Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Luật thơ Đường


Thơ Đường luật
 

1. Định nghĩa

Thơ Đường luật  ( ) là thể thơ thuần tuý của  người Trung hoa, nó bắt đầu từ đời Đường (618-907) và có khi còn gọi là cận thể (近體). Khi thơ Đường luật du mhập vào Việt nam thì âm luật hoàn toàn của người Việt nam.

Nếu bài thơ gồm có 4 câu  thì gọi là tứ tuyệt và có 8 câu thì gọi là bát cú.  Trong bài thơ nếu mỗi câu có 5 chữ  thì gọi là ngũ ngôn và 7 chữ thì gọi là thất ngôn.

Vì thế thơ Đường có thể phân ra làm 2 loại:

·         Tứ tuyệt gồm có ngũ ngôn hoặc thất ngôn tứ tuyệt

·         Bát cú gồm có ngũ ngôn hoặc thất ngôn bát cú

 Thí dụ: thất ngôn tứ tuyệt

            Nam Quốc Sơn Hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Lý Thường Kiệt

   
                   

Chú thích: Bài viết này chú tâm đến thể thất ngôn bát cú.

 2. Cách gieo vần:

 Thất ngôn bát cú là thể thơ Đường thông dụng nhất. Bài thơ phải có 5 vần  giống nhau (độc vận) và thông thường là vần bằng. Chữ cuối của câu một phải vần với chữ cuối của các câu chẵn (2, 4, 6, 8).

 3. Luật bằng trắc:

 Vần bằng (B) gồm những chữ có dấu  huyền hay không dấu.

 Vần trắc (T) gồm những chữ có dấu  sắc, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng.

 Muốn biết bài thơ thuộc thể loại nào, đọc giã phải nhìn vào chữ thứ nhì của câu một. Nếu chữ ấy là vần bằng thì bài thơ thuộc luật bằng và ngược lại chữ ấy là vần trắc thì bài thơ thuộc luật trắc.

Chữ thứ 8 câu 1 định loại vần cho bài thơ. Nếu là vần bằng thì bài thơ vần bằng; nếu  là vần trắc thì bài thơ vần trắc.

 

Luật bằng

x: không cần theo luật

Luật trắc

x: không cần theo luật

Chính luật

Thông luật

Chính luật

Thông luật

BBTTTBB

xBxTxBx

TTBBTTB

xTxBxTx

TTBBTTB

xTxBxTx

BBTTTBB

xBxTxBx

TTBBBTT

xTxBxTx

BBTTBBT

xBxTxBx

BBTTTBB

xBxTxBx

TTBBTTB

xTxBxTx

BBTTBBT

xBxTxBx

TTBBBTT

xTxBxTx

TTBBTTB

xTxBxTx

BBTTTBB

xBxTxBx

TTBBBTT

xTxBxTx

BBTTBBT

xBxTxBx

BBTTTBB

xBxTxBx

TTBBTTB

xTxBxTx


 Bài thơ  Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt thuộc luật trắc, vần bằng vì  trong câu một, chữ quốc là vần trắc và chữ  là vần bằng.

 Bài thơ Qua đèo ngang thuộc luật trắc (chữ thứ 2 câu 1: “tới” vần T) và vần bằng (chữ thứ 7 câu 1 “tà” vần B ).

Vì đúng luật rất là khó nên nhà thơ chỉ theo thông luật “Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhì Tứ Lục phân minh         ” nghĩa là chữ thứ nhất, chữ thứ ba, chữ thứ năm không cần đúng luật và chữ thứ hai, chữ thứ tư, chữ thứ sáu phải theo đúng luật.                     

4. Cách đối:

Có 2 cách đối: đối ý và đối chữ.

Đối ý là 2 ý tưởng chọi nhau.

Đối chữ là đối luật bằng trắc như vần bằng đối với vần trắc và phải cùng tự loại như danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ, trạng từ đối với trạng từ, động từ đối với động từ v.v.

Trong bài thơ bát cú Đường luật, câu 3 đối với câu 4 và câu 5 đối với câu 6.

Hãy quan sát bài Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:

                          Bước tới đèo ngang bóng xế tà

                         Cỏ cây xanh lá đá chen hoa

                         Lom khom dưới núi tiều vài chú

                         Lác đác bên sông rợ mấy nhà

                          Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

                          Thương nhà mõi miệng cái gia gia

                          Dừng chân đứng lại trời non nước

                          Một mảnh tình riêng ta với ta

Câu 3 và câu 4 đối nhau về luật bằng trắc và loại tự :

                         Lom khom (BB) vs Lác đác (TT)

                         dưới núi (TT) vs bên sông (BB)

                         tiều vài chú (BBT) vs rợ mấy nhà (TTB)

 Câu 5 và câu 6 cũng tương tự

5. Niêm:

 Niêm là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ.

