cúm hàng năm. Hàng năm có 1 tỷ trường hợp cúm và có cả triệu người thiệt mạng,Corona lây nhanh nhiều gấp 1,7 lần cúm thường như vậy sẽ có khoảng 1,7 tỷ trường hợp , tuy nhiên nếu phòng chống, cách ly kịp thời con số này chỉ dưới 1tỷ và nạn nhân sẽ chết trước tiên là những người già và những người cơ thể suy nhược, số người dương tính còn lại còn lại sau 3 tuần lễ cách ly sẽ khỏi, cơ thể đã có virus đề kháng sẽ không bị nhiễm lại.
Đây là những lời khuyên của các chuyên gia Bỉ qua hội luận trên truyền hình
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020
CHỮA VIRUS CORONA NẾU BẠN LỠ BỊ NHIỄM
CÁCH CHỮA Ở NHÀ NẾU KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NƯỚC BIỂN.
· Người chăm sóc bệnh nhân cần mặc áo mưa và đeo khẩu trang, mắt kính và trùm tóc. – Các thứ cần là nước uống, khăn lau, thau nước, chanh, tylenol (hoặc thuốc giảm sốt khác), thuốc ho loại suppression.
– Các thứ phụ cho bệnh nhân là trà, mật ong, đường, gừng dành để cho bệnh nhân uống 1 ngày 3 ly trà gừng pha đường hay mật ong – sáng, trưa và chiều. Thức uống như nước trái cây sinh tố, nước bí đao, rau má nếu có được càng tốt cho bệnh nhân uống.
– Thức ăn cần thiết là cháo dinh dưỡng, cơm nấu nhão, mềm và thịt gà, thịt heo bằm nhỏ kho với gừng và tỏi, rau nấu mềm để ăn chung với thịt gà, heo …Tránh ăn thịt bò, đồ biển lúc này.
Sau khi có các thứ cần thiết nêu trên thì bạn cần lưu ý phần cơ thể quan trọng nhất là NÃO – khi lên cơn sốt thì đắp khăn theo thứ tự như sau: (a) Ấm trong 5 phút, (b) khăn nước lã 5 phút, (c) khăn lạnh 20 phút. Trong thời gian đắp khăn trên đầu thì lấy chanh tươi cắt đôi, xoa vào ngực trước và sau lưng (khu vực PHỔI) và hai bên hông (khu vực GAN, THẬN) giúp cho mát. Luôn cho bệnh nhân uống nước từng cụm khi ho – uống bất cứ thứ gì như nước lọc, nước trái cây v.v với mục đích chính yếu là đừng để thiếu nước trong cơ thể lúc sốt.
Từ ngày 1 tới ngày thứ 4 luôn cho bệnh nhân uống 1 ngày 3 bữa trà gừng. Ăn uống đầy đủ, đừng nhịn bữa – uống thuốc giảm sốt như Tylenol chung với bữa ăn, đừng uống lúc đang đói – lúc uống thuốc nhớ kèm theo ly nước đầy.
BẠN CHỈ CẦN LÀM ĐÚNG NHƯ TRÊN – ĐA SỐ BẠN SẼ KHỎI TRONG 5 NGÀY LÀ 99%.
Những người có tiền bệnh, lớn tuổi trên 80+ thì cơ hội là 85% sống còn nếu làm theo hướng dẫn. Xin hãy chia sẻ bài viết, chúng ta cần chung tay để chiến đấu lại dịch và cứu lấy cộng đồng, chứ không phải sống trong lo sợ!
publicALL RIGHTS RESERVED
Dr. Thuy Trang Nguyen M.D
Dr. Thuy Trang Nguyen M.D (@THUYTRANGNGUYEN) | Minds
– Các thứ phụ cho bệnh nhân là trà, mật ong, đường, gừng dành để cho bệnh nhân uống 1 ngày 3 ly trà gừng pha đường hay mật ong – sáng, trưa và chiều. Thức uống như nước trái cây sinh tố, nước bí đao, rau má nếu có được càng tốt cho bệnh nhân uống.
– Thức ăn cần thiết là cháo dinh dưỡng, cơm nấu nhão, mềm và thịt gà, thịt heo bằm nhỏ kho với gừng và tỏi, rau nấu mềm để ăn chung với thịt gà, heo …Tránh ăn thịt bò, đồ biển lúc này.
