Nơi ghi lại những kỷ niệm liên quan đến Trung Học Đất-Đỏ Phước-Tuy, văn học nghệ thuật và kỹ thuật tân tiến. Bài vở, tài liệu, hình ảnh và góp ý, xin email đến truongdatdo@yahoo.com
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014
Luật thơ song thất lục bát
Thơ song thất lục bát
1.
Định-nghĩa:
Thơ song thất lục bát là thể thơ thuần tuý của người Việt-nam. Bài thơ bắt đầu bằng hai câu bảy chữ, kế tiếp câu sáu chữ và chấm dứt bằng câu tám chữ.
Thí dụ:
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu,
Hỏi ngày về, ước nẻo quyên
ca.
Nay quyên đã giục oanh già,
Ý
nhi lại gáy trước nhà líu lo
(Chinh
phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điễm?)
2. Cách gieo vần:
Chữ cuối của câu bảy thứ nhất phải vần với chữ thứ 5 của câu bảy thứ hai và đều là vần trắc.
Chữ cuối của câu bảy thứ hai phải vần với chữ cuối của
câu lục (sáu chữ), đều là vần bằng.
Chữ thứ 6 của câu lục chữ phải vần với chữ thứ 6 của
câu bát (8 chữ), đều là vần bằng và
chữ thứ 8 của câu bát phải vần với chữ thứ 5 của câu thất (7 chữ) thứ nhất của khổ
tiếp theo, đều là vần bằng
Thí dụ:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt
như đồng,
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong
má đào
Duyên đã may cớ sao lại rủi
Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang
Vì đâu nên nỗi dở dang
Nghĩ mình mình lại thêm thương nỗi mình
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)
3. Luật bằng trắc:
Vần bằng (B) gồm những chữ có dấu huyền hay không dấu.
Vần trắc (T) gồm những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, và dấu
ngã.
Theo đúng luật thì ngoại trừ chữ thứ nhất của câu song thất; còn các chữ còn lại của câu bảy chữ, câu lục và câu bát phải như sau:
XTTBBTT
XBBTTBB
BB TT BB
BB TT BB TB
Thí dụ:
Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ
X T
T B
B T T
Quán thu phong đứng rũ tà huy
X
B B T
T B B
Phong trần đến cả sơn khê
B B T
T B B
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
B B T
T B B
T B
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)
Vì đúng luật rất là khó nên nhà thơ chỉ theo luật cho chữ thứ ba, thứ năm và thứ bảy cho câu song thất; còn câu lục bát thì theo lệ “Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhì Tứ Lục phân minh” nghĩa là chữ thứ nhất, chữ thứ ba, chữ thứ năm không cần đúng luật và chữ thứ hai, chữ thứ tư, chữ thứ sáu và chữ thứ tám phải theo đúng luật.
X X T X B X T
X X B X T X B
X B X T X B
X B X T X B X B
Thí dụ:
Mười ba số nghĩ suy đếm kỹ
X X T X B X T
Ngày thuyền trôi
đến chỉ Bình Tuy
X
X
B X T X
B
Ước mong chưa
được cái gì
X
B X T
X B
Lại mang vạ đến
một khi lạc đường
X B X T X
B X B
( Hành trình tự do - Trần-Lâm Phát)
Ngoài ra nếu hai câu bảy chữ sóng nhau (đối hay không đối) thì chữ thứ hai và chữ thứ ba của câu bảy thứ nhất có thể chuyển từ TT ra BB
Thí dụ hai câu đối nhau:
Chàng thì đi cỏi xa mưa gió
Thiếp lại về buồng cũ
chiếu chăn
(Chinh
phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điễm?)
Thí
dụ hai câu không đối nhau:
Chàng
thì đi vào nơi gió cát
Đêm trăng này nghĩ mát phương nao?
4. Họa:
Hoạ thơ song thất lục bát cũng giống như họa thơ lục bát
4.1 Vần:
Bài họa phải theo những
nguyên tắc sau đây:
Những chữ sau đây của bài họa
phải dùng đúng chữ của bài xướng
· Hai câu song thất: chữ thứ nhất, thứ 5 và thứ 7
· Câu lục: chữ thứ nhất và chữ thứ 6
· Câu bát: chữ thứ nhất, thứ 6 và thứ 8
· Chữ thứ 8 câu 8 cuối bài họa không phụ thuộc vào vần câu 6 ở trên.
