Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

NGŨ HÀNH SƠN

Ban biên tập cám ơn thầy Đặng Hải, cựu gs TH kỹ thuật Nha Trang nhả ý gởi đến bài viết của Lý Trường Trân

NGŨ HÀNH SƠN

Tại Việt Nam người ta hay nhắc đến Ngũ Hành Sơn, một danh lam thắng cảnh của tỉnh Quảng Nam, mà người dân đất Quảng không nhiều, thì ít ra một lần, trong đời mình, đặt chân đến viếng thăm 5 cụm núi Ngũ Hành, một di tích văn hóa lịch sử của đất nước.
Khách đến thăm Ngũ Hành Sơn đầu tiên không khỏi ngạc nhiên về cảnh trí thiên nhiên kỳ lạ, diễn ra như một bức tranh thủy mạc của Trung Hoa, đầy đủ sơn thủy, xuất hiện trên bãi Đà Nẳng, làm cho du khách phải chóa mắt, và gieo cảm tưởng như mình trở về với thiên nhiên, tự mình trở về với thiên nhiên, tự mình không làm sao nhận chân phong cảnh trước mắt để thưởng thức hết sắc đẹp của nước non nầy.
Ngũ Hành Sơn là một cụm năm hòn đá, cách thành phố Đà Nẳng chừng 6 cây số về phía Đông Nam, tọa lạc trên một bãi cát mênh mông nằm sát bờ biển, thuốc ấp Sơn Thủy, làng Hòa Khuê, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Cụm núi nầy có năm hòn mang đủ tên Ngũ Hành: hòn Kim, hòn Mộc, hòn Thủy, hòn Hỏa, hòn Thổ. Cách phân bố trong quần thể Ngũ Hành Sơn không theo một sự sắp đặt nào, hay một hệ thống kiến trúc nào, nhưng mỗi cụm mang một sự tích riêng của nó, những cụm cẩm thạch già cỗi, gieo rắc đầy huyền thoại. Năm cụm núi trải dài trên một diện tích trên 3 cây số vuông tiếp giáp với các cồn cát, mở ra cửa biển.
Kim Sơn là hòn núi khiêm tốn nhất trong cụm 5 hòn, bị hòn Hỏa Sơn cao và khum khum mọc phía sau, để án ngữ về phía Nam, đây là một cụm núi tọa lạc về phía Tây, vì nó thuộc về hành Kim, có vách núi dựng đứng từng tầng, không có thảo mộc sinh sản, phía Đông núi có cỏ mọc xanh, các dây leo bám sát trong lòng núi đá, và chân núi tiếp giáp với bãi cát rộng, trên ấy có nhà của dân chúng ở, cùng ngôi chợ của xã Hòa Quế họp mỗi ngày...
Hòn Thổ Sơn nằm về phía Tây Bắc, cách Kim Sơn vài chục thước, có hình dáng một ngôi tháp, mà các cạnh không đều nhau, địa chất chẳng có gì lạ, trừ các mãng đá vôi trộn lẫn với đất sét đỏ, trên sườn núi, có một số miệng hang động, và có một số suối nước chảy ngầm dưới đất.
Hòn Hỏa Sơn là cụm núi, hướng về phía Tây Nam, đỉnh cao dựng đứng mạnh bạo trong tư thế chồm tới, chân núi chài ra, nhiều tảng đá khổng lồ dựng nghiêng nhô ra trên sườn, chia ra hai phần nhỏ theo âm dương, thành Âm Hỏa Sơn có Công Chúa con vua Gia Long tu tập, và Dương Hỏa Sơn, mà bên trong có chứa nhiều tẩng đá cẩm thạch đầy màu sắc: hồng, xám trắng, có đường vân chạy chi chít, rất thuận tiện cho việc khai thác kỹ nghệ đá, có ba đại tự "Phổ Đà Sơn" của vua Minh Mạng khắc trong  vách núi.
Hòn Thủy Sơn hướng về phía Bắc, thuộc màu đen là màu của nước biển. Do lệnh của Triều Đình Huế, sắc lệnh rằng hòn Thủy Sơn là hòn núi của quốc gia, vì tất cả chùa chiền, hang động, nơi thờ tự được quy tụ trong hòn núi nầy, nên người dân thường gọi nôm na là HÒN NON NƯỚC, một mục tiêu hành hương của các vị vua chúa, hoàng tộc, và cũng tại nơi đây, người ta thường kéo nhau đến để thề thốt trước bàn thờ các vị Thần Linh, và cũng là nơi người ta đến để cầu khẩn sinh con, cầu xin danh vọng và thịnh vượng cho gia tộc. Hòn Thủy Sơn chiếm một diện tích 5 hecta, là hòn núi được khách du lịch thăm viếng nhiều nhất trong 5 hòn, lần trước theo những cấp bậc đá, quanh co bên sườn, đếm đủ số 108 bậc, theo con số trong kinh Phật. Thảo mộc ở đây rất thưa thớt, nghèo nàn, từ sườn lên đỉnh, có 3 ngọn núi, mang tên là Tam Thai Sơn, và ngôi chùa trên ấy được đặt tên là Chùa Tam Thai. Xây về phía Tây. Chiều dài của Thủy Sơn chạy thẳng về hướng Bắc, kéo dài đến mỏn núi Sơn Chà, tạo một bình phong, chấn