Ðêm năm canh lắng tiếng chuông rền
Hay
Ngày sáu khắc thẩn thờ
mong tin nhạn,
Đêm năm canh chờ đợi tháng ngày trôi!
Đêm năm canh chờ đợi tháng ngày trôi!
ĐÊM NĂM CANH NGÀY SÁU KHẮC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Mọi người hay nhầm tưởng là ban đêm tính bằng canh và ban ngày tính bằng khắc, thật ra, không phải là như vậy. ban ngày không tính bằng "Khắc" mà tính theo từng giờ giấc qui định theo thuật Can Chi.
Theo lịch cổ, "Thời" và "Khắc" là đơn vị thời gian. Thời được tính theo giờ và Khắc được tính theo phút. mỗi ngày đêm chia thành 12 thời (mỗi thời tương đương 2 giờ). mỗi khắc = 1/100 *ngày, tức là: (24*60)/100 = 14,40 phút , đến triều Nguyễn lại đổi 1 khắc = 1/96* ngày, tức bằng 15 phút ("khắc" là chỉ vạch khắc trên thùng nhỏ nước tính giờ, một ngày đêm thì nhỏ hết 1 thùng).
Người xưa thích dùng lịch can chi (hay còn gọi là: Thập Can Thập Nhị Chi) là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore.... Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian.
Can được gọi là Thiên
Can hay Thập Can do có đúng thập (10) can khác nhau: Canh (0), Tân
(1), Nhâm (2), Quý (3), Giáp (4), Ất (5), Binh (6), Đinh (7), Mậu (8), Kỹ (9).
Chi được gọi là Địa Chi hay Thập Nhị Chi do có đúng thập nhị (12) chi khác nhau: Tý (1) , Sửu (2), Dần (3), Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi (12).
Chi được gọi là Địa Chi hay Thập Nhị Chi do có đúng thập nhị (12) chi khác nhau: Tý (1) , Sửu (2), Dần (3), Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi (12).
Tất cả các Can Chi và
Địa Chi kết hợp với nhau sẻ thành chu kỳ 60 năm hay còn gọi là "lục thập
hoa giáp", chu kỳ của một đời người.
|
Ảnh Minh Họa: Zhinü và Niulang, tranh vẽ của họa sĩ Tsukioka Yoshitoshi, thế kỷ 19 |
Để tính thời gian của
một ngày đêm, người ta chia từ giờ Tý (tức là từ 23 giờ tối hôm trước đến
1 giờ sáng hôm sau)... và giờ Hợi (từ 21 giờ đến 23 giờ trong ngày).
Giờ Tý: 23 giờ → 1 giờ sáng
Sửu: 1 → 3
Dần: 3 → 5 (Giờ Cọp đi ăn trở về lại rừng)
Mão: 5 → 7
Thìn: 7 → 9
Tỵ: 9 → 11
Giờ Ngọ: 11 → 13 (đúng Ngọ tức là 12 giờ trưa)
Mùi: 13 → 15
Thân: 15 → 17
Dậu: 17 → 19 (Giờ Gà lên chuồng ngũ)
Tuát: 19 → 21
Hợi: 21 → 23
Người xưa rất chú trọng về thời gian của ban đêm (tối lửa, tắc đèn), các chính quyền thời phong kiến đặt ra các viên tuần kiểm (tuần tra ban đêm) nhằm báo hiệu giờ, khắc theo từng thời gian trôi qua trong một đêm, bằng tiếng hiệu lệnh của :kẻng". Họ nghĩ rằng, mỗi đêm chỉ có 10 giờ (từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng), nó trùng với Thập Can, mà Thập Can lại bắt đầu bằng chử "Canh", từ đó họ chia một đêm (10 giờ) thành 5 canh (từ canh 1 tới canh 5).
Giờ Tý: 23 giờ → 1 giờ sáng
Sửu: 1 → 3
Dần: 3 → 5 (Giờ Cọp đi ăn trở về lại rừng)
Mão: 5 → 7
Thìn: 7 → 9
Tỵ: 9 → 11
Giờ Ngọ: 11 → 13 (đúng Ngọ tức là 12 giờ trưa)
Mùi: 13 → 15
Thân: 15 → 17
Dậu: 17 → 19 (Giờ Gà lên chuồng ngũ)
Tuát: 19 → 21
Hợi: 21 → 23
Người xưa rất chú trọng về thời gian của ban đêm (tối lửa, tắc đèn), các chính quyền thời phong kiến đặt ra các viên tuần kiểm (tuần tra ban đêm) nhằm báo hiệu giờ, khắc theo từng thời gian trôi qua trong một đêm, bằng tiếng hiệu lệnh của :kẻng". Họ nghĩ rằng, mỗi đêm chỉ có 10 giờ (từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng), nó trùng với Thập Can, mà Thập Can lại bắt đầu bằng chử "Canh", từ đó họ chia một đêm (10 giờ) thành 5 canh (từ canh 1 tới canh 5).
Tên
Canh
|
Thời
Gian
|
Canh
1
|
Từ
19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất
|
Canh
2
|
Từ
21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi
|
Canh
3
|
Từ
23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý
|
Canh
4
|
Từ
1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu
|
Canh
5
|
Từ
3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần
|
Vì ban ngày là rỏ ràng minh bạch, do vậy phải định vị thời gian cho thật chuẩn xác theo từng giờ, nên vào thời gian nào thì có tên gọi đúng như vậy, chẳng hạn, giờ Ngọ là giữa trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều).
Mọi người hay nhầm tưởng
là ban đêm tính bằng canh và ban ngày tính bằng khắc, thật ra, không phải là
như vậy. " Đêm 5 Canh, Ngày 6 Khắc" chỉ là nhân cách
hóa sự chờ đợi, theo thời gian mà thôi, ở đây là cách phân biệt giữa ban ngày
và ban đêm, cũng như người ta nói "49 gặp 50" vậy, ban ngày không
tính bằng "Khắc" mà tính theo từng giờ giấc qui định của thuật Can
Chi (Tý, Sử, Dần Mão..).
Trong "Cung Oán Ngâm Khúc" của Nguyễn Gia Thiều có câu:
Trong "Cung Oán Ngâm Khúc" của Nguyễn Gia Thiều có câu:
"Ngày sáu khắc tin
mong nhạn vắng
Ðêm năm canh lắng tiếng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u"
Ðêm năm canh lắng tiếng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u"
Không gian trong Cung
oán ngâm khúc là không gian của chốn tiêu phòng lạnh lẽo. Thời gian
trong Cung oán ngâm khúc chủ yếu là mùa thu và bóng đêm, chỉ
còn lại nỗi cô đơn của tháng ngày vời vợi. Ngày sáu khắc, đồng nghĩa với từng
khắc, từng giây, nhớ mong, mòn mõi đợi chờ.
"Trong gang tấc mặt
trời xa bấy,
Phận hẩm hiu nhường ấy vì đâu?
Sinh ly đòi rất thời Ngâu,
Một năm còn thấy mặt nhau một lần."
Phận hẩm hiu nhường ấy vì đâu?
Sinh ly đòi rất thời Ngâu,
Một năm còn thấy mặt nhau một lần."
Chàng Ngưu chỉ có một
nàng "Chức Nữ, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần trên chiếc cầu Ô
Thước".
Ngày sáu khắc thẩn thờ
mong tin nhạn,
Đêm năm canh chờ đợi tháng ngày trôi!
Đêm năm canh chờ đợi tháng ngày trôi!