Lênh đênh một chiếc
thuyền tình
Mười hai bến nước đưa
mình về đâu
Không ai biết rõ 12 bến nước là gì. Tuy nhiên có 3
giả thuyết có thể tạm chấp nhận:
1. 12 địa vị người đàn ông trong xã hội thờì phong kiến: ngư, tiều, canh, mục, sĩ ,nông,công, thương, nho, y, lý, bóc.
漁 Ngư : đánh cá
樵 Tiều: đốn củi
耕 Canh: cày cấy
牧 Mục: chăn nuôi
仕 Sĩ: Làm quan: 公 Công , 侯 Hầu, 卿 Khanh, 相 Tướng
農 Nông: Làm ruộng, trồng trọt
工 Công: làm thợ
商 Thương: buôn bán
儒 Nho: thầy giáo
醫 Y: thầy thuốc
理 Lý: thầy địa lý
卜 Bốc: thầy bói
· 2. 12 con giáp :
Tý, Sửu ,Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
· 3. 12 nguyên nhân của thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo:
vô
minh : không sáng suốt
hành : hành động
thức : ý thức
danh sắc : danh và hình tướng
lục nhập: nội nhập gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; ngoại nhập gồm
sắc, thi, hương, vị, xúc . Trong Phật học quyển Niết bàn 23 có giải thích ngoại
nhập là 6 thằng giặc (lục tặc); nội nhập là không tụ lạc (xóm nhà trống không,
chẳng có người ở, chẳng có đồ ăn uống, chẳng có tiền của)
xúc : tiếp xúc
thụ : cảm giác
ái : yêu mến
thủ : nắm giữ lấy
hữu: trở thành
sinh : sinh ra đời
lão tử : già và chết
Trong Phật học, Tâm
Minh Lê Đình Thám giải thích như sau:
1. Vô minh: Vô minh là
không sáng suốt, là mề lầm, không nhận
được bản tính duyên
khởi chân thật. Do vô minh, nên không biết tất cả sự vật, dầu thân, dầu
cảnh, dầu sinh, dầu diệt, dầu năng, dầu sở, dầu có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra, do nhân
duyên tan rã mà giả dối mất
đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể. Chính vì không biết như
thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối
đãi giữa thân tâm và cảnh giới, phát khởi ra
những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không
ngừng.
2. Hành: Hành, chính là cái tâm
niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng ấy, nó làm cho chúng sanhnhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng
của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.
3. Thức: Tâm niệm sinh diệt tiếp tục ấy,
theo nghiệp báo duyên ra cái thức tâm của mỗi đời, chịu cái thân và cái cảnh
của loài này hoặc loài khác.
4. Danh sắc: Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc, bao gồm những
cái có hình tướng, như thân và cảnh;
Danh, bao gồm nhwnxgc ái không
có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một
cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp
nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh
giới của nghiệp ấy.
5. Lục nhập: Thân tâm đối với cảnh
giới thì duyên khởi ra các
sự lãnh nạp nơi 6 giác quan, nhãn căn lãnh
nạp sắc trần, nhĩ căn lãnh nạp thanh trần, tỷ căn lãnh nạp hương trần, thiệt căn lãnh nạp vị trần, thân căn lãnh nạp xúc trần và ý căn lãnh nạp pháp trần.
6. Xúc: Do
những lãnh nạp như thế, mà các
trần ảnh hưởng đến tâm hay biết sinh
ra quan hệ với nhau, nên gọi là xúc.
7. Thọ: Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra
các thọ là khổ thọ, lạc thọ, hỷ thọ, ưu thọ và xả thọ.
8. Ái: Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì
ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.
9. Thủ: Do tâm gắn bó với
thân, với cảnh nên không thấy được sự thật như huyễn, như hóa,
mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành những sự
tướng có định, rồi từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như thế, gọi là thủ.
10. Hữu: Do tâm chấp trước,
nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến
thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có
chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.
11. Sinh: Có sống, tức là có sinh, nói một cách khác, là do
không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn,
không có tự tánh, nên nhận lầm thật có sinh sống.
12. Lão tử: Lão tử là
già rồi chết. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.
Virginia
Ngày của Mẹ , 13 tháng 5 năm 2018
Trần –Lâm Phát