Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Ngô đồng nhất diêp lạc

Tháng 8 năm 2010 cựu giáo sư Võ Ngọc Sơn hỏi cựu giáo sư Trần - Văn Phét về hai câu chữ Hán:

Ngô đồng nhất diệp lạc
梧桐一葉落
Thiên hạ tận tri thu
天下盡知秋
Sau đây là lời giải thích của cựu gs Trần-Văn Phét:


Cây ngô đồng được nhiều thi nhân dùng để miêu tả mùa thu  . Trong điển tích “Bá Nha Tử Kỳ” cũng nhắc đến . Vua Phục Hy thấy 5 vì sao xẹt xuống cây ngô đồng rồi chim phượng hoàng đến đậu . Vua cho người cắt cây ngô đồng làm 3 phần: thiên, địa, nhân và làm đàn . Chỉ có đọan giữa là tiếng vừa thanh vừa đục nên đem ra sông ngâm 4 tuần lễ (72 ngày) rồi phơi khộ sau đó chọn ngày lành tháng tốt giao cho Lưu Tử Kỳ làm đàn, dựa theo Cung dao trì và đặt tên Dao cầm.
Ca dao ta cũng có nói về cây ngô đồng:
Cây ngô đồng cành biếc
Con chim phượng hoàng nó đậu cành cao
Thươmg em phận gái má đào
Bởi tham đồng bạc trắng nên em mới vào chốn cực thân

Không ai biết rõ nguồn gốc câu thơ chữ Hán:
Ngô đồng nht dip lc
Thiên h
tn tri thu
Tuy nhiên trong bài 群芳譜 quần phương phổ của ông Vương Tượng Tấn 王象晋(1561-1653) viết vào năm 1621 có 4 câu:
梧桐一葉落,
Ngô đồng nhất diệp lạc
天下盡知秋。
Thiên hạ tận tri thu
梧桐一葉生,
Ngô đồng nhất diệp sinh
天下新春再
Thiên hạ tân xuân tái
Nghĩa là:
Một chiếc lá ngô đồng rơi
Mọi người đều biết mùa thu
Một nhánh lá ngô đồng nẩy chồi
Mọi người biết xuân trở lại
Có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng không ai xác dịnh được căn nguyên của hai câu thơ đó. Thậm chí có người viết :
 thiên hạ cộng tri thu  
hay
 thiên hạ cộng bi thu


Virginia ngày 27 tháng 8 năm 2010
Trần-Văn Phét