Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Chia bò

Ban biên tập nhận được bài toán vui của thầy Pham Long (phu quân cô Trần thị Lắm) gởi đến ,chúng ta cùng giải nha các bạn
Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện:
 
Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 12tổng số bò, con thứ hai được chia 14 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 15 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền.

Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.



Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Thầy cô thành học sinh ở Surry

Bài viết sau đây dựa vào tạp chí Connect Today của công ty điện lực Dominion, tiểu bang Virginia, ngày 14 tháng 3 năm 2014. Ban biên tập xin giới thiệu đấn quí vị 1 nét sinh hoạt của công ty điện lực Dominion dành cho thầy cô giáo.


Trung tâm tin tức của nhà máy điện nguyên tử Surry
(Surry Nuclear Information Center gọi tắt là SNIC)

SNIC là nơi xung phong thực hiện chương trình giáo dục, dựa vào tiêu chuẩn căn bản về khoa học của tiểu bang Virginia để nâng cao thêm sự hiểu biết cho học sinh trong lớp.
Chương trình miễn phí về năng lượng, điện và điện nguyên tử, sẵn sàng dành cho trường học, thanh thiếu niên và hội đoàn.
Nhóm sinh hoạt luôn luôn đưọc đón tiếp nhưng tốt nhất là hẹn trước 2 tuần dành ch. Nhân viên SNIC sẽ bảo đảm thời gian, số lượng tham gia đạt được yêu cầu.
Khách có thể đến không cần hẹn và học hỏi theo vận tốc của mình dưới sự hướng dẫn của nhân viên nếu họ rảnh.
1 cựu gs THĐĐ đã từng thiết kế và bảo trì hệ thống kỷ thuật ở SNIC từ 1988-2001.

Trung tâm tin tức của nhà máy điện nguyên tử Surry (SNIC) nhộn nhịp tuần qua khi 44 học sinh học về năng lượng sản suất và nhà máy phát điện nguyên tử.


Nhóm này rất khác với những nhóm thăm viếng trước đây. Họ là những thầy cô sinh hoạt thực tập, thu thập kiến thức để truyền thụ cho học sinh của họ.


Thầy cô chụp hình lưu niệm

Chương trình hội thảo được bảo trợ bởi NEED (National Energy Education Development Project Dự án quốc gia về phát triển giáo dục năng lượng), một tổ chức quốc gia nhằm phổ biến về sự hiểu biết và vấn đề của năng lượng trong học đường. Cuộc hội thảo và sinh hoạt ở Surry là cơ hội cho sự phát triển chuyên môn dành cho thầy cô tiểu học và trung học.



Thầy cô cùng thực nghiệm

Bên cạnh lý thuyết và thực hành, thầy cô còn được hướng dẫn xem những hình ảnh trưng bày nơi trung tâm tin tức của nhà máy điện nguyên tử Surry.



Dưới đây là đoạn video bằng Anh ngữ nói về trung tâm thông tin của nhà máy điện nguyên tử ở tiểu bang Virginia


Nguồn:  https://www.youtube.com/watch?v=6aSBf23Y4Qg


Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Tai nạn nơi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl


Bài viết này dịch theo tài liệu Backgrounder của NRC Hoa kỳ vào tháng 5 năm 2013
NRC là ai ?

NRC (Nuclear Regulator Commission) là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hoa kỳ do quốc hội lập ra năm 1974 để bảo đảm an toàn cho dân chúng và môi trường trong việc sử dụng chất phóng xạ. NRC qui định luật cho các nhà máy điện nguyên tử và các cơ quan dân sự dùng nhiên liệu nguyên tử như y học.
NRC cấp giấy phép cho xây, giấy phép đóng cửa, giấy phép gia hạn thời gian hoạt động nhà máy điện nguyên tử.
Ngoài trung tâm đầu nảo của NRC ở Rockville, Maryland , NRC có văn phòng ở 4 vùng khác nhau:
Vùng 1 trụ sở King of Prussia,  Pennsylvania.
Vùng 2 trụ sở Alanta,  Georgia.
Vùng 3 trụ sở Lisle, Illinois.
Vùng 4 trụ sở Arlington, Texas.
NRC thanh tra thường xuyên nhà máy và chỉ chổ sơ hở về an toàn cho nhà máy để sửa chửa.
NRC cảnh cáo vi phạm luật an toàn. Nhà máy không khắc phục kịp thời sẽ bị phạt tiền rất nặng. Nhà máy tái phạm hay vi phạm nghiêm trọng sẽ bị NRC tạm thời đình chỉ sản xuất điện cho đến khi lỗi đươc khắc phục.
 NRC là cơ quan kiểm tra, duyệt, chấm bài thi và cấp bằng điều khiển nhà máy cho thí sinh thi đậu viết và thực hành. Mỗi nhà máy có nhân viên NRC thường trú để kiểm tra về an toàn.
Cứ 2 năm NRC thanh tra 1 lần. Nhân viên không được tiết lộ sự hiện diện của thanh tra; ai vi phạm sẽ bị kỷ luật (tối đa là sa thải), phạt tù và tiền theo luật liên bang. Ai đe dọa, lừa dối NRC thanh tra sẽ bị nghiêm trị theo luật liên bang: tù và tiền.

