Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Sự khác biệt giữa thức ăn Việt và Tàu !!!



Sự khác biệt giữa thức ăn Việt và Tàu !!! 

Gáo sư Trần Văn Khê

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi: Người Việt Nam ăn uống thế nào? Hay là cách nấu ăn của người Việt có khác người Trung Quốc hay chăng? Vì đó chỉ là những phần nhận xét đã được nhanh chóng đúc kết để đưa ra những câu giải đáp kịp thời chớ không phải do một sự sưu tầm có tính cách khoa học. Trong câu chuyện, một vài bạn trong báo Tuổi Trẻ thấy nhận sét sơ bộ của tôi có phần nào lý thú, nghe vui tai nên nhờ tôi ghi ra thành văn bản. Nể lời các bạn, tôi xin gởi đến các bạn đọc vài mẩu chuyện có thật về cách ăn và nấu ăn của người Việt chúng ta, và xin các tay nghề nấu ăn trong nước đừng cười tôi dốt hay nói chữ, dám múa búa trước cửa Lỗ Ban, đánh trống trước cửa nhà Sấm.

Trong một buổi tiệc, một anh bạn Pháp hỏi tôi: – Chẳng biết người Pháp và người Việt Nam ăn uống khác nhau như thế nàỏ – Tôi rất ngại so sánh . . . tôi trả lời . . . vì so sánh là biết rõ rành mạch cả hai yếu tố để so sánh. Thỉnh thoảng tôi có ăn uống theo người Pháp nhưng làm sao biết cách ăn của người Pháp bằng người Pháp chính cống như anh. Tôi thì có thể nói qua cách ăn uống của người Việt chúng tôị Để cho anh dễ nhớ, tôi chỉ đưa ra ba cách nấu ăn của người Việt, rồi anh xem người Pháp có ăn như vậy chăng ? Người chúng tôi ăn toàn diện, ăn khoa học, ăn dân chủ.

1- Ăn toàn diện: Chúng tôi không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi, mà bằng ngũ quan. Trước hết ăn bằng con mắt, và do đó có nhiều món đem dọn lên, nhiều màu sắc chen nhau như món gỏi sứa chúng tôi chẳng hạn: có giá màu trắng, các loại rau thơm màu xanh, ớt màu đỏ, tép màu hồng, thịt luộc và sứa màu sữa đục, đậu phộng rang màu vàng nâu v. v. . . Có khi lại tạo ra hình con rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cưới. Sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, chúng tôi thưởng thức bằng mũi, mùi thơm của các loại rau thơm như húng quế, ngò, hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm, của cà cuống. Răng và nứu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt luộc và sứa, cái giòn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác. Rồi lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang, hay tiếng rào rào của bánh phồng tôm, hay tiếng bánh tráng nướng nghe rôm rốp. Sau cùng lưỡi mới nếm những vị khác nhau, hòa hợp trong món ăn: lạt, chua, mặn, ngọt, chát, the, cay v. v. Chúng tôi ăn uống bằng năm giác quan, về cái ăn như thế gọi là ăn toàn diện.

2- Ăn khoa học : Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhất là ở Nhật Bổn thường hay sắp các thức ăn theo “âm” và “dương” Nói một cách tổng quát thì những món nào mặn thuộc về dương, còn chua và ngọt thuộc về âm. Người Việt thường trộn mặn với ngọt làm nước mắm, kho thịt, kho cá, rang tép, ướp thịt nướng, luôn luôn có pha một chút đường; mà ăn ngọt quá như chè, ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm thì cho một chút muối cho âm dương tương xứng. Người Tây khi ăn bưởi thật chua lại cho thêm đường, đã âm lại thêm âm thì âm thịnh dương suy, không đúng theo khoa học ăn uống. Người Việt phần đông không nghiên cứu về thức ăn, nhưng theo truyền thống của cha ông để lại thành ra ăn uống rất khoa học. Người Việt chẳng những để ý đến quân bình âm dương giữa các thức ăn mà còn để ý đến quân bình âm dương giữa người ăn và thức ăn.
Khi có người bị cảm, người nấu cháo hỏi: cảm lạnh (bị mắc mưa, đêm ra ngoài bị cảm sương) thì nấu cháo gừng vì cảm lạnh (âm) vào người phải đem gừng (dương) vào chế ngự. Nếu cảm nắng (bị mặt trời làm cho sốt) thì dương đã vào người phải nấu cháo hành (âm) . Lại nghĩ đến âm dương giữa người ăn và môi trường; mùa hè thời tiết có dương nhiều nên khi ăn có canh chua (âm) hoặc hải sâm (âm) ; mùa đông thời tiết có âm nhiều nên ăn thịt nướng.