Hai câu thơ trong thơ Đường niêm với nhau khi chữ thứ nhì của 2 câu cùng 1 luật bằng trắc: bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

Trong bài Qua đèo ngang :

Chữ thứ nhì trong câu 1 và câu 8 : tới (T) niêm với mảnh (T)

Chữ thứ nhì trong câu 2 và câu 3 : cây (B) niêm với khom (B)

Chữ thứ nhì trong câu 4 và câu 5 : đác (T) niêm với nước (T)

Chữ thứ nhì trong câu 6 và câu 7 : nhà (B) niêm với chân (B)

Nếu bài thơ không niêm với nhau thì gọi là thất niêm.

 6. Bố cục:

 Bài thơ bát cú có 4 phần : đề, thực, luận, kết.

Đề gồm phá đề (câu 1) và thừa dề (câu 2) dùng để mở đầu và đi vào bài.

Thực còn gọi là trạng (câu 3, câu 4) dùng để giải thích đầu bài cho rõ ràng .

Luận (câu 5 và câu 6) dùng để bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài.

Kết (câu 7 và câu 8) dùng để tóm lại ý nghĩa toàn bài. 

7. Họa thơ  

Họa thơ có từ thời vua Lê Thánh Tôn khi ngài lập ra hội Tao đàn nhị thập bát tú 騷壇二十八秀 (28 vì sao) từ năm 1495 cho đến năm 1497.

Có 2 cách họa thơ Đường : hạn vận và phóng vận

Hạn vận:

Lối Hạn vận không có bài xướng mà chỉ có đề và 5 vần

Thí dụ:

Đầu đề: Xuân khuê

5 vần: chờ, hờ, thưa, tơ, thơ

Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp,
nửa, trượng, thước, tấc.

       Xuân Khuê

Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối 
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ

                               Phan Mạnh Danh

Chú thích: Hè năm 1926 ông Đào Sĩ Nhã đến viếng nhà ông Phan Mạnh Danh và thách ông Danh làm bài thơ hạn vận

Phóng vận:

7.1 Qui tắc:

Lối phóng vận có bài xướng  và phải theo 4 qui tắc:

·       Thể thơ: phải giữ đúng thể thơ: bát cú thì họa phải bát cú; tứ tuyệt thì họa phải tứ tuyệt; thất ngôn thì phải họa thất ngôn, ngũ ngôn thì phải họa ngũ ngôn.

·       Vần: phải dùng 5 vần trong bài xướng và không được dùng chữ trước những chữ gieo vần của bài xướng

 Ý: bài họa phải theo đúng ý hoặc đối ý và có thể diễn tả rộng nghĩa hơn bài xướng

·       Luật: bài họa phải đối với luật bài xướng . Bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại.

Khi có nhiều người họa thì chỉ cần người hoạ đầu tiên phải tuân theo luật, người còn lại thì không nhất thiết phải tuân theo.

7.2 Cách thức:

Có 4 cách họa phóng vận:

Họa Nguyên Vận

Họa Đảo Vận

Họa Hoán Vận

Họa Tá Vận

 7.2.1 Họa Nguyên Vận

Bài họa phải theo đúng thứ tự các vần của bài xướng từ trên xuống dưới.

Thí dụ:

 Bài xướng

Tôn Phu Nhân Qui Thục

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng

Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông

Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc

Về Hán trau tria mảnh má hồng

Son phấn thà cam dày gió bụi

Đá vàng chi để thẹn non sông

Ai về nhắn với Châu Công Cẩn

Thà mất lòng anh đặng bụng chồng

Tôn Thọ Tường       

 

Bài họa

 

Cài trâm sửa trấp vẹn câu tòng

Mặt ngã trời chiều biệt cõi Đông

Tơ toả trời Ngô in sắc trắng

Duyên về đất Thục được màu hồng

Hai vai tơ tóc bền trời đất

Một gánh cang thường nặng núi sông

Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết

Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng

Phan Văn Trị

 7.2.2 Họa Đảo Vận

Bài họa phải theo đúng thứ tự các vần của bài xướng từ dưới lên trên.

 7.2.3 Họa Hoán Vận

Người họa không cần theo thứ tự vần của bài xướng và có thể đổi theo ý của mình.

 7.2.4 Họa Tá Vận

Đây là cách họa dễ nhất. 

Người họa chỉ mượn vần của bài xướng; không cần phải theo đúng nghĩa của bài xướng và không cần theo luật họa Bằng Trắc. 

Lối hoạ này làm mất giá trị bài xướng.

Virgina, ngày 28 tháng 9 năm 2007

Trần-Lâm Phát