Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Giải trí cuối tuần-Khóc thầm của Lam Phương

Ban biên tập xim giới thiệu đến quí đọc giả bản nhạc Khóc thầm của Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác năm 1972 và từng được thu băng do nghệ sĩ Hương Lan trình bày.
Ngày nay nhiều ca sĩ đã không tôn trọng lời chính và sửa nhiều từ làm sai lệch ý nghĩa của tác giả.
Cám ơn VNguitar.net  về bản nhạc và người đăng bản hòa tấu trên youtube.





Hòa tâú



Vọng Cổ
Mỹ Châu và Minh Cảnh hát






Bài Vọng cổ
TÂN NHC

N
: TIn anh đi ri, em v gác lnh đìu hiu,
Ngoài tr
i trăng t, mà sao ướt đôi tay mm,
Bóng
đêm ng là người em yêu,
Khép
đôi mi li càng thương nhiu,
NAM: Ng
ười ơi thương nh ...
Bao n
ăm mn nng bây gi... lìa... nhau.

VONG C


N
: Tin anh đi ri em v trong qunh qu...
gác nh
đìu hiu đèn khuya lã ngn...
chi
ếu chăn còn lnh đến... bao...gi .
1. N
ước mt hay tuôn mà ướt đẫm vai mm,
B
ước chân đi có khi nào anh ngonh li, hình dáng em bun ngơ ngác trông theo,
Nghe lòng bu
n hóa đá vng phu,nghe em bé nh gia tri su cht ngt,
Anh
đi ri là tri đất hoang vu ,là mong đợi là mõi mòn thương nh.

2.
Đã bao năm anh vi Em như hình vi bóng, vai k vai mt phút chng xa ri.
V
ng xa anh là tt hn n cười,
Anh ph
ương xa dm dài mưa nng ...
ch
c đời trai không còn trăm đắng ngàn cay,
M
t hôm nào dng chân phiêu lng, giây phút chnh lòng cht nh đến em,
Xin bi
ết cho rng em đang su kh, ngào nghn đêm cu cho đôi la được gn nhau.

TÂN NHC
N
: Em thương anh t đây cách bit n cười
Đường xa gió lnh mưa nhiu
đời anh đắng cay trăm chiu
Bao n
ăm ri, mt ngày chưa sng xa nhau
Ng
t bùi chia st cho nhau
Mà gi
này sao lm thương đau
M
y đêm qua ri, nghe tng lá rng ngòai sân
T
ng hi chuông đổ càng thêm tái tê trong lòng !
V
ng anh cô phòng càng qunh hiu
nh
anh nh tng làn hơi th,
Gi
đây mi biết xa anh,
S
làm chết c đời Em.`

VONG C


NAM : Anh v
n biết bun nào hơn ni bun ly bit...
nh
ưng hãy lau đi dòng nước mt gượng vui lên ch đợi bui ...Anh...v
5. Hãy đim phn tô son gượng n n cười,
D
u biết xa anh là em bun em kh,
nh
ưng non nước điêu tàn sao n ngonh mt làm ngơ,
T
chân tri góc bin xa xôi,anh gi nh gi thương v chn c,
G
i c nim thương v người yêu bé nh vò vđơn làm chinh ph đợi tin chng.

6. Hãy c
quên đi nim đau nh bé, quê hương mình đau kh lm em ơi !
Vui làm sao khi khói l
a dy nơi nơi, nhưng không th trách sao li réo gi,
Dù v
ng anh mà đời em trơ tri, xa vng n cười tt lm nim vui,
Nh
ưng bây gi ta chp nhn chia phôi để tao ng trong nim vui dân tc,
Hãy g
ượng vui c ngăn dòng nước mt , dang đôi tay ch đợi bui tao phùng .
N
: Anh s v ngày tàn cơn binh la,
Ngày quê h
ương vang dy khúc hoan ca.
NAM : Là thôi là h
ết chia xa,
K
tai th th chuyn ta vi mình.


Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Mâm ngũ quả


Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền
http://khoahoc.tv/backend/counter.ashx?news_id=59477&sid=2015_1_5_17_41_59_449
Ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên của người Việt không bao giờ thiếu mâm ngũ quả, trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước.
Ý nghĩa từng loại quả:
Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.
Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.


Mâm ngũ quả thể hiện ước mong năm mới được an khang thịnh vượng
Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.
Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.
Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.
Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
Táo: Phú quý, giàu sang.
Thanh long : Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Quả trứng gà: Lộc trời cho.
Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.
Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.


                                 Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống là: Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ.
Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, người ta cũng không câu nệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả, thêm chùm nho mọng, thêm táo xanh, ớt đỏ, hồng xiêm… Dù bày biện nhiều loại quả hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.
Mâm ngũ quả miền Trung
Khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.