Ta có câu : “mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển” Quân bình trong âm dương còn thể hiện qua điếu thuốc lào, thuốc lá phơi và đóm lửa (dương) hít một hơi cho khói qua nước lã trong bình (âm) để hơi khói thuốc vào cơ thể, nguồn hút có cả dương và âm, không kể nước đã lọc bớt chất nicotine có hại cho buồng phổi.

Chẳng những cân đối về âm dương mà còn hàn nhiệt nữa: thịt vịt hay thịt cá trê – hàn – thì chấm với nước mắm gừng – nhiệt. Cách ăn của người Việt Nam khoa học vì phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hành nhiệt điều hòa. Ngoài ra trong một món ăn thường đã có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự tiêu hóa được dễ dàng.

3- Ăn dân chủ : Trên bàn dọn bao nhiêu thức ăn, nhưng chúng tôi có thể những món chúng tôi thích, hoặc phù hợp với vấn đề bảo vệ sức khỏe của chúng tôi. Ăn ít hay ăn nhiều thì tùy theo sức chứa bao tử của chúng tôi, chớ không phải ăn những món không ăn được, hay là ăn không nổi. Như vậy cách của người Việt Nam rất dân chủ. Anh bạn người Pháp thích chí cười to : ăn toàn diện, chúng tôi chưa nghĩ đến là về thính giác, ăn mà nghe tiếng động là vô phép nên ăn bớt ngon. Ăn khoa học, thì chúng tôi chỉ nghĩ đến calory mà không biết âm dương và hàn nhiệt. Còn ăn dân chủ, thì hoàn toàn thiếu sót vì đến nhà chúng tôi có một thực đơn mà mỗi người một đĩa, ăn không hết sợ vô phép nên nhiều khi không ngon lắm hoặc quá no cũng phải cố gắng ăn cho hết. Tôi xin hoàn toàn hoan nghinh cách ăn của người Việt Nam.

Về cách ăn uống Việt Nam lại có thêm :

4- Ăn cộng đồng : Thức ăn đầy bàn mà có một nồi cơm, một tô nước mắm để mọi người cùng xới cơm và chan nước mắm ở một nơi.

5- Ăn lễ phép : Con lớn lên đã theo học ăn, học nói, học gói, học mở. Học ăn là trước nhứt, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng.

6- Ăn tế nhị : Ăn ớt cử cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt bằm, ớt làm tương. Nước chấm nhứt là ở miền Trung rất tinh tế ăn món chi phải có nước chấm đặc biệt : bánh bèo, bánh lá, bánh khoái đều có nước chấm khác.

7- Ăn đa vị : Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn vào bánh tráng lạt lạt, có chút bún, rau thơm, ớt (cay), chuối sống (chát), khế (chua), tương (ngọt, mặn cay) có pha hột điều hay đậu phộng xay (béo). Ăn có năm vị chánh : ngọt, mặn, chua, cay, béo, có cả ngũ sắc đen (tương), đỏ (ớt), xanh (rau), vàng (khế chín), trắng (bánh tráng, bún). Ăn một miếng mà thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa.