Khi NRC đến thanh tra hay chấm thi, NRC không bao giờ tham dự các bửa ăn do công ty thết đãi.

Tai nạn nơi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl

Bài này có 5 phần:
  • Bối cảnh
  • Ảnh hưởng sức khỏe từ tai nạn
  • Lò phản ứng ở Mỹ và phản ứng của NRC
  • Thảo luận
  • Sarcophagus: Quan tài


1. Bối cảnh

Ngày 26 tháng 4 năm 1986, thình lình điện tăng quá mức trong lúc thử nghiệm lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine, nguyên là Liên bang Sô Viết. Tiếp theo tai nạn và hỏa hoạn, nhà máy đã thả ra số lượng khổng lồ chất phóng xạ vào môi trường.
Đội ngũ cứu cấp cho tai nạn đã dùng trực thăng trút cát và boron vào nơi đổ nát của lò phản ứng. Cát ngăn chặn lửa và kiềm chế chất phóng xạ trong khi boron dùng để ngăn chận phản ứng hạt nhân . Vài tuần sau tai nạn, đội ngũ đã hoàn toàn bao phủ đơn vị hư hại với cấu trúc tạm thời bằng ci men, được gọi là sarcophagus để giới hạn chất phóng xạ lan ra ngoài. Chánh phủ Sô Viết cũng cắt và chôn vùi 1 dặm vuông cây thông gần nhà máy để tránh lan tràn chất phóng xạ vùng xung quanh. 3 lò phản ứng còn lại của Chernobyl bắt đầu hoạt động lại nhưng cuối cùng đóng cửa vĩnh viễn và lò phản ứng cuối cùng đóng cửa vào năm 1999. Cơ quan điều hành nhà máy hạt nhân Sô Viết tường trình lần đầu về tai nạn cho ủy ban năng lượng nguyên tử quốc tế ở thanh phố Vienna, nước Úc vào tháng 8 năm 1986.
Sau tai nạn, chánh quyền đóng cửa khu vực 30 cây số xung quanh nhà máy, ngoại trừ nhân viên có trách nhiệm thẩm định, đương đầu với tai nạn và điều khiển lò phản ứng không hư hại. Liên bang Sô Viết (sau này là Nga) ra lịnh di tản 115 ngàn người ra khỏi nơi có nhiều chất phóng xạ trong năm 1986 và 220 ngàn người vào những năm sau đó (Nguồn UNSCEAR 2008, trang 53)