                                Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung

Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…
Mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.


                                     Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.
Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, như:
Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.
Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.
Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.
Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

nguồn: http://khoahoc.tv/doisong/yhoc/suc-khoe/59477_y-nghia-mam-ngu-qua-trong-van-hoa-3-mien.aspx

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Thư Xuân Hải Ngoại

                                                             Tiếng hát ca sĩ Hương Lan

Xuân Đất Khách

                                                         Giọng ca Nghệ sĩ Hồng Phượng

Xuân Đất Khách
Sọan giả : Viễn Châu 

Lối: 
Con chim sắt đã lao mình trong tuyết trắng
Bỏ lại nơi này tâm sự kẻ ly hương
Tôi đến đây để mà nhớ mà thương
Mà chờ đợi ngày về trong mộng tưởng

Vọng cổ : 

Không tiễn đưa ai bởi không có ai để mình đưa tiễn, thế nhưng sao mỗi chiều mưa lạnh tôi vẫn đến đây để nhìn phi cơ cất cánh rồi khuất dần trong khói trắng sương … mờ
Câu 1.  
Phải chăng nhớ quê hương và mong đợi ngày về. Kẻ vẫy khăn tay chào người ở lại, kẻ vội vàng nhấc mớ hành trang. Nghe họ chúc nhau câu ” Thượng lộ bình an”, tôi nghe lệ rưng rưng từng giọt chảy qua hồn. Rồi vội vàng cúi mặt quay lưng, để cố ngăn đôi dòng nước mắt.

Câu 2.
Nặng trĩu tâm tư khi làm thân viễn xứ nên một lần đi là khó thể quay về. Làm kẻ ly hương với tháng đợi năm chờ. Khói phi cơ đã tan dần trong mây trắng, sao tôi vẫn còn đứng lặng để nhìn theo. Một đàn chim vỗ cánh bay mau, trời ủ dột như nỗi sầu người lữ thứ. Tôi muốn mượn cánh chim gửi về đất Mẹ, những tâm sự buồn của một kẻ lìa quê.

Lối :
Đất khách bơ vơ, lạ bốn bề
Nên lòng cứ mãi nhớ thương quê
Mùa xuân về nữa, xuân về nữa
Tuyết trắng rơi nhiều, dạ tái tê

Vọng cổ :
 

Mỗi bận xuân sang tôi thấy lòng se lại, nhớ làm sao những hương vị của quê … nhà.
Câu 5.
Dưa hấu Gò Công bưởi ngọt Biên Hòa, rượu Bà Điểm nem chua Thủ Đức, cam Cái Bè măng cụt Lái Thiêu. Múi sầu riêng ngon ngọt biết bao nhiêu, cơm nấu gạo nanh chồn thơm bát ngát. Mùi hương khói lẫn theo điệu hát, mấy nhành mai nở rộ đón giao thừa.

Câu 6.
Xuân đất khách mịt mờ mưa tuyết đổ, đâu phải xuân quê nhà nên cây cỏ sơ rơ, ôi biết bao giờ trông thấy cảnh xuân xưa, ngày về quê cũ vẫn nay lần mai lựa. Xuân năm trước rồi hẹn mùa xuân tới, xuân năm này lại hẹn đến xuân sau. Âm thầm năm tháng qua mau, Xuân này đến nữa là bao xuân rồi.
Nóc giáo đường lạnh lẽo đứng chơ vơ, vài chiếc lá vật vờ rơi trước gió. Tuyết rơi trắng xóa bên cầu, mùa xuân đất khách ai sầu hơn ai..

Xuân trong tuyết trắng

Ngày 17 tháng 2 tuyết phủ  gần 2 tấc ở tiểu bang Virginia, Hoa kỳ


 Trong khi ở Việt nam mọi người chuẩn bị "tống cựu nghinh tân"


Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Mạo danh sản phẩm Maggi

Ban biên tập giới thiệu đến quí vị 1 bài viết của ông Huỳnh Chiếu Đẳng, cựu giáo sư Lý Hóa miền Nam, nay định cư ở Hoa kỳ.