Một lần khác, một anh bạn của tôi khai trương một tiệm ăn lớn tại Paris. Anh có mời đài phát thanh và báo chí đến để cho biết rằng tiệm của anh có cả thức ăn Trung Quốc và Việt Nam. Các phóng viên muốn biết Việt Nam và Trung Quốc nấu ăn có khác nhau như thế nàỏ Hai đầu bếp Việt Nam và Trung Quốc được mời ra để báo chí hỏi thì hai người đều khẳng định là cách nấu ăn rất khác, nhưng phải xuống bếp coi mới thấy. Nhà bếp nhỏ không chứa được mấy chục phóng viên, và ai cũng ngại hôi dầu hôi mỡ nên ông chủ tiệm nhờ tôi tìm câu trả lời cho các nhà báo. Tuy không phải là một chuyên gia về nghệ thuật nấu bếp, nhưng tôi cũng phải tìm câu trả lời thế nào để cho các nhà báo bằng lòng. Tôi mới nói rằng, tôi không đi vào chi tiết nhưng chỉ đưa ra ba điểm khác nhau trong cơ bản.

1/- Cách dùng bột: Người Việt Nam thường dùng bột gạo trong khi người Trung Quốc thích dùng bột mì, cho nên Việt Nam có phở, hủ tiếu, bún thang, bún bò, bún riêu; mà người Trung Quốc thì chuyên về mì nước, mì khô, mì sợi nhỏ, mì sợi lớn, mì vịt tiềm. Người Việt làm bánh đùm, bánh xếp, bánh cuốn, bánh hỏi; người Trung Quốc thì bánh bao. Chả giò người Việt Nam cuốn bằng bánh tráng bột gạo; còn người Trung Quốc thì cuốn tép trong bánh bằng bột mì.
2/- Nước chấm cơ bản của người Việt nam là nước mắm là bằng cá; còn nước chấm của người Trung Quốc là xì dầu làm bằng đậu nành.
3/- Người Việt thì thường pha mặn ngọt; người Trung Quốc thích chua ngọt. Chỉ nói đại khái như vậy mà các phóng viên đã hài lòng về viết bài tường thuật nêu lên những điểm khác nhau ấy.. Ông giám đốc tạp chí Đông Nam Á, sau lời nhận xét đó, cho phóng viên đến phỏng vấn tôi thêm và hỏi tôi có biết yếu tố nào khác đáng kể khi nói về cách nấu ăn của người Việt khác người Trung Quốc ở chỗ nào. Tôi trả lời cho phóng viên trong 40 phút. Hôm nay tôi chỉ tóm tắt cho các bạn những điểm chính sau đây.

a/- Về rau : người Việt tuy có ăn rau luộc, hay xào; nhưng thích ăn rau sống, rau thơm, mà người Trung Quốc không ưa ăn rau sống, cải sống, giá sống.
b-/ Về cá : Người Trung Quốc biết kho, chưng, chiên như người Việt Nam. Nhưng người Trung Quốc có cá mặn không làm mắm như người Việt. Có rất nhiều cách làm mắm và ăn mắm: mắm thái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm v. v. . . Các nước Đông Nam Á cũng có làm mắm nhưng không có nước nào biết làm nhiều loại mắm như người Việt.
c/- Về thịt : Người Trung Quốc biết quay, kho, luộc xào, hầm như người Việt, mà không biết làm nem, bì và các loại chả như chả lụa, chả quế v. v. . .
d/- Người Trung Quốc ít có phối hợp nhiều vị trong một món ăn như người Việt. Khi chúng ta ăn một món ăn như nem nướng thì có biết bao nhiêu vị: lạt lạt của bánh tráng, bún, hơi mát mát ngọt ngọt như dưa leo, và đặc biệt của giá sống trộn với khế chua, chuối chát, ớt cay, đậu phộng cà bùi bùi, và có tương mặn và ngọt.. Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú. Cái ăn chiếm phần khá quan trọng trong đời sống của chúng ta.