Bài họa không được dùng những chữ của bài xướng:
· Câu 7: chữ thứ 4 và chữ thứ 6
· Câu 6 : chữ thứ 5
· Câu 8: chữ thứ 5, chữ thứ 7
Tuy nhiên vì quá
khó nên người họa chỉ dùng những chữ thứ 6 và thứ 8 của bài xướng
và chữ thứ 6 câu 8 thì có thể họa vần, không bắt buộc phải
dùng chữ của bài xướng.
4.2 Ý:
Không nhất thiết phải theo ý của bài xướng
Không nên gượng ép theo sát chữ của bài
xướng
Virgina, ngày 28 tháng 9 năm 2007
Trần-Lâm Phát
Luật thơ Đường
1. Định nghĩa:
Thơ Đường luật (唐 律) là thể thơ thuần tuý của người Trung hoa, nó bắt đầu từ đời Đường (618-907) và có khi còn gọi là cận thể (近體). Khi thơ Đường luật du mhập vào Việt nam thì âm luật hoàn toàn của người Việt nam.
Nếu bài thơ gồm có 4 câu
thì gọi là tứ tuyệt và có 8 câu thì gọi là bát cú. Trong bài thơ
nếu mỗi câu có 5 chữ thì gọi là ngũ ngôn và 7 chữ thì gọi là thất ngôn.
Vì thế thơ Đường có thể
phân ra làm 2 loại:
· Tứ tuyệt gồm có ngũ ngôn hoặc thất ngôn tứ tuyệt
· Bát cú gồm có ngũ ngôn hoặc thất ngôn bát cú
Thí dụ: thất ngôn tứ tuyệt
Nam Quốc Sơn Hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
南 國
山 河 南 帝 居
Tiệt
nhiên định phận tại thiên thư
截 然
定 分 在 天 書
Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm
如 何
逆 虜 來 侵 犯
Nhữ đẳng
hành khan thủ bại hư
汝 等
行 看 取 敗 虛
Lý Thường
Kiệt
李 常 傑
Chú thích: Bài viết này chú
tâm đến thể thất ngôn bát cú.
2. Cách gieo vần:
Thất ngôn bát cú là thể thơ Đường thông dụng nhất. Bài thơ phải có 5 vần giống nhau (độc vận) và thông thường là vần bằng. Chữ cuối của câu một phải vần với chữ cuối của các câu chẵn (2, 4, 6, 8).
3. Luật bằng trắc:
Vần bằng (B) gồm những chữ có dấu huyền hay không dấu.
Vần trắc
(T) gồm những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng.
Muốn biết bài thơ thuộc thể loại nào, đọc giã phải nhìn vào chữ thứ nhì của câu một. Nếu chữ ấy là vần bằng thì bài thơ thuộc luật bằng và ngược lại chữ ấy là vần trắc thì bài thơ thuộc luật trắc.
Chữ thứ 8
câu 1 định loại vần cho bài thơ. Nếu là vần bằng thì bài thơ vần bằng;
nếu là vần trắc thì bài thơ vần trắc.
Luật
bằng x:
không cần theo luật |
Luật
trắc x:
không cần theo luật |
||
Chính
luật |
Thông
luật |
Chính
luật |
Thông
luật |
BBTTTBB |
xBxTxBx |
TTBBTTB |
xTxBxTx |
TTBBTTB |
xTxBxTx |
BBTTTBB |
xBxTxBx |
TTBBBTT |
xTxBxTx |
BBTTBBT |
xBxTxBx |
BBTTTBB |
xBxTxBx |
TTBBTTB |
xTxBxTx |
BBTTBBT |
xBxTxBx |
TTBBBTT |
xTxBxTx |
TTBBTTB |
xTxBxTx |
BBTTTBB |
xBxTxBx |
TTBBBTT |
xTxBxTx |
BBTTBBT |
xBxTxBx |
BBTTTBB |
xBxTxBx |
TTBBTTB |
xTxBxTx |
Bài thơ Qua đèo ngang thuộc luật trắc (chữ thứ 2 câu 1: “tới” vần T) và vần bằng (chữ thứ 7 câu 1 “tà” vần B ).
Vì đúng luật rất là khó nên nhà thơ chỉ theo thông luật “Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhì Tứ Lục phân minh 一 三 五 不 論, 二 四 六 分 明” nghĩa là chữ thứ nhất, chữ thứ ba, chữ thứ năm không cần đúng luật và chữ thứ hai, chữ thứ tư, chữ thứ sáu phải theo đúng luật.
4. Cách đối:
Có 2 cách đối: đối ý và đối
chữ.
Đối ý là 2 ý tưởng chọi
nhau.