2. Ảnh hưởng sức khỏe từ tai nạn

Tai nạn nguyên tử khốc liệt của Chernobyl đã giết 28/600 nhân viên trong 4 tháng đầu sau tai nạn. 106 nhân viên nhiễm phóng xạ nặng và sẽ bị bịnh hiểm nghèo. 2 nhân viết chết trong vòng 1 tiếng sau khi lò phản ứng nổ tung nhưng cái chết của họ không liên can đến phóng xạ. Ngoài ra 200 ngàn người thu dọn trận mạc trong năm 1986 và 1987 đã tiếp thu lượng phóng xạ từ 1 đến 100 Rem (Rem là dơn vị đo lường chất phóng xạ ở Mỹ. Trung bình dân Mỹ nhiễm phóng xạ 6/10 Rem mỗi năm). Công việc dọn dẹp Chernobyl cần thêm 600 ngàn người và họ bị nhiễm số lượng rất nhỏ. Cơ quan chánh phủ tiếp tục theo dõi sự dọn dẹp và sự phục hồi sức khỏe của họ (nguồn: UNSCEAR 2008, trang. 47, 58, 107, và 119.)
Tai nạn Chernobyl lan tràn phóng xạ ra nhiều khu vực như Belarus, Liên bang Sô Viết, Ukraine và ảnh hưởng cuộc sống của hàng triệu người. Tổ chức sức khỏe thế giới (World Health Organization) lo ngại về sự nhiễm phóng xạ của những người bị tản cư. Đa số 5 ngàn người sống trong khu vực nhiễm phóng xạ nhận 1 số lượng phóng xạ rất nhỏ nhen so với mức phóng xa, của thiên nhiên (1/10 rem mỗi năm) ( Nguồn: UNSCEAR 2008, trang. 124-25).
Ngày nay những bằng chứng cho thấy sự nhiễm phóng xạ không có tăng thêm mức độ bịnh leukemia hay ung thư chắc chắn, ngoại trừ ung thư tuyến giáp (thyroid cancer). Nhiều trẻ em và thanh niên thanh nữ trong khu vực năm 1986 uống nước nhiễm chất phóng xạ iodine đã bị bịnh ung thư tuyến giáp. Đến hôm nay khoảng 6 ngàn bịnh nhân ung thư tuyến giáp đã được khám phá trong giới trẻ em. 90% trẻ em này đã được điều trị  thành công. 15 trẻ em và thanh thiếu niên ở 3 nước chết vì ung thư tuyến giáp. Những chứng cớ này không có thấy ảnh hưởng những người mang thai như sanh khó, chết khi sanh hay nói chung sức khoẻ trẻ em của những gia đình sống trong khu vực nhiễm phóng xạ ( Nguồn:UNSCEAR 2008, trang. 65)
Các chuyên gia kết luận rằng chết vì ung thư có thể do ảnh hưởng Chernobyl mang theo suốt đời của những đội cấp cứu, những người di tản và dân chúng sống trong khu vực nhiễm xạ . Ảnh hưởng sức khoẻ rất thấp so với dự đoán ban đầu của 10 ngàn người chết vì bức xạ.
 3. Lò phản ứng ở Mỹ và phản ứng của NRC
Cơ quan NRC kết luận rằng nhiều yếu tố bảo đảm lò phản ứng ở Mỹ không dẫn đến sự kết họp sai lầm dẫn đến ra tai nạn như Chernobyl. Sự khác biệt về thiết kế nhà máy, khả năng tự động tắt và cấu trúc mạnh mẽ để giữ chất phóng xạ giúp bảo đảm lò phản ứng ở Mỹ an toàn cho dân chúng. Khi NRC định giá trị những tin tức mới mà họ xem nó có thể gây ra tai nạn lớn lao, những thẩm định này coi sự an toàn có thể bảo đảm được đời sống dân chúng và môi trường hay không.
Sau khi nhiên cứu tai nạn Chernobyl, cơ quan NRC nhấn mạnh nhiều yếu tố quan trọng như sau:
·         Xây dựng lò phản ứng đúng theo bản vẽ và thực hiện chính xác trong khi xây cất và bảo trì.
·         Duy trì đúng cách hướng dẫn và điều khiển vận hành thông thường và trường họp khẩn cấp.
·         Có trình độ và động lực điều hành nhà máy và nhân viên
·         Bảo đảm hệ thống dự trữ, sẵn sàng cung cấp cho hệ thống an toàn trong trường họp xảy ra tai nạn.
 Sau biến cố Chernobyl, NRC kiểm tra lại luật lệ để tu bổ qui định của NRC hay hướng dẫn về tai nạn liên quan đến phản ứng dây chuyền, tai nạn khi lò phản ứng không có công suất hay công suất thấp, huấn luyện nhân viên điều khiển nhà máy và kế hoạch khẩn cấp.
Phản ứng của NRC về Chernobyl gồm 3 phần:
1.      Xác định sự thật của tai nạn.
2.      Đánh giá sự quan hệ mật thiết của tai nạn để tạo qui luật cho nhà máy điện nguyên tử ở Mỹ.
3.      Tiến hành nghiên cứu dài hạn được đề xuất bởi đánh giá.
NRC phối họp sự thật tìm thấy trong giai đoạn này với những cơ quan khác của chánh phủ và tư nhân. NRC công bố bản tường trình của công việc này vào tháng 1 năm 1987 như điều lệ NUREG-1250.
NRC công bố kết quả bản tường trình giai đoạn 2 vào tháng 4 năm 1989 như điều lệ  NUREG-1251.
Ảnh hưởng của tai nạn Chernobyl tạo qui chế an toàn cho nhà máy điện nguyên tử  Mỹ. Cơ quan NRC kết luận rằng bài học từ Chernobyl không đủ thời gian thay đổi lập tức luật lệ hiện thời .
NRC ấn hành sự nghiên cứu về Chernobyl cho nhà máy điện nguyên tử  vào tháng 6 năm 1992 như điều lệ NUREG-1422.
Trong khi báo cáo đóng cửa tức thì các nghiên cứu Chernobyl, 1 vài đề tài tiếp tục được NRC chú ý trong sinh hoạt bình thường. Chẳng hạn NRC tiếp tục khảo sát sau trận Chernobyl về bài học trừ khử phóng xạ của kiến trúc, đất liền cũng như người dân trỏ lại nơi trước đây bị nhiễm phóng xạ. NRC cũng suy xét kinh nghiệm của Chernobyl là một thông tin để suy xét cho sự an toàn của lò phản ứng trong tương lai.
 4. Thảo luận