Cách Nhìn "Bên Dưới" Hàng Ch
In Trên Nhãn Mt Sn Phm
Huỳnh Chiếu Đng

Kính thưa quí bạn, hôm nay xin gởi đến các bạn một chuyện xó bếp nhưng chắc là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của các bạn:

Đó là cách "Nhận diện Chân Dung Của Một Sản Phẩm" nói rõ hơn là chân dung thật sự của một thực phẩm Trung Quốc hay là do người Trung Quốc ở ngoài lục địa làm ra mập mờ gạt bà con ta. Tại sao gọi là gạt bà con Việt Nam ta, thưa chúng thường chỉ bán tại tiệm thực phẩm (tại Mỹ) của người Hoa và người Việt (hay trên Internet). Tôi tin là những tiệm buôn ngoại quốc không lầm. Trường hợp điển hình bên dưới.
HCD (20-Apr-2014)

Số là một bằng hữu mang ba chai nước chấm nầy đến đố tôi coi thật hay giả. Theo lời một bằng hữu nầy thì nhiều người quen biết còn cải lại là đồ thiệt chánh tông.

bây giờ mời các bạn đi mua thực phẩm cùng với tôi. Tôi được lịnh cấp trên phải nghiên cứu về thực phẩm mọi mặt cho gia đình từ mấy chục năm nay. Do vậy tuy tôi không đi chợ nhưng các bạn đưa món nào ra tôi đoán được nó có những thứ gì không nên ăn pha trong đó.

Người Tàu biết rằng hễ để nhãn hiệu Tàu hay ghi Made In China, ghi Made in P.R.C. (P.R.C=Popular Republic of China=Làm tại nước Trung Hoa (Lục Địa) thì người ta không mua, nên tìm cách ghi né hợp pháp. (Để khi nào có dịp tôi sẽ nói về hàng chữ Made In "đủ thứ chữ mập mờ" của các người Trung Hoa. Họ tìm mọi cách né chữ Made In China và tìm cách "mập mờ" để bà con ta đọc sơ qua tưởng là sản phẩm của Mỹ).

Số là một bằng hữu mang ba chai nước chấm nầy đến đố tôi coi 
thật hay giả làm tại đâu. Hỏi thì tôi nói theo ý tôi. Còn phần các bạn thì suy xét theo ý mình. Bây giờ chúng ta đi chợ mua nước chấm thử coi nghe. Đây chỉ là một thí dụ về cách chọn mua thực phẩm của tôi xưa nay. Chọn thôi, còn mua thì tôi ít khi tự tay mua.


Các bạn nhìn sơ thôi, tôi sẽ phóng đại hình ra từ vùng
để các bạn đọc cho rõ chữ.

Hình chụp nhãn phía tay trái cả ba chai

Hình chụp nhãn phía tay mặt cả ba chai
Hai chai hai bên thì tạm coi như không giả đi, đế tính sau. Bây giờ chúng ta chú trọng tới chai nhỏ. Tôi phóng đại nhãn nó để các bạn xem. Đã được cho biết là "không thật", có thể nó cũng là hàng thật nhưng "mập mờ" gạt bà con. Các bạn đọc nhãn nó và nhận xét coi sao, làm y như khi các bạn lựa mua nước "tương" trong tiệm thực phẩm Việt Nam hay của người Trung Hoa.

Tôi phóng đại nhãn chai giữa:




.

Đọc thử hàng chữ dưới cùng. In chữ Paris và in hình tháp Eiffel coi ngon lành.
Ghi cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây chung.




Các bạn chú ý tới nơi tôi ghi mủi tên trắng, nghỉ một chút đừng đọc tiếp
coi có thấy chi lạ không (trừ hai mủi tên trên cùng sẽ nói sau).

Và đây là hình phóng đại cái nhãn dán bên tay trái của chai giữa (chai nhỏ):







Các bạn thấy chi lạ không? 

Các bạn dừng lại tính toán y như khi đi mua nó trong tiệm coi bao lâu thì các bạn quyết định được nên mua hay không.
...........chờ ...
...........chờ tính coi....

Tôi đưa cái chai nầy cho con tôi coi, chỉ trong vòng một phút nó nhìn thấy 
sai hai thứ:

Cái sai đầu tiên là ghi Product of French: Không đúng chữ đúng tiếng Anh.

Phải ghi là Product of France. 
Chữ France (danh từ) là nước Pháp, chữ French là tĩnh từ, ghi như nhãn là sai. Các bạn để ý đi ít tháng nữa chai nầy ghi lại đúng văn phạm ngay. Rồi thì cũng có thêm nhiều người lầm, mà tôi cũng e rằng sẽ sập tiệm nếu cơ quan US FDA (hay chi đó) để mắt vào. Phải ghi thế nầy: Product of France hay thế nầy:

- Cái sai thứ hai thật rõ nét

Hình trên ghi là 
200ml (200cc). Hình trên nữa ghi là 13 serving và mỗi serving là 150ml (150cc). Hai cái nầy chưởi nhau.

Chai chỉ có dung tích là 200 phân khối, thế mà ăn được 13 lần, mỗi lần 150 phân khối, vị chi theo bàn toán Tàu thì ăn được tới 13x150=1950 phân khối. Sơ ý tới mức đó thì chắc không phải là do người Pháp làm ra cái nhãn đâu.