Sau khi có các thứ cần thiết nêu trên thì bạn cần lưu ý phần cơ thể quan trọng nhất là NÃO – khi lên cơn sốt thì đắp khăn theo thứ tự như sau: (a) Ấm trong 5 phút, (b) khăn nước lã 5 phút, (c) khăn lạnh 20 phút. Trong thời gian đắp khăn trên đầu thì lấy chanh tươi cắt đôi, xoa vào ngực trước và sau lưng (khu vực PHỔI) và hai bên hông (khu vực GAN, THẬN) giúp cho mát. Luôn cho bệnh nhân uống nước từng cụm khi ho – uống bất cứ thứ gì như nước lọc, nước trái cây v.v với mục đích chính yếu là đừng để thiếu nước trong cơ thể lúc sốt.
Từ ngày 1 tới ngày thứ 4 luôn cho bệnh nhân uống 1 ngày 3 bữa trà gừng. Ăn uống đầy đủ, đừng nhịn bữa – uống thuốc giảm sốt như Tylenol chung với bữa ăn, đừng uống lúc đang đói – lúc uống thuốc nhớ kèm theo ly nước đầy.
BẠN CHỈ CẦN LÀM ĐÚNG NHƯ TRÊN – ĐA SỐ BẠN SẼ KHỎI TRONG 5 NGÀY LÀ 99%.
Những người có tiền bệnh, lớn tuổi trên 80+ thì cơ hội là 85% sống còn nếu làm theo hướng dẫn. Xin hãy chia sẻ bài viết, chúng ta cần chung tay để chiến đấu lại dịch và cứu lấy cộng đồng, chứ không phải sống trong lo sợ!
publicALL RIGHTS RESERVED
Dr. Thuy Trang Nguyen M.D
Dr. Thuy Trang Nguyen M.D (@THUYTRANGNGUYEN) | Minds
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020
CORONAVIRUS COVID-19 CÓ ĐÁNG LO SỢ QUÁ
Tác giả: Trần Đăng Hồng, PhD
Đối diện với đại dịch ở Hoa Bắc mà Vũ Hán là tâm điểm,
dân chúng toàn cầu đang lo ngại, đặc biệt là ở Việt Nam, “Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” (Sông núi liền
nhau, Lý tưởng hòa nhau, Văn hóa như nhau, Định mệnh tựa nhau) cùng đường biên
giới với Trung quốc dài 1.281 km. Bất cứ nơi đâu, hể chính quyền càng không minh
bạch, dân chúng càng không tin tưởng chính quyền, và đối diện với thần chết,
người dân phải tự bảo vệ lấy mình, gia đình mình. Vì thiếu hiểu biết, dân chúng
có thể có những hành xử phản ứng thái quá, hay có những sai lầm mà hậu quả dẫn
đến những cái chết oan uổng có thể tránh được.
Hiện nay, trên báo chí Việt Nam có đăng rất nhiều biện
pháp y tế cho mỗi cá nhân tự phòng vệ mình, một cách chung chung.
Trong bài viết này, tác giả muốn giải thích những vấn
đề khoa học căn bản, và một khi thấu hiểu, có thể tự mình cứu lấy mình và gia
đình hay cộng đồng nơi mình sinh sống.
Trong môi trường vật lý nơi ta sống gồm không khí, nước,
thức ăn, v.v. đều có mầm bệnh như bụi bậm, khí độc, phấn hoa, bào tử nấm
(spore), vi khuẩn (bacteria), siêu vi khuẩn (virus), v.v. có thứ vô hại, có thứ
độc hại, có thứ siêu độc. Hiện nay, ai ai cũng quan tâm về coronavirus
covid-19, một loại virus cực mạnh đang gây đại dịch ở tỉnh Hoa Bắc, Trung Quốc,
mà Vũ Hán là tâm điểm xuất phát. Virus Covid-19 đã lan nhiễm rất nhanh chóng khắp
toàn cầu, hiện nay là 29 quốc gia (ngày 20/2/2020) chỉ sau một tháng kể từ khi
dịch xuất hiện ở Vũ Hán (khoảng tháng 12/2019). Trong bài này, tác giả chú trọng
đến yếu tố lây nhiễm virus Covid-19.