hướng Tây Bắc của thành phố Đà Nẳng. Trên hòn Thủy Sơn có thêm ngôi chùa Linh Ứng, cuối một sân nhỏ, đưa tới một hành lang xanh đá gách, nhìn ra biển. Chùa nầy lúc trước mang tên là Chơn Ứng nghĩa là ứng đích thực, sau do vua Minh mạng đặt lại là Linh ứng vì chủ Chơn phạm úy một vị trong hoàng gia. Trong chùa nầy có thờ Tam Thế Phật: Di Đà (quá khứ), Thích Ca (hiện tại), và Di Lặc (tương lai). Hai bên có tượng của hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền. Các bàn thờ được đục lõm ngay trong sườn đá, có cả Ngọc Hoàng Thượng Đế, 18 vị La Hán và tượng lớn của hai ông Thiện và ông Ác, đứng hầu hai bên. Sau chùa Linh Ứng là động Tàng Chơn, thông qua một cửa đá, đi vào một hành lang ngắn, vào đến các liêu tẩm phụ của chùa, có thờ tượng Thái Thượng Lão Quân và tượng Chàm của Thánh Mẫu Tiên Thiên A-Na Chúa Ngọc. Khi bước lên cao, một lối quẹo rẽ bên trái có các bậc đá dẫn lên cao lần, đến một mặt bằng nhỏ hẹp, biệt lập, có một bia đá lớn mang ban chủ "VỌNG HẢI ĐÀI" do vua Minh Mạng cho dựng từ năm 1837, đứng đây, phóng tầm nhìn xa, bao quát cả cảnh từ trên cao, xuống các bãi cát vàng ngó ra biển mênh mông. Vọng Hải Đài ngự trị một góc núi đá, nơi đó mở ra một lối âm u mờ mịt dẫn xuống Địa Ngục, mà ta thường gọi là Hang Âm Phủ. Dưới bức tường đá dựng nghiêng nghiêng các tường vách chen chúc với các bụi cây con và rêu phong bám kín, hai bên có những loại cây mọc trong bóng tối, đi vào 30 mét nữa, đến một phòng cao, các phiến đá chẻ ra, dẫn vào một vòm cao, có một lỗ nhỏ, xung quanh có những cột đá cao, và dưới một cột trụ, một miệng giếng lộ ra trên sườn đá.
Trong một cuộc du hành của vua Minh mạng, Ngài đã từng viếng địa ngục nầy và muốn thám sát, nên sai một tốp 12 lính triều đình, đốt đuốc, trèo xuống hang sâu để xem xét. Toán trinh sát xuống địa huyệt khá lâu, luồn lách qua các ngõ ngách, không tiến xa được nũa vì thiếu hơi thở, nên đành phải lên tâu lại, vì bất lực. Vua muốn trắc nghiệm độ sâu của hố, nên cho nếm xuống một số trái bưởi trên ấy có ghi danh hiệu nhà vua, và ngày hôm sau, lính tuần phòng báo cáo lên vua biết đã phát hiện những quả bưởi ném hôm qua xuống hang, đều năm phơi trên cát biển, như vậy người ta đoán rằng có một đường ngầm dưới lòng đất ăn thông ra biển, qua nước thủy triều.
Hòn Mộc Sơn có vị trí quay về hướng Đông, nằm song song với hòn Thủy Sơn. Tuy mang tên là Mộc, nhưng ngọn núi ấy có rất ít cây cối, chỉ có đá lỡm chởm. Cát biển phủ quanh phía Nam và phía Đông của chân núi. Phía Bắc có một ít đất để dân làng trồng chọt, chen với các ruộng lúa, và chính trong đồng bằng nầy mọc lên những tháp mộ của các vị Hòa Thượng và Trù Trì của các chùa trên các ngọn núi. Trên triền núi cũng có những hang động nhỏ cho các người ẩn tu, trong ấy có một ni cô tu lâu mà người ta tin là có nhiều quyền lực siêu nhân, kỳ bí. Cũng có một khối cẩm thạch trắng mà người ta thường đến cúng bái và cậu nguyện vì giống hình dáng của Phật Bà Quan Âm, ngồi tỉnh tọa.
Từ trước đến nay người ta đặt cho 5 cụm núi nầy nhiều tên. Các chính quyền trước thì đặt cho nó là Ngũ Chỉ Sơn, là núi năm ngón, vì từ trên cao nhìn xuống, thì thấy như 5 ngón tay cắm xuống đất, lấy trong sự tích năm ngón tay của Phật Như Lai nhốt Tôn Ngộ Không để trị tội đã lên náo động Thiên cung. Lại có tên là Ngũ Ẩn Sơn được nghi khắc trên bia trong hòn Thủy Sơn, và tên là Phổ Đà Sơn khắc trên vách núi Hỏa Sơn. Người Pháp thì gọi núi ấy là núi Cẩm Thạch (Montagnes de Marbre), và đã ghi nhận trên bản đồ địa dư về Đông Dương. Còn người dân Quảng Nam thường gọi nó là Núi Non Nước. Và danh từ Ngũ Hành Sơn là do vua Minh Mạng đặt chính thức trong một cuộc ngự du chiêm bái vào năm 1837, có nghĩa là núi của năm yếu tố