Đối chữ là đối luật bằng
trắc như vần bằng đối với vần trắc và phải cùng tự loại như danh từ đối với
danh từ, tính từ đối với tính từ, trạng từ đối với trạng từ, động từ đối với
động từ v.v.
Trong bài thơ bát cú Đường luật, câu 3 đối với câu 4 và câu 5 đối với câu 6.
Hãy quan
sát bài Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây xanh lá đá
chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mõi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng
lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Câu 3 và câu 4 đối nhau về luật bằng trắc và loại tự :
Lom khom (BB) vs Lác đác (TT)
dưới núi (TT) vs bên sông (BB)
tiều vài chú (BBT) vs rợ mấy nhà (TTB)
Câu 5 và câu 6 cũng tương tự
5. Niêm:
Niêm là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ.
Hai câu thơ trong thơ Đường
niêm với nhau khi chữ thứ nhì của 2 câu cùng 1 luật bằng trắc: bằng niêm với
bằng, trắc niêm với trắc.
Câu 1 niêm với câu 8
Câu 2 niêm với câu 3
Câu 4 niêm với câu 5
Câu 6 niêm với câu 7
Trong bài Qua đèo ngang :
Chữ
thứ nhì trong câu 1 và câu 8 : tới (T) niêm với mảnh (T)
Chữ
thứ nhì trong câu 2 và câu 3 : cây (B) niêm với khom (B)
Chữ
thứ nhì trong câu 4 và câu 5 : đác (T) niêm với nước (T)
Chữ
thứ nhì trong câu 6 và câu 7 : nhà (B) niêm với chân (B)
Nếu
bài thơ không niêm với nhau thì gọi là thất niêm.
6. Bố cục:
Bài thơ bát cú có 4 phần : đề, thực, luận, kết.
Đề gồm
phá đề (câu 1) và thừa dề (câu 2) dùng để mở đầu và đi vào bài.
Thực
còn gọi là trạng (câu 3, câu 4) dùng để giải thích đầu bài cho rõ ràng .
Luận
(câu 5 và câu 6) dùng để bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài.
Kết (câu 7 và câu 8) dùng để tóm lại ý nghĩa toàn bài.
7. Họa thơ
Họa thơ có từ thời vua Lê Thánh Tôn khi ngài lập ra hội Tao đàn nhị thập bát tú 騷壇二十八秀 (28 vì sao) từ năm 1495 cho đến năm 1497.
Có 2 cách họa thơ Đường : hạn vận và phóng vận
Hạn vận:
Lối Hạn vận không có bài xướng mà chỉ có đề và 5 vần
Thí dụ:
Đầu đề: Xuân khuê
5 vần: chờ, hờ, thưa, tơ, thơ
Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy,
tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp,
nửa, trượng, thước, tấc.
Xuân Khuê
Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối tơ
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ
Phan
Mạnh Danh
Chú thích: Hè năm 1926 ông Đào Sĩ Nhã đến viếng nhà ông Phan
Mạnh Danh và thách ông Danh làm bài thơ hạn vận
Phóng vận:
7.1 Qui tắc:
Lối phóng vận có bài xướng và phải theo 4 qui tắc:
·
Thể thơ: phải giữ đúng thể thơ: bát cú thì họa
phải bát cú; tứ tuyệt thì họa phải tứ tuyệt; thất ngôn thì phải họa thất ngôn,
ngũ ngôn thì phải họa ngũ ngôn.
·
Vần:
phải dùng 5 vần trong bài xướng và không được dùng chữ trước những chữ gieo vần
của bài xướng
·
Luật:
bài họa phải đối với luật bài xướng . Bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật
bằng và ngược lại.
Khi
có nhiều người họa thì chỉ cần người hoạ đầu tiên phải tuân theo luật, người
còn lại thì không nhất thiết phải tuân theo.
7.2 Cách thức:
Có 4 cách họa phóng vận:
Họa Nguyên Vận
Họa Đảo Vận
Họa Hoán Vận
Họa Tá Vận
7.2.1 Họa Nguyên Vận
Bài họa phải theo đúng thứ tự các vần của bài xướng từ trên
xuống dưới.
Thí dụ:
Bài xướng Tôn Phu Nhân Qui Thục Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc Về Hán trau tria mảnh má hồng Son phấn thà cam dày gió bụi Đá vàng chi để thẹn non sông Ai về nhắn với Châu Công Cẩn Thà mất lòng anh đặng bụng chồng Tôn Thọ Tường |
Bài họa Cài trâm sửa trấp vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cõi Đông Tơ toả trời Ngô in sắc trắng Duyên về đất Thục được màu hồng Hai vai tơ tóc bền trời đất Một gánh cang thường nặng núi sông Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng Phan Văn Trị |
7.2.2 Họa Đảo Vận
Bài họa phải theo đúng thứ tự các vần của bài xướng từ dưới
lên trên.