1. HỆ SỐ TRUYỀN NHIỄM (Index Case R0)
Người mang mầm bệnh truyền nhiễm sang người khác gọi
là “superspreader” (người-siêu-truyền-nhiễm).
Cơ Quan Y Tế Quốc Tế (WHO) tính toán Hệ số truyền nhiễm
(Index Case R0) của dịch Covid-19 hiện nay là R= 2.7, biến thiên giữa 2.7 và 3,
theo cách tính của Dr Amesh Adalja, thuộc Đại học Trung Tâm An Ninh Y Tế thuộc
Đại học Johns Hopkins (Johns Hopkins University Center for Health Security) và
cũng là hội viên cao cấp của Hiệp Hội Bệnh Truyền Nhiễm Hoa Kỳ (Infectious
Disease Society of America).
Hệ số này mô tả vận tốc truyền nhiễm bệnh từ 1 người
cho một số lớn người khác trong một thời gian, Chẳng hạn, trong dịch MERS tại Đại
Hàn năm 2015, từ 1 người đi du lịch ở Trung Đông khi về nhà đã lây 186 ca nhiễm
trong vòng 60 ngày (tài liệu 1). Hệ số truyền nhiễm do Coronavirus MERSCoV ở Đại
Hàn được tính là R0 = 2,5 – 7, đầu tiên R0 = 4.04 tại Pyeongtaek St. Mary’s
Hospital và R0 = 5 tại Samsung Medical Center (tài liệu 2).
Nếu người siêu-truyền-nhiễm mang virus có R0< 1 thì
sự truyền nhiễm không đáng kể.
Tuy nhiên, R0 > 5 (như ở Đại Hàn) sự truyền nhiễm rất
nhanh. Trong trường hợp này, chỉ cần 10 phút đứng gần bệnh nhân, hay 2 phút nói
chuyện với bệnh nhân cũng đủ bị lây nhiễm coronavirus MERS-CoV (tài liệu 2).
Hệ số truyền nhiễm của đại dịch SARS tại Trung quốc
năm 2003 là R0 = 2.75, và đại dịch Covid-19 hiện nay R0 = 2.7 (biến thiên 2,7
và 3). Như vậy, coronavirus Covid-19 có cường độ lan nhiễm bằng SARS 2003 tại
Trung quốc, nhưng kém hơn MERS 2015 ở Đại Hàn. Trong trường hợp với Covid-19,
chỉ khoảng 15 phút tiếp xúc với bệnh nhân siêu-truyền-nhiễm, hay mặt đối mặt với
bệnh nhân có bệnh chưa trầm trọng trong 2 giờ cũng đủ bị nhiễm bệnh (tài liệu
4).
2. AI LÀ NGƯỜI DỄ THÀNH “SIÊU-TRUYỀN-NHIỄM”
Có người khó nhiễm bệnh, có người dễ nhiễm bệnh, hay
trở thành “người siêu-truyền-nhiễm” do nhiều yếu tố. Thứ nhất là do bản chất
sinh học: người có khả năng để virus sinh sôi nẩy nở nhanh chóng, hay do dòng
virus mãnh liệt có bản chất sinh sôi nẩy nở dễ dàng và nhanh chóng nên dễ dàng
lây bệnh cho người khác, hay người với hệ miễn nhiễm có vấn đề, sức đề kháng yếu,
lâu bình phục, nên có thời gian dài để virus phát tán rộng dễ lây bệnh cho nhiều
người từng tiếp xúc. Một yếu tố khác là bệnh nhân tiếp xúc cùng lúc với đám
đông (như ở chợ, hội thảo, hội hè, v.v.) nên có cơ hội phát tán virus cho đám
đông chung quanh (tài liệu 3).
Tuổi thọ của virus lâu hay ngắn tùy vào yêu tố môi trường,
quan trọng nhất là ẩm độ không khí, kế là nhiệt độ không khí (chi tiết ở phần
3). Độc tính (Virulence) mạnh nhất là từ lúc mới được sinh sản và giảm dần, đến
một lúc không còn khả năng gây bệnh. Ngoài ra, phải có một số lượng virus tối thiểu
dính vào cơ thể, hay phải có một thời gian sinh sôi nẩy nở để có đủ một số lượng,
virus mới có thể làm người bệnh. Nếu là người có sức đề kháng yếu với virus có
độc tính cao, có thể làm bệnh nhân có triệu chứng sau 3 ngày. Nếu bệnh nhân có
sức đề kháng mạnh, virus có độc tính yếu, hay cần thời gian để sinh sôi tới một
số lượng tối thiểu để gây bệnh, người bệnh có thể 14 hay 24 ngày mới có triệu
chứng.
Như vậy, để tránh bệnh, điều kiện trước nhất là con
người phải có sức khỏe với sức đề kháng cao, phải tránh tiếp xúc với người có
tiềm năng bệnh
3, VIRUS SỐNG BAO LÂU TRONG MÔI TRƯỜNG ?
Hiện giờ, chưa ai rõ chính xác là virus có tuổi thọ
bao lâu. Cơ quan y tế chỉ nói chung chung là virus có thể sống sót trên mặt cứng
ít nhất là 48 giờ hay hơn và tùy theo môi trường.
Trong suốt cuộc đời nghiên cứu trên 30 năm, tác giả được
cơ may phát triển mô hình toán học để tiên đoán tuổi thọ của hạt giống (để tồn
trữ, kể cả tồn trữ cho ngân hàng hột giống), hạt phấn của cây, bào tử (conidia,
gây bệnh côn trùng diệt nạn cào cào châu chấu ở Phi châu). Tuy chưa có nghiên cứu
về tuổi thọ của vi khuẩn và virus, nhưng có thể dựa theo các định luật chung của
tạo hóa dành cho các sinh vật sống không cần nước (anhydrous) như hạt giống, hạt
phấn, bào tử, vi khuẩn và virus để suy đoán. Mỗi loài đều có tuổi thọ dài ngắn
khác nhau, nhưng chúng cùng san sẻ những đặc tính chung, theo một qui luật có
thể định lượng qua các mô hình toán học. Tác động của nhiệt độ (temperature,ºC)
và ẩm độ hạt (moisture content), hay ẩm độ không khí (atmospheric relative
humidity) lên tuổi thọ đều giống nhau ở mỗi loài:
· Càng
lạnh, tuổi thọ càng lớn, theo một qui luật y hệt nhau, tỉ lệ theo cấp parabole
lủy thừa 2 (CHT2 + CQT), CH và CQ là hằng số riêng biệt của mỗi loài
· Ẩm
độ (moisture, %, theo chất tươi) càng khô, tuổi thọ càng lớn, gia tăng theo cấp
độ logarithm (log10).
· Ẩm
độ tương đối của không khí (Relative humidity, %) càng thấp thì tuổi thọ càng
gia tăng.
· Tuổi
thọ cao nhất khi hạt giống, hạt phấn, bào tử có ẩm độ tương đương với 10% ẩm độ
tương đối của không khí (RH).
· Tất
cả các sinh vật sống không cần nước nói trên đều có cùng chung công thức toán học:
Log10 = KE – CW*m – CH*t – CQ*t2 Công thức (1)
V= Ki – P/ Công thức (2)
Theo đó, KE, CW, CH và CQ là hằng số của mỗi loài, m
là ẩm độ của hạt, hạt phấn, hay bào tử (%, theo trọng lượng chất tươi, fresh
weight), t là nhiệt độ bách phân (ºC), R là ẩm độ tương đối của không khí (%),
Ki là trị số của KE ở thời điểm 0, P là thời gian (ngày), V là tuổi (đơn vị
probit).
Đối với hạt giống, CH =0.0329; CQ= 0.000478
Đối với bào tử Beauveria bassiana, công thức tính (tài
liệu 5).
V (probit) = 6.3965 – 3.05*log10m – 0.0295*t –
0.00081*t2 Công thức (3)
m là ẩm độ bào tử (%, chất tươi) được tính theo công
thức (4) (tài liệu số 6):
m = 2.426 + 0.338*R – 0.035*t – 0.007*R2 – 0.00081*R*t
+ 0.000077*R3 +0.000013*R2*t Công thức (4)
Ẩm độ không khí (R%) và nhiệt độ t (ºC) trung bình
tháng của các thành phố trên thế giới (Vũ Hán, Tokyo, Seoul, London, Cairo, Hà
nội, Nha Trang, Sài Gòn và Singapore) tìm từ Google Search vào thời điểm tháng
2/2020.