Khi dạy dỗ một trẻ em thì phải cho nó học ăn, học nói, học gói, học mở để biết ăn, nói với người ta. Có nhiều chữ 'ăn' :

Ra đường phải biết “ăn bận” hay “ăn mặc” cho phải cách phải thế. Đối với mọi người không nên “ăn thua” làm chi cho bận lòng. Làm việc gì phải cẩn thận “ăn cây nào, rào cây nấy”. Trong việc tiêu tiền phải biết “liệu cơm, gắp mắm” và dẫu cho nghèo đi nữa “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Không nên ham ăn quá độ vì ” no mất ngon, giận mất khôn”.Ra làm ăn phải quyết tâm đừng ” cà lơ xích xụi” chạy theo ” ăn có” người khác. Phải biết ” ăn chịu” với người làm việc nghiêm túc thì công việc khỏi bị “ăn trớt”. Không nên “ăn gian, ăn lận” hay bỏ lỡ cơ hội thì “ăn năn” cũng muộn. Trong cuộc sống nên tìm việc làm hữu ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước đừng để mang tiếng “ăn hại” “ăn bám” người khác. Khi đàn chơi phải biết lên dây đàn cho” ăn” với giọng ca, hòa đàn cũng phải “ăn” với nhau, “ăn ý” , “ăn rơ” thì mới haỵ

Các bạn thấy chăng ? Cái “ăn” cũng khá quan trọng nên mới lọt vào một số từ ngữ của tiếng nói Việt Nam. Tuy chúng ta không như người Trung Quốc ”dĩ thực vi tiên” nhưng phải có ăn mới làm nên việc vì "có thực mới vực được đạo”.

GS. Trần Văn Khê

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Bài thơ dâng Mẹ

Ban biên tập nhân được những bài thơ của nữ sĩ Hương Lệ Oanh
Hương Lệ Oanh sinh ra và lón lên ở Tây ninh, nơi huyền thoại về núi Bà Đen, nay giao luu cùng Trường Trung học Công lập Đất đỏ, nơi có huyền thoại về Bà rịa .
Phải chăng "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ 有緣千里能相遇" ?

Trân trọng mời quí đọc giả nghe qua nỗi lòng của người con gái ghi lại  hình ảnh thân cò của bà Mẹ Việt nam và lòng kính yêu mẫu thân vào năm 2001


Con viết bài thơ dâng m hin,
Trong ni
m hnh phúc tht vô biên.
Đón mùa báo hiếu cài lên áo,
M
t đóa hng tươi đỏ thm duyên.

Mng m làm sao nói cn li,
Con hôn lên tóc tr
ng mây tri.
Mà th
ương bao tháng năm đằng đẳng,
Ln li thân cò my bin khơi.

Nuôi con dòng sa thơm vô tn,
Êm ái n
ăm canh tiếng m ru.
Con ng trong vòng tay nng m,
H
ơi m loang vào c gic mơ. . . 

Bao lúc tr
tri, khi trái gió,
Nóng vùi, con s
t biết bao đêm.
Thc thm, lo âu tng tiếng th,
Ai hay m
t m c sâu thêm. . .!

Con l
n lên ri thêm khó nhc,
Chén c
ơm manh áo đổ m hôi.
Ri tng trang v . . . con đi hc,
Ăn sm lo chiu m vn vui.

R
i nay như m . . . con làm m,
Càng hi
u lòng ai chng bến b.
Ơn sâu, tr sut đời không hết,
Ôi, m
ngt ngào bao ý thơ.

Và con còn m
bên đời mình,
Còn r
c màu hoa đỏ đậm tình.
Con cài lên trái tim mình mãi,
C
u m sng đời con vng tin.

C
u mong chư Pht ban hng phúc,
Cho m
yên lành vi chúng con.
Càng thêm tui hc càng thêm sc,
Càng th
y cuc đời như tr hơn.