Các bạn nghĩ sao về hàng chữ: "
Vegetable and salty meals are used" trên cái nhãn chánh chai giữa (nhỏ). Tiếng Anh nầy ba trợn quá chừng. Tôi đoán ý của tác giả cái nhãn nầy muốn nói "ăn chay ăn mặn gì cũng dùng được hết". Ông Tây ơi, nếu quả cái món nầy do mấy ông làm thì tôi lấy làm buồn giùm cho nước Pháp. Buồn là sao? Thưa buồn rằng (thìa là) cho tới bây giờ nước Pháp chỉ mới đuổi theo kịp nước Tàu về tiếng Anh.

Bây giờ tôi hỏi quí bạn vậy chớ người Pháp có thể nào in cái nhãn lỗi nhiều như vậy không?

***
Tới đây mà ngưng quả là vô duyên. Tôi tiếp tục nghiên cứu cho ra xuất xứ món nước tuơng nầy. Tìm hai câu trả lời cho hai câu hỏi:

1. Nó sản xuất nơi đâu? Nó ghi là Product of French mà, bạn nào tin nó do Pháp sản xuất thì đưa tay tôi đếm coi.

2. Và do ai làm ra? Tức là do ai: thí dụ người Pháp, người Hoa, người Việt, người Nhật... làm ra.

Tôi tin là phần lớn các bạn không thể biết được. Tôi thì cũng nhìn nhãn như quí bạn mà thôi, nhưng có kinh nghiệm hơi các bạn tới 20 năm về mua thực phẩm, nên tôi biết được.

Hẳn xưa nay các bạn biết đã nhiều lần tôi nói rằng đừng có tin những gì in trên nhãn mà phải đắn đo nghi ngờ. Ngoài chữ Product Of French (ba trợn không đúng văn phạm) ra, nó còn in mập mờ gạt các bạn hay quí bạn nội trợ thuộc nhóm thấy chữ là tin liền:



Thấy chữ USA thì tin ngay là hàng hóa Mỹ, không đâu tụi nó mánh lắm, nó ghi hợp pháp là "Phân phối bởi hãng V.L. Trading, USA" tức trụ sở hãng phân phối tại USA. Đại lý tại USA thôi, đại lý không phải là hãng làm ra món hàng.

Bây giờ trở lại câu hỏi cái món nầy sản xuất nơi đâu?

Nó nói là tại Pháp, đại lý phân phối tại Mỹ,

Bây giờ thì sai lung tung như vậy, sau nầy chúng ta sẽ thấy cái nhãn được in lại đúng mà mọi chuyện được hoàn hảo tươm tất hơn và lúc đó bà con ta lầm xuất xứ sâu hơn.

Hàng chục lần tôi nới với các bạn là barcode không nói được xuất xứ với kiểu làm ăn đa quốc gia hiện giờ. Thí dụ nước mắm Trung Quốc làm dõm mang sang Phú Quốc vô chai, chở qua Mỹ ghi rên chai sản xuất tại Phú Quốc Việt Nam ai mà kiện.

Tuy nhiên với món chúng ta thấy thì cái barcode nó ghi là 






Ba số đầu barcode là 893. Và chúng ta dò trong list barcode (đúng phần nào thôi, đừng tin hẳn) sẽ thấy sản xuất tại Việt Nam. 


 
Vậy thì chai nước tương nầy làm tại Việt Nam ghi là sản xuất tại Pháp, dùng chữ Tây và chữ Mỹ trên nhãn.

Câu hỏi số 1 trả lời rồi, sang câu hỏi thứ hai là do người nước nào làm ra?

Cái nầy bí mật bật mí do kinh nghiệm. Chúng ta nhìn đáy cái chai. Mời các bạn nhìn hình chụp:



Nhường hàng chữ Hoa cho quí vị biết đọc, thấy chữ Vạn Lợi Trading ở đây. 

Nếu người Việt Nam làm sao lại có chữ Tàu trên chai, nếu người Tàu làm thì làm tại Việt Nam là nơi cầu chứng cái nhãn.

Kết luận về chuyện ai làm: Các bạn tự suy tính theo mình, tôi không biết người nước nào sản xuất.

Xin hiểu cho rằng, tôi chỉ trình với các bạn cách tôi lựa thực phẩm. Tôi 
không có nói là món nước tương nầy không phải sản phẩm của Pháp. Tôi cũng không nói nó ngon hay dở, không có khuyên nên mua hay không chi hết. Quí bạn hãy tin ở chính mình, đừng có tin tôi. Cái chai bạn tôi mua còn giữ đây để làm bằng.


20-4-2014