Lò phản ứng Chernobyl được gọi là RBMK’s, là lò phản ứng công suất cao. Nó dùng  than chì để duy trì phản ứng dây chuyền, làm nguội lò phản ứng với nước. Trong khi tai nạn xảy ra, Liên bang Sô viết có 17 RBMKs và Lithuania có 2 đơn vị. Từ khi tai hoạ, 3 lò phản ứng khác của Chernobyl, cộng thêm 17 cái của liên bang Sô viết và 2 cái của  Lithuana dược đóng cửa vĩnh viễn. Chernobyl 2 đóng cửa năm 1991 sau khi hoả hoạn ở tòa nhà turbine. Đơn vị số1 đóng cửa trong tháng 11 năm 1996 và đơn vị 3 đóng cửa trong tháng 12 năm 1999 như lời hứa của Tổng thống Ukraine, Leonid Kuchma. Ở Lithuania, đơn vị Ignalina đóng cửa trong tháng 12 năm 2004 và đơn vị số 2 đóng cửa năm 2009 là điều kiện để vào liên hiệp Âu châu.
Đóng cửa những lò phản ứng Chernobyl là sự kết họp mạnh mẽ từ 7 nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G-7), ủy ban Âu châu và Ukraine. Sự nổ lực này là hổ trợ nâng cấp đơn vị Chernobyl 3, ngưng hoạt động toàn diện khu Chernobyl, phát triển phương pháp giải quyết tình trạng những nhân viên và gia đình họ khi nhà máy đóng cửa và xác định đầu tư cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu về điện trong tương lai của Ukraine.
Trên kỷ niệm 10 năm của tai họa, Ukraine chính thức thành lập trung tâm Chernobyl cho an toàn điện nguyên tử, rác phóng xạ và đài phát thanh sinh thái ở thành phố Slavutych. Trung tâm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho kỹ nghệ điện nguyên tử, cộng đồng khoa học và nhà quản lý về nguyên tử.

 5. Sarcophagus: Quan tài

 Giới thẩm quyền Sô viết bắt đầu đổ hòm bê tông để bao phủ lò phản ứng bị hủy hoại vào tháng 5 năm 1986 và hòan tất công việc đầy thách đố sau 6 tháng. Chính quyền xem việc đổ hòm bê tông là cách thức tạm thời để lọc phóng xạ ra khỏi chất khí từ lò phản ứng bị hủy hoại trước khi chất khí lan ra môi trường. Sau vài năm, những chuyên gia bắt đầu lo ngại cường độ cao của phóng xạ có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của hòm bê tông.
Năm 1997, nhóm G-7, Ủy ban châu Âu và Ukraine đã đồng ý cùng nhau tài trợ cho kế hoạch thực hiện chỗ che đậy Chernobyl để giúp Ukraina biến hòm bê tông  hiện có thành một hệ thống ổn định và an toàn với môi trường. Ngân hàng Âu châu cho tái thiết và phát triển quản lý tài trợ cho kế hoạch, bảo vệ nhân viên, dân cư kế bên và môi trường cho nhiều thập kỷ vì 1 số lượng to lớn của phóng xạ vẫn còn trong quan tài. Hòm bê tông hiện tại phải được ổn định trước khi công việc thay thế bằng quan tài ổn định, an toàn vào cuối năm 2006. Thiết kế mới bao gồm vòng cung bằng thép và nó sẽ trượt qua hòm cũ bằng đường rầy. Hệ thống kiến trúc này bền vững tối thiểu100 năm.
Nguồn: http://www.nrc.gov/reading-rm/doc-collections/fact-sheets/chernobyl-bg.html

Trần-Lâm Phát