căn bản ngủ hành trong thiên nhiên, theo sách vở của Nho Giáo. Người Chàm, lúc còn ngự trị trên đất Quảng Nam, theo một truyền thuyết, đã giải thích 5 hòn núi nầy là do vỏ trứng của Thần Kim Quy nứt ra, do một ẩn sĩ tu luyện giữa bãi cát mênh mông thuật lại: Một hôm ông ta thấy Nữ Thần Naga mang đến cho ông một quả trứng để giao lại cho Thần Kim Quy cất giữ từ sông Đà Nẳng, để trừ khử ma quái quấy phá; và đổi lại, Thần Kim Quy sẽ cho lại một móng rùa. Và trứng nầy đã trở nên to lớn một cách kỳ dị. Thế rồi một hôm sau giấc ngủ say, khi tỉnh dậy, tu sĩ bổng thấy một thiếu nữ từ trong trứng bước ra, rồi vỏ trứng nứt ra làm năm mảnh, tức là năm cụm núi Ngũ Hành. Vua Chiêm Thành nghe chuyện lạ, muốn cưới thiếu nữ làm vợ, còn vị tu sĩ kia cởi Kim Quy biến ra biển cả, mất hút.
Khi nói đến Ngũ Hành Sơn, nhiếu người hay lầm lẫn với Ngũ Hành Sơn bên Trung Quốc, đã nói trong chuyện Tây Du Ký. Đó là ngọn núi nằm trong dãy Ngũ Đài Sơn và Trường Bạch Sơn chia ranh giới Trung Hoa và Tây Tạng, và cũng tại nơi nầy, khi Đường Tăng Trần Huyền Trang qua thỉnh kinh ở Thiên Trúc, đi ngang qua, được Tề Thiên Đại Thánh xin cho theo trong cuộc thỉnh kinh để chuộc tội đã đại náo Thiên cung.
Theo nghiên cứu địa chất học, thì Ngũ Hành Sơn phát xuất từ những hòn đảo gần bờ biển, bị tác dụng thủy triều bồi đắp, nối liền với lục địa, rồi bị nước mưa và sóng gió mài giũa xói mòn, tạo ra các hang động với hình thù kỳ dị, khiến cho ta liên tưởng đến bàn tay sắp đặt của Tạo hóa.
Trong thời kỳ người Chiêm Thành cai trị vùng đất nầy, người Chàm đã dùng nơi đây làm một Trung Tâm sùng bái các vị Thần theo tìn ngưỡng của Bà La Môn Giáo, mà nay còn lưu lại di tích, qua những tượng Thần bằng đá, các đền tháp, và hình đồ khắc trên vách của chùa Linh Ứng, chùa Vân Thông, trong động Huyền Không. Sau cuộc Nam Tiến của vua Lê Thánh Tôn vào thế kỷ 15, và việc chuyển nhượng đất đai, người Chàm bị đẩy lui về phía Nam, thì Ngũ Hành Sơn được xây dựng chùa chiền và biến thành một thắng cảnh để thờ phượng. Dưới thời Pháp thuộc, Ngũ Hành Sơn bị tàn phá nặng nề, vì quân Pháp nghĩ rằng người Chàm đã chôn nhiều vàng bạc châu báu của cãi trong các hòn núi Ngũ Hành, dưới những khối đá ngụy trang, nên họ đã cho đào bới mọi nơi, không nương tay. Tương truyền rằng chúa Nguyễn Ánh có lần thất trận với quân Tây Sơn, chạy vào trú ẩn trong Ngũ Hành Sơn, và nhờ một tiên nhân chỉ dẫn lối thoát, mới cứu được binh sĩ khỏi đói. Vì vậy sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Ngài phong tước cho núi nầy, nhất là hòn Thủy Sơn. Và cũng vì vậy, vua Minh Mạng đã ba lần ngự du để tu bổ và xây dựng chùa Tam Thái và động Hoa Nghiêm, đúc chuông và đúc các tượng Phật, đặt lại tên các chùa động và các bia ký. Dưới triều vua Gia Long, người ngoại quốc được phép viếng thăm Ngũ Hành Sơn dễ dàng, nhưng qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, Triều Đình Huế có chính sách bài ngoại, nên việc thăm Ngũ Hành Sơn khó khăn hơn. Đến thời kỳ chiến hạm Pháp đổ quân lên Đà Nẳng năm 1859, việc đi lại càng khó khăn hơn. Khách hành hương viếng cảnh ngày một thưa dần, và 5 cụm Hành Sơn lại rơi vào tình trạng điêu tàn, đổ nát.
Ngũ Hành Sơn không phải là ngọn núi cao, nhưng nó mang tính chất đặc thù, tạo thành một thắng cảnh đặc biệt của đất nước. Và danh tiếng Ngũ Hành Sơn tỏa ra khắp mọi nơi, trong ngoài nước đều biết. Về mặt tâm lý, Ngũ Hành Sơn đã cung ứng các nguồn mỹ cảm và siêu nhiên, đưa người du ngoạn hay các mặc khách tao nhân nhiều thích thú vui say, giữa cảnh non xanh nước biếc. Về mặt tâm linh, cảnh Ngũ Hành Sơn tạo cho khách viếng thăm thấm nhuần phong thái trầm tư mặc tưởng, tự nhiên thấy mình rũ sạch bụi trần, thoát khỏi vòng tục lụy. Nên có câu:

Vọng Hải Đài vui hưởng gió Nhân
Thân thế cuộc trần ai rũ sạch
Vân Thông Động mặc dầu nhẹ lách
Lịch Đào Nguyên thắng cảnh nào hơn.

Sau khi thưởng thức cảnh trí thiên nhiên, du khách sẽ dùng thời gian viếng các động Tàng Chơn, Linh Nham, và nhất là động Huyền Không. Động Hoa Nghiêm đượm vẻ thâm u, trầm tịch, gạn lọc tất cả những vọng động nhộn nhịp dừng ngay trước cửa động, để bước vào trong, nhìn lên một tượng Phật cao lớn, đồ sộ hiện ra với cặp mắt lim dim đầy từ, bi, hỷ, xã của Đức Đại Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Động Huyền Không với danh xưng bao hàm ý nghĩa huyền diệu của cái KHÔNG, một cái Không đầy thanh tịnh, trang nghiêm, truyền cảm "Thuyền, Lạc, Ngã, Tịnh". Cái Không cần thiết để đạt đến đạo quã viên thành. Xem như vậy, Ngũ Hành Sơn không những dành cho du khách bốn phương đến giải trí thanh tao, mà còn là nơi phước địa chung linh, để các vị tiên nhân và thần linh xuất hiện, vừa để cứu nhân độ thế, vừa để dạy dỗ những người có duyên tu học. Người ta không quên, cũng tại nơi đây, chí sĩ Trần Cao Vân, một nhà cách mạng thâm nho, cây cột trụ trong cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân, đã được một tiên ông diễm đạo và trao cho một thiên thư kỳ bí, giảng giải Trung Thiên Dịch Lý, thuyết căn bản của Trung Thiên Đạo, một triết thuyết chủ trương dung hòa giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên Dịch Lý, nhất quán chơn truyền, khai minh điểm hóa tổng hợp một nền văn hóa bao gồm các tinh hoa của Tam Giáo Đồng Nguyên, xây dựng một nền Đại Đạo cho nước Việt Nam.
Theo sự nghiên cứu thâm hậu về địa lý phong thủy của những địa lý sư tăm tiếng, thì Ngũ Hành Sơn tuy mọc gần biển, song được xem như một chi nhánh của dãy Trường Sơn hùng vĩ, có nhiệm vụ chính yếu là quân bình vị trí hai miền Nam Bắc Việt Nam, quy tụ các long mạch, đã phát huy một quá trình sinh hoạt về chính trị và văn hóa suốt 4000 năm lịch sử. Thật vậy, xem bản đồ Việt Nam, địa thế hình chữ S, miền Bắc phình ra như một thúng lúa, miền Nam tỏa ra như một thúng gạo, và miền Trung cong như một đòn gánh, gánh cả hau đầu, minh họa rõ ràng là miền Bắc có núi Tam Đảo (tức Ba Vì), thuộc tỉnh Vĩnh Yên, mang số 3, miền Nam có núi Thất Sơn (bảy Núi), thuộc tỉnh Châu Đốc, mang số 7, và Ngũ Hành Sơn (núi Non Nước), thuộc tỉnh Quảng Nam, mang số 5, với vị trí nằm trung tâm của đất nước, và con số 5 là con số trung hòa, giữa số 3 và số 7, như vậy 3+7=10, chia 2=5, cho nên từ ngày Gia Long lên ngôi đến nay, qua bao nhiêu thể chế chính trị, dù là quân chủ, dân chủ, cộng hòa hay cộng sản, các vị lãnh đạo tối cao của Việt Nam, như Hoàng Đế, Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, cũng như các nhà lãnh tụ cách mạng quốc gia tiếng tăm lừng lẫy đều là người sinh trưởng, xuất phát từ miền Trung cả... Với vị trí trung hòa nói trên, Ngũ Hành Sơn là điểm hội tụ đủ Ngũ Hành, một phước địa chung linh, động thiên thắng thưởng, sơn kỳ thủy tú, nhất quán chơn truyền, tập hợp được các lực lượng dân tộc Việt Nam thành một khối duy nhất, không phân biệt địa phương, sắc tộc, chính kiến hay tín ngưỡng để hình thành một nền văn hóa nhân bản, dân chủ, đặc thù của Việt Nam, làm phương hướng phát triển tương lai cho đất nước.
Nói tóm lại, Ngũ Hành Sơn với cảnh trí và hình dáng của một kỳ quan thiên nhiên, với nhiều sử tích hàm chứa một quá khứ lịch sử đầy truyền thuyết, một lịch sử còn tồn tại của xứ Đàng trong xa xưa, của Vương Quốc Chiêm Thành cổ kính, của quá trình Nam tiến của  dân tộc Việt Nam trong việc dựng nước và phát triển đất nước.
Như vậy, Ngũ Hành Sơn không còn là một thắng cảnh riêng của tỉnh Quảng Nam, hay của miền Trung nghèo nàn, luôn luôn hứng chịu bao thiên tai thủy ách, mà còn là một thắng cảnh lịch sử vô cùng quan trọng đến hình thái phong thủy của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp và sâu xa, lâu dài đến vận mệnh của Dân Tộc và Đất Nước của dòng giống con Hồng, cháu Lạc./.