Bảng 1: Tính tuổi thọ của bào tử Beauveria bassiana
theo công thức (3)
Thành phố
|
t
(ºC)
|
R
(%)
|
M
(%)
|
Log10
|
P50
(ngày
|
P84
(ngày)
|
Vũ
Hán
|
6
|
76
|
20.8
|
2.1713
|
950
|
800
|
Tokyo
|
11
|
66
|
15.6
|
2.336
|
1385
|
1170
|
Seoul
|
7
|
62
|
14.2
|
2.636
|
2769
|
2338
|
London
|
6
|
82
|
24.8
|
1.9387
|
555
|
470
|
Cairo
|
23
|
46
|
9.4
|
2.319
|
1334
|
1120
|
Hà
Nội
|
20
|
82
|
24.6
|
1.2414
|
111
|
94
|
Nha
Trang
|
26
|
73
|
18.6
|
1.2119
|
104
|
86
|
Sài
Gòn
|
35
|
75
|
19.5
|
0.43504
|
17.4
|
14.7
|
Singapore
|
29
|
84
|
26
|
0.54257
|
22.3
|
18.8
|
Phòng
lạnh
|
25
|
60
|
12.9
|
1.7698
|
376
|
318
|
Giải thích: Dựa vào công thức (4) để tính ẩm độ m (%)
từ nhiệt đô t (ºC) và ẩm độ R (%) của mỗi thành phố. Thay thế trị số m và nhiệt
độ t vào công thức (3) để tính log10, và từ đó tính trị số , rồi P50 và P84.
P50 là thời gian (ngày) kể từ lúc tuổi thọ ban đầu (100%, tức Ki= 6.3965) tụt
xuống 50%, và P84 là thời gian (ngày), từ tuổi thọ ban đầu tụt xuống 84%. Sở dĩ
không tính tuổi thọ đến ngày bào tử chết, vì lúc này bào tử chỉ là bụi, không
gây bệnh được. Độ độc hay độc tính (virulence) mạnh nhất là từ 100% đến 84%,
sau đó độ độc giảm nhanh, và khi dưới <50% thì khả năng gây bệnh rất thấp.
Bởi vì, không có nghiên cứu bằng mô hình toán học cho
virus, nên không tính được tuổi thọ của virus qua các công thức toán học. Vì vậy.
chỉ suy đoán qua tính tương đối, dựa theo định luật chung của tạo hóa cho các
vi sinh vật sống trong điều kiện sinh học thiếu nước (anhydrous biology) như hạt,
phấn hoa, bào tử.
Theo bảng 1, yếu tố ẩm độ không khí ảnh hưởng đến tuổi
thọ nhiều hơn yếu tố nhiệt độ. Và, nếu các trị số P50 và P84 trong bảng này rất
cao, có nghĩa là bào tử không chết trong các điều kiện môi trường đó, như vậy bệnh
vẫn tiếp tục truyền nhiễm cho tới khi gặp môi trường không thích hợp cho sự sống.
Vào tháng 7, nhiệt đô trung bình ở Vũ Hán là 26ºC, ẩm độ 80%, thì P50= 54 ngày,
và P84= 45 ngày, lúc đó chắc chắn độ lây nhiễm giảm nhưng chưa biết là dịch có
chấm dứt không.
Nếu lấy P50 của Vũ Hán (P50 = 950 ngày) làm chuẩn môi
trường dễ nhiễm bệnh để so sánh, thì Seoul (2798), Tokyo (1385) và Cairo (1334)
có môi trường dễ gây nhiễm bệnh hơn Vũ Hán lần lượt 2.9, 1.45, 1.4 lần.
London có môi trường lây nhiễm chỉ bằng 60% của Vũ
Hán.
Nếu so sánh Hà Nội (P50= 111) với Vũ Hán, thì môi trường
ở Hà Nội chỉ bằng 11% độ lây nhiễm của Vũ Hán. Vùng Vĩnh Phúc biết có bị lây
nhiễm, nhưng không rõ ở mức độ thực sự như thế nào (vì yếu tố thiếu minh bạch).
So với Hà Nội, thì Nha Trang có độ lây nhiễm (P50=104)
ngang ngữa với Hà Nội, nghĩa là vùng Hà Nôi (Vĩnh Phúc) đã có lây nhiễm thì
vùng Nha Trang cũng có khả năng lây nhiễm tương tự.
So sánh Sài Gòn (P50= 17.4) với Hà Nội (P50=111), khả
năng lây nhiễm bệnh ở Sài Gòn chỉ bằng 15% của Hà Nội.
Độ lây nhiễm ở Sài Gòn (P50= 17.4) ngang ngữa với
Singapore (P50=22.3). Vào ngày 20/2/2020, tổng số người lây nhiễm bệnh ở
Singapore là 81. Hàng năm có khoảng 3.62 triệu người Tàu từ Trung quốc du lịch
Singapore, và đó là nguồn lây nhiễm chính ở Singapore.
Ở trong phòng lạnh có an toàn không? Tại Sài Gòn, nhiệt
độ trong phòng điều hòa không khí thường là 25ºC, và ẩm độ không khí khoảng R=
60% trong khi bên ngoài ẩm độ 80%. So với ngoài trời ở vùng Sài Gòn, sống trong
phòng lạnh (P50 = 376) có nguy cơ truyền nhiễm 22 lần nhiều hơn.
BẠN CÓ NÊN QUÁ LO SỢ?
Tuy lây nhiễm rất nhanh, nhưng coronavirus Covid-19 chỉ
làm chết người dưới 3%. Người chết đa số là người có sức đề kháng yếu như người
già, người đang có bệnh khác (như ung thư, ho lao, tiểu đường, v.v.) hay người
trẻ bị bệnh không được chửa trị sớm.
Virus truyền từ người-qua-người do dính phải đồm, nước
mũi, nước miếng, mồ hôi, chất thải của bệnh nhân, mặc dầu người này chưa có triệu
chứng bệnh rõ rệt (trong thời gian ủ bệnh). Tốt nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp
với người nghi có bệnh. Nếu cần phải tiếp xúc, không nên bắt tay, ôm hôn, v.v.
và đứng cách xa hơn 2 m, để tránh đàm, nước mũi, nước miếng văng phải khi họ
ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ.
Nếu bạn khỏe mạnh, mang khẩu trang sẽ làm bạn dễ bị
lây nhiễm nhiều bệnh khác hơn, vì virus rất nhỏ, dễ dàng chui qua khẩu trang. Bạn
chỉ mang khẩu trang nếu bạn bị bệnh, và khẩu trang có mục đích là làm giảm việc
lây nhiễm cho người khác (đàm nước mũi nước miếng không văng xa vào người
khác). Dầu là người khỏe mạnh, mỗi khi ho, nhảy mũi, phải dùng khăn hay giấy
lau mặt che mũi và miệng để tránh văng đàm, nước mũi vào người khác.
Virus có thể sống lâu hơn nếu nó dính ở mặt cứng như
sàn nhà, tường, cửa kính, đặc biệt là vật liệu làm bằng kim loại (có nhiệt độ
thấp hơn nhiệt độ không khí khi ở trong bóng mát), như núm cửa, lan can, thang
lầu, v.v. Trong trường hợp này, đeo găng tay có ich hơn khẩu trang.
Rữa tay, tắm, thay quần áo thường xuyên là rất cần thiết.
Rữa tay bằng nước với xà phòng hay với chất rữa có chứa 60% alcohol.
Bạn nên hạn chế việc giao tiếp không cần thiết ở chỗ
đông người như ở chợ, hội hè, đặc biệt là những nơi có máy điều hòa không khí
như siêu thị, rạp hát, phòng hội thảo, nhà thương cao cấp, v.v. Khả năng bị nhiễm
bệnh rất cao nếu tiếp xúc với người có bệnh trong nơi có môi trường kín với máy
điều hòa không khí.
Khả năng bị nhiễm bệnh ít hơn nếu ở trong môi trường
thoáng, ở ngoài công viên, hơn trong nhà đóng kín có bệnh nhân.
Mong rằng những kiến thức căn bản trên sẽ hữu dụng cho
quý vị.
Nguồn: 3.02.2020KHOAHOCNET.COM
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)