7.2.3 Họa Hoán Vận
Người họa không cần theo thứ tự vần của bài xướng và có thể
đổi theo ý của mình.
7.2.4 Họa Tá Vận
Đây là cách họa dễ nhất.
Người họa chỉ mượn vần của bài xướng; không cần phải theo đúng nghĩa của bài xướng và không cần theo luật họa Bằng Trắc.
Lối hoạ này làm mất giá trị bài xướng.
Virgina,
ngày 28 tháng 9 năm 2007
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Luật thơ lục bát
- Định-nghĩa:
- Cách gieo vần:
- Luật bằng trắc:
Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014
Danh sách cựu học sinh Trường Trung Học Công Lập Đất Đỏ khòa 1(1965)
Số thứ tư
|
Họ và tên
|
Nơi cư trú
|
1
|
Đổ- thị -kim- Ánh
|
Vũng -Tàu
|
2
|
Vỏ -văn-Ánh
|
Bà -Rịa
|
3
|
Huỳnh-thị -Bé
|
|
4
|
Nguyễn-thị-Bé
|
Đất- Đỏ
|
5
|
Đổ -phước-Cầu
|
An -Nhứt
|
6
|
Phạm-thi-Công
|
USA
|
7
|
Cao-ngọc-Cương
|
USA
|
8
|
Đặng -văn-Dầu
|
Long-Tân
|
9
|
Dương –thi-Đầm
|
Vũng -Tàu
|
10
|
Trần-thi-Hai
|
Bà-Rịa
|
11
|
Phạm-hửu-Hiền
|
Đất-Đỏ
|
12
|
Trần-văn -Hiền
|
An-Ngãi
|
13
|
Trần-thị-Hoa
|
Long-Điền
|
14
|
Cao-thi-Hỉ
|
Đất-Đỏ
|
15
|
Phạm-vũ-Hùng
|
Bà-Rịa
|
16
|
Nguyễn-văn-Huề
|
Long-Diền
|
17
|
Nguyễn-thị-kim-Huệ
|
Bà-Rịa
|
18
|
Nguyễn-văn-Khiêm
|
|
19
|
Lê-thị-kim-Liên
|
Vũng -Tàu
|
20
|
Ngô-tuyết-Liên
|
|
21
|
hu ỳnh -th ị-kim-L ợi
|
An-Ngãi
|
22
|
Ng ô-quang-L ợi
|
An-Nh ứt
|
23
|
Nguy ễn-thanh-Long
|
|
24
|
Chế- đình-L ý
|
Sài-G òn
|
25
|
Nguyễn-thị-Lụa
|
Xuân-L ộc
|
25
|
Nguyễn-thị-hàng-Mai
|
|
26
|
Đổ-thị-Mè
|
Long-Toàn
|
27
|
Văng-thị-Mót
|
Vũng -Tàu
|
28
|
Văn-Mười
|
Vũng -Tàu
|
29
|
Nga
|
campuchia
|
30
|
Đoàn-hồng-Ngọc
|
Long-Điền
|
31
|
Phan-thanh-Phong
|
Sài-Gòn
|
32
|
Bùi-duy-Phúc
|
|
33
|
Trần-minh-Quân
|
Đất-Đỏ
|
34
|
Vỏ-thị-Sanh
|
|
35
|
Nguyễn-tấn-Tài
|
Đất-Đỏ
|
36
|
Nguyễn-văn_Tấn
|
Đã mất
|
37
|
Huỳnh-trung-Thành
|
An-nhứt
|
38
|
Văn-Thành
|
Đất-Đỏ
|
39
|
Nguyễn-xuân-Thu
|
Bà-Rịa
|
40
|
Lê-thi-Tốt
|
Long-Điền
|
41
|
Phạm-vũ-Tuấn
|
Đất-Đỏ
|
42
|
Trương-thanh-Tuấn
|
Bà-Rịa
|
43
|
Nguyễn-văn-Tư
|
Sài-Gòn
|
44
|
Vỏ-văn-Tư
|
Bà-Rịa
|
45
|
Mạc-thị-Trâm
|
An-Nhứt
|
46
|
Nguyễn-thành-Trí
|
Bà-Rịa
|
47
|
Vỏ-thị-Sanh
|
|
48
|
Trần-văn-Sáu
|
Đất-Đỏ
|
49
|
Nguyễn-văn-Sơn
|
Bà-Rịa
|