LÝ TRƯỜNG TRÂN

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Kiểm tra sự rò rĩ của microwave


Kiểm tra sự rò rĩ của microwave
11.      Mục đích:

Bài hướng dẫn này đi từng bước để kiểm tra sự rò rĩ của microwave bằng cách sử dụng laptop có wireless adaptor (bộ điều hợp không dây).
Wireless adaptor của laptop truyền thông trên tầng số 2,4 GHZ for 802,11G (wireless G) and 5,4 GHZ for 802,11N (wireless N) và microwave dùng tần số 2.0 – 2.45 GHZ.  Do đó; laptop là phương cách hữu hiệu nhất để kiểm tra sự rò rĩ của microwave.

Ghi chú: Cell phone dùng tần số 800 -1900 MHZ, không cùng tần sóng với Microwave.Cho nên; microwave không thể chận sóng của cell phone và đó là sự sai lầm dùng cell phone để kiểm tra sự rò rĩ của microwave. 

  2.  Điều kiện bắt buộc:
·         Laptop có wireless adaptor và 1 cái computer thứ 2 đều hoạt động tốt.
·         1 cái router có wireless đanh s dụng trong nhà.

33.      Hướng dẫn:
3.1  Tìm địa chỉ  IP của wireless adaptor trong laptop:

Nơi laptop, click start rồi click all programs và click Command prompt (Hình của Windows7):

Windows sẽ pop up hộp command prompt:

Sau dấu >, đánh IPconfig /all (có khoảng cách giữa chữ g và /) rồi nhấn Return:
Nhìn vào chỗ Wireless LAN adaptor và ghi chú địa chỉ của IP.
Trường họp này địa chỉ  IP là 192.168.1.5


3.2 Thí nghiệm:


3.2.1 Dùng computer #2, làm lại bước 3.2 để vô hộp command prompt:


3.2.2 Để laptop gần computer #2, sau dấu >, đánh vào: ping 192.168.1.5 và nhấn  return. Bước này chứng minh computer #2 liên lạc được với laptop hay không:
Cái wireless adaptor trong laptop trả lời hiệu lịnh ping.
Dòng chữ Reply from 192.168.1.5 chứng tỏ computer #2 nối kết  được với laptop

3.2.3 Rút sợi dây cấm điện của microwave

3.2.4 Đặt laptop vào đĩa của microwave và đóng cửa lại:
3.2.5 Dùng computer #2: sau dấu>, đánh vào: ping 192.168.1.5 và nhấn return:
Dòng chữ "Destination host unreachable" chứng minh computer #2 không thể nối kết với  laptop vì seal của microwave chận sóng.

3.2.6 Lấy laptop ra khỏi microwave:

3.2.7 Dùng computer #2: sau dấu>, đánh vào: ping 192.168.1.5 và nhấn return:
Dòng chữ Reply from 192.168.1.5 chứng tỏ computer #2 nối kết  được với laptop

3.2.8 Cấm điện lại cho microwave.

4. Kết luận:
Bước 3.2.5 chứng minh microwave không bị rò rĩ!


San Jose 20-9-2013
Trần-Lâm Phát

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Trung Thu

Chỉ còn vài hôm nửa lại đến tết Trung Thu ,cái Tết của một thời trẻ thơ với lồng đèn và trà bánh.Với tuổi của chúng ta hôm nay, vẩn những chiếc bánh ,những chiếc lồng đèn đầy màu sắc,nhưng cảm nghĩ chúng ta  về ngày tết Trung Thu như thế nào đây,mổi người một suy tư cho riêng mình .Thật trùng hợp làm sao vào thời điểm này Ban biên tập nhận được bài thơ Trung Thu của anh Phan thanh Phong (Phan tất Loan) một cựu hs Trường Đất Đỏ gởi đến, nào chúng ta  vừa ăn bánh uống trà cùng đọc thơ.BBT  rất cám ơn anh Phong
                                       
       
                                   Trung Thu

                       Cắt ...tùng ...cheng!...
                       Lồng đèn treo lơ lửng.
                       Gợi hồn quê,làng cũ,xóm nghèo xưa.
                       Em tôi ơi! Tóc rối áo the thưa.
                       Cũng bánh kẹo,lớn dần theo năm tháng!...
 Cắt ...tùng...cheng!...
 Đêm nay trăng thu sáng.
 Tỏa sắc vàng phủ ngập đất trời quê.
 Và biết bao kỷ niệm chợt kéo về.
 Tâm tư nặng...gáng gồng thời thơ ấu...
                       Cắt...tùng...cheng!...
                       Người em thơ yêu dấu.
                       Mấy mươi năm bận trẩy kiếp giang hồ.
                       Làng xưa ơi! Đã khuất chốn thành đô.               
                       Nên không kịp trở về đêm trăng tỏ!...
 Cắt...tùng...cheng!...
 Bao ưu tư muốn ngỏ.
 Nhưng vắng em không nói hết vạn lời.
 Đêm trung thu trăng vằng vặt muôn nơi.
 Soi một bóng- Kiếm tìm xưa một bóng!...
                       Cắt ...tùng...cheng!...
                       Nổi lòng đêm nay trống.
                       Khói thuốc Lào có quyện tận quê xưa ?!...
                       Để mùa thu chung một áo che mưa .
                       Con đường đất thời hai ta đi học!...
 Cắt...tùng...cheng!...
 Muốn trao lời vàng ngọc.
 Nhưng ngại ngùng... nín lặng đến hôm nay.
 Mấy mươi năm là ngần ấy chia tay,
 Là ngần ấy... trăng thu vàng rụng mất!...
                                * *   
                         * *         * *
                Cắt ...tùng...cheng!...
                Hỡi trăng vàng cao ngất.
                Chở tôi về ...đêm kỷ niệm thu xưa !...
                                                              Phan tất Loan
       
                           

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Giải đáp bài toán 64=65?






Gọi       1  = góc 1
 2 = góc 2  v.v.

Nơi hình vuông:

Tan 1=8/3          à1 = 69.44 độ
                              4 = 1= 69.44 độ
                         à 2 = 90 – 69.44 = 20.56 độ
                              3 = 2 = 20.56 độ
Tan 8=5/2       à   8 = 68.1985 độ
                              6 = 8 = 68.1985 độ
                              5 = 7= 180 – 6 = 180 - 68.1985 = 111.80 độ 

Nơi hình chữ nhật:

6 + 3= 68.1985 độ  + 20.56 độ = 88.7585, nhỏ hơn 90 độ, không phải góc vuông 
5 + 1 = 111.80 độ  + 69.44 độ  = 181.24, lớn hơn 180 độ , giao điểm này không thẳng hàng
4 +7 = 69.44 độ  + 111.80 độ  = 181.24, lớn hơn  180 độ, giao điểm này không thẳng hàng
2+ 8 = 20.56 độ  + 68.1985 độ  = 88. 7585 độ, nhỏ hơn 90 độ, không phải góc vuông
Do đó, hình chữ nhật theo graphic không đúng hình chữ nhật nên diện tích không thể nào bằng 65 ( 5x13 = 65) như tác giả đánh lừa thị giác. 
Cho nên 64 ≠ 65
Trần-Lâm Phát

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

12 năm qua , ngày 11 tháng 9 năm 2001

Hôm nay 11 tháng 9, nước Mỹ treo cờ rũ để tưởng nhớ những người đã bỏ mạng và những anh hùng lính cứu hỏa hy sinh năm 2001 .
Xin mời quí đọc giả nhín 20 phút để xem đoạn video say đây. Tài liệu này từ PPS năm 2001 và ban biên tập chuyển sang thể movie. Ban biên tập cám ơn tác giả PPS đã chia xẻ.



Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Bí ẩn chuyện chúa Trịnh giết Hoàng Thái Tử nhà Lê



Ban biên tập nhận được một tư liệu lịch sử rất có ích,xin được gởi đến chúng ta cùng tham khảo
Thời Lê Trung Hưng, qua các đời chúa Trịnh sự chuyên quyền ngày càng lớn, biến vua Lê thành những vị hoàng đế bù nhìn. Chúa quyết định tất cả mọi việc từ chuyện chi tiêu của vua cho đến việc đưa ai lên ngôi, thậm chí cả tính mạng vua cũng nằm trong tay chúa.

Chính vì vậy chuyện chúa Trịnh Sâm giết Thái tử Lê Duy Vĩ mà vua Lê Hiển Tông bất lực không thể làm gì để cứu con là chuyện không lạ, nhưng lạ lùng ở chỗ sau đó có chuyện báo ứng ly kỳ mà hậu thế không mấy người được rõ.

Ép Thái tử phải chết


Vụ án bi thảm xảy ra vào tháng 12 năm Tân Mão (1771) nhưng nguyên nhân của nó bắt đầu từ nhiều năm trước đó với sự ghen tức đố kị của Trịnh Sâm đối với Thái tử Lê Duy Vỹ. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí thì thái tử là người vóc dáng đẹp đẽ, tư chất thông minh, thấy nhà vua bị mất quyền, thái tử căm tức lắm, thường vẫn khảng khái nuôi chí thu phục lại quyền bính.
Thái tử lại từng xem khắp kinh sử, yêu mến các nho sinh; nên hào kiệt trong thiên hạ không ai là không ngưỡng vọng... Chúa Trịnh Doanh cũng rất yêu mến Thái tử nên đã gả con gái của mình cho, hi vọng sau này Thái tử lên ngôi, con gái mình sẽ thành Hoàng hậu, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép ngắn gọn như sau:
“Thái tử lúc còn nhỏ, thông minh, nhanh nhẹn, xem rộng sách Kinh, sách Sử, đối với sĩ phu rất lễ độ; thần dân không ai là không mến yêu thái độ, dung nghi. Trịnh Doanh rất trọng tài của thái tử, nên đem con gái trưởng là Tiên Dung quận chúa gả cho”.
Còn Trịnh Sâm cũng được đánh giá là người thông minh, quyết đoán, giỏi thơ văn, có tâm hồn lãng mạn nhưng vị chúa này cũng rất kiêu ngạo, nhỏ nhen và vụ thảm án cung đình bức hại Thái tử Lê Duy Vĩ, vị hoàng đế tương lai xuất phát chính từ sự kiêu ngạo, nhỏ nhen đó. Thấy cha và mọi người khen ngợi và quý trọng Duy Vĩ thì trong lòng không vui, càng ganh ghét cả về địa vị và tài năng. Sách Đại Việt sử ký tục biên viết ngắn gọn như sau: “Lúc Sâm làm thế tử vẫn ghen ghét thái tử”.
Vụ việc căng thẳng xảy ra trong một bữa ăn ở phủ chúa, Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho hay: “Thái tử có lần cùng với Trịnh Sâm gặp nhau ở phủ đường, được chúa giữ lại ban cơm và bảo hai người cùng ngồi chung một mâm.
Bà Chính phi họ Nguyễn, cũng là mẹ vợ Thái tử, ngăn lại và bảo rằng: “Thái tử và Thế tử, danh phận là vua tôi, sao lại có thể cùng ngồi chung một mâm được? Nên phân biệt ngồi làm hai chiếu”; bèn sai người đưa thế tử sang mâm khác. Sâm đổi nét mặt, bước ra về, nói với người ngoài rằng: "Ta với Duy Vĩ hai người, phải một chết một sống, quyết không song song cùng đứng với nhau được”.
Sách Đại Việt sử ký tục biên viết: “Lúc Sâm lên ngôi chúa, bèn mưu cùng nội thần Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Huy Đĩnh vu tội cho Thái tử. Khi ấy Sâm vu cho Thái tử thông dâm với cung nhân của Ân vương, chúng đem sự trạng tâu lên vua, xin bắt Thái tử giam lại. Sâm sai Phạm Huy Đĩnh đem thân binh vào điện bắt Thái tử.
Trước đấy giếng núi Tam Sơn ở sau cung điện bỗng có tiếng vang như sấm, Thái tử tin thuật số, biết là tất sẽ bị nạn, nói để vua biết, vua cũng làm lễ cầu cho Thái tử thoát nạn. Đến bấy giờ Đĩnh đến, Thái tử biết tai họa đã xảy ra, T
hái tử bèn trốn vào tẩm điện của vua. Đĩnh vào vào Đông cung tìm Thái tử không được, bèn vào thẳng điện đình kể tội trạng Thái tử và nói với vua rằng: "Tôi nghe Thái tử ẩn trong điện, xin bắt giao cho tôi!". Nhà vua ôm Thái tử hồi lâu không nỡ buông ra. Đĩnh cứ quỳ mãi ở dưới sân, Thái tử biết không thoát được, khóc lạy ở trước giường vua rồi ra chịu trói. Đĩnh đưa Thái tử về trong phủ Chúa, Sâm sai giam lại, tra kết thành án, bắt vua ký vào rồi phế Thái tử làm dân thường”. Sau đó, Trịnh Sâm lại ép nhà vua lập người con thứ tư là Lê Duy Cận làm hoàng thái tử.

http://vietsn.com/forum/highslide/graphics/warning.gif




http://luyenchuong.com/forum/highslide/graphics/warning.gif


Chúa Trịnh Sâm

Quyết làm đến tận cùng việc ác, bè đảng của chúa đứng đầu là Phạm Huy Đĩnh và Hoàng Ngũ Phúc tự dựng thành bản cáo trạng dâng lên, các đình thần cũng hùa ý theo đó kết án Thái tử phải tội giảo (thắt cổ). Sau đó, Trịnh Sâm sai Phạm Huy Đĩnh trực tiếp thắt cổ giết Thái tử, sách Hoàng Lê nhất thống chí cho hay: “Ngày hành hình, bầu trời tự nhiên tối tăm, giữa ban ngày mà chỉ cách nhau gang tấc cũng không trông rõ.
Chừng hơn một khắc mới lại sáng sủa. Già, trẻ, trai, gái trong thiên hạ, không ai là không rơi nước mắt. Họ đều cho rằng đó là việc trái ngược nhất, bi thảm nhất từ xưa đến nay. Hôm ấy nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng (1771)”. Sau khi bắt giam vợ con của Thái tử nhốt vào ngục, Trịnh Sâm còn ra lệnh giết nhiều người thân cận của Thái tử và những quan lại phản đối hành động tàn bạo của ông.
Bình luận về vụ án này, các sử gia triều Nguyễn trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Một việc vô cùng thê thảm, đau đớn đến ngàn đời. Đọc sử đến đây làm cho lỗ mũi người ta phải chua xót!”. Người đời cũng cảm thông mà đặt ra câu phong dao than thở nỗi vô tội của Thái tử: “Thế gian đồn trá cho mình/Oan ơi hỡi ức, vốn tình mình không!”.
Đối với kẻ chủ mưu là Trịnh Sâm, nhân dân thấy những việc bạo ngược của ông chúa này mà nghiến răng than oán nhưng không thể nói thẳng ra mới lấy việc trồng cây, ăn quả mà bày tỏ thái độ bằng câu ca: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Nào ai vun quén cho mày đặng ăn?”.
Nói ăn quả phải nhớ người đã trồng cây là ý nhắc tới họ Trịnh là bề tôi, nhờ công tôn phù vua Lê mà được hưởng ân sủng vượt bậc, nối đời thế tập chức vương, dù nắm thực quyền nhưng trên danh nghĩa vẫn là kẻ dưới bởi “Lê tồn Trịnh tại; Lê bại Trịnh vong”, thế mà không biết nhớ ơn lại nhẫn tâm tàn độc.

Báo ứng của kẻ hại Thái tử


Người ta có câu “nhân nào quả nấy”, “ác giả ác báo”, chúa Trịnh Sâm tưởng rằng giết hại được thái tử, loại bỏ được một người có chí muốn giành lại quyền lực về cung vua, thế nhưng chính Trịnh Sâm khiến cho cơ đồ của họ Trịnh sau mấy trăm năm chuyên quyền nhanh chóng đi tới sụp đổ chỉ vài năm khi ông chúa này chết.
Sách Việt Nam phong sử có đoạn viết: “Đời truyền rằng con trưởng của Trịnh Sâm tên là Khải không được Trịnh Sâm yêu thương. Trịnh Sâm đã hại thái tử, về sau lại sinh ra Trịnh Cán. Trịnh Cán có dáng mạo giống in như thái tử Lê Duy Vĩ lúc ngồi thường lắc đầu, được Trịnh Sâm cưng lắm. Mẹ của Trịnh Cán là Tuyên phi Đặng Thị Huệ phế Khải lập Cán lên ngôi chúa, đúng là đôn đốc việc sớm suy vong của họ Trịnh đấy”.
Cũng trong sách này, khi bình về câu “Dẫu xây chính bậc phù đồ/Chi bằng làm phúc cứu cho một người” đã cho biết câu chuyện lạ lùng sau vụ thảm án như sau: “Phù đồ, tháp của tăng đồ ở chùa Phật. Một người, chỉ thái tử Lê Duy Vĩ. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, Thái tử nhà Lê là Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm vu cáo và thắt cổ giết chết.
Về sau hồn của Thái tử Lê Duy Vĩ linh thiêng. Chúa Trịnh Sâm ở trong phủ thấy thái tử ở trong cửa phủ. Có khi chúa Trịnh Sâm đi ra ngoài thì thấy thái tử ở bên cầu hay ở trên thành. Chúa Trịnh Sâm lo hàng trăm cách yểm trừ mà không ngắn dứt được. Một hôm, chúa Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ cùng ngồi thuyền dạo chơi ở Hồ Tây, thấy thái tử hiện lên ở mặt nước trước mũi thuyền.
Chúa lấy súng bắn thì thái tử biến mất, một lát lại thấy thái tử hiện ra nữa. Khi Đặng Thị Huệ có thai và sinh ra Trịnh Cán, có người bảo dáng mạo của Trịnh Cán giống hệt như của thái tử. Về sau Trịnh Cán đau, chỉ nhắm mắt gãi đầu và lắc đầu giống như trạng thái của người bị thắt cổ vậy. Chúa Trịnh Sâm sai người đi cầu thầy ở khắp bốn phương chữa trị mấy năm cũng không hiệu nghiệm.
Chúa Trịnh Sâm bèn cầu đảo ở khắp đền chùa linh hiển và cho lập đàn chay ở trong cung, ngày đêm đốt hương cầu khấn cũng không cũng không thấy bệnh của Trịnh Cán khỏi được, cho nên người ngoài mới đặt lời hát như thế.
Nói ngày nay phải tiêu vô số để đốt hương cầu khấn, dựng không biết bao nhiêu tháp Phật sao bằng lúc đầu cứu mạng cho một người bị giết oan? Đó là thương xót thái tử phải vô tội mà chết oan và cũng là làm sáng tỏ việc chúa Trịnh đã tạo ra nhiều ác nghiệt vậy”.

Theo Lê Thái Dũng (Sao bóng đá)
Nguoiduatin
Advertisement