Và các b
n ơi hãy hát lên,
M
t bông hng cho anh . . . cho em . . .
Hát cho hnh phúc ta còn m,
Còn m
, còn nguyên vn trái tim.
HƯƠNG LỆ OANH  
(Con viết lúc m còn sanh tin 2001) 





Tứ thập  niên rồi không thấy Mẹ
Đong đưa kẻo kẹt dưới hàng tre
    Chắt chiu hạt gạo trong cơn nắng
Nghỉ mát sân nhà dưới gốc me
Trần-Lâm Phát

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Bài thơ Thính vũ của Nguyễn Trãi





THƠ NGUYỄN TRÃI, NHỮNG BÀI CHỮ HÁN HAY NHẤT 
( Hương Lệ Oanh)
         Nguyễn Trãi 阮廌 (1380-1442) hiệu Ức Trai là một nhà thơ nổi tiếng cũng là một nhà chính trị. Thơ Nguyễn Trãi có phong thái của một bậc anh hùng có chí khí bản chất thoát vòng danh lợi. Những bài thơ chữ Hán của ông điêu luyện về ngôn ngữ và thể hiện tinh thần Nho giáo.
“Thính vũ” là một bài thơ chữ Hán đầy tình cảm bộc lộ tâm tư của tác giả bắt đầu là cảnh trời mưa, trong gian phòng u tối tịch mịch, thi nhân là khách trọ đã thức thâu đêm một mình trong căn phòng vắng vẻ u tối nghe tiếng mưa rơi tâm trạng bồn chồn, như chưa thực hiện một hoài bão lớn, một trách nhiệm nam nhi nợ nước thù nhà, tiếng trúc khua tiếng chuông chùa hoà âm điệu làm cho nỗi buồn càng chất ngất thức thâu đêm, ngoài trời mưa rỉ rả lúc to lúc nhỏ, ngâm thơ vẫn không sao ngủ được đến sớm mai. Dưới đây là bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Trãi.



Nguyên tác chữ Hán 
Phiên âm

 
Thính Vũ 

    
Tịch mịch u trai lý
    
Chung tiêu thính vũ thanh
    
Tiêu tao kinh khách chẩm
    
Điểm trích sổ tàn canh
    
Cách trúc xao song mật
    
Hòa chung nhập mộng thanh
    
Ngâm dư hồn bất mị
    
Đoạn tục đáo thiên minh
  
Nguyễn Trãi 


 Dịch nghĩa:
Nghe mưa

Vắng vẻ trong phòng tối tăm,
Suốt đêm nghe tiếng trời mưa.
Tiếng não nùng làm kinh động gối khách,
Giọt thánh thót suốt mấy canh tàn.
Cách bụi trúc tiếng khua nhặt vào cửa sổ,
Lẫn tiếng chuông vẳng vào giấc mơ nhẹ nhàng.
Ngâm rồi vẫn không ngủ được,
Nghe đứt nối cho đến trời bình minh.
Dịch thơ:

Diễn dịch bài NGHE MƯA HLO bắt chước tiền bối phá cách câu một làm lạ câu thơ thêm chút cá tính, diễn dịch theo thể thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng nói lên tâm trạng thi nhân vào một đêm mưa trong thư phòng tối tịch mịch, tiếng mưa rơi khi to lúc nhỏ làm lay động tâm tư khách, tiếng trúc khua ngoài song cửa vẳng tiếng chuông ngân hoà điệu thơ vào mộng ngâm vịnh mà vẫn không sao ngủ được tác giả nhân cách hoá tiếng gió thổi khóm trúc xào xạc tiếng chuông ngân làm cho tâm hồn thanh tao tĩnh lặng thao thức cả đêm ngoài trời cứ mưa dai dẳng đứt nối cho đến sớm mai.
HLO 

NGHE MƯA 

Thư phòng vắng vẻ càng u-tịch,
Thao thức nghe mưa tí tách ngoài.
Phơn phớt gió lùa lay gối khách, 
Mưa rơi rả rích suốt đêm dài.
Mở lòng tiếng trúc khua cùng gió, 
Hoà nhịp chuông ngân giấc mộng lay.
Ngâm vịnh vẫn không sao ngủ được,
Tiếng mưa thưa nhặt đến ban mai.

huongleoanh virginia 



Cùng diễn dịch, với nhà thơ Trần Quốc Bảo 

Kính mời quí Thân hữu đọc : - NGHE MƯA - Trần Quốc Bảo dich thơ Nguyễn Trãi.

 
Thính Vũ 

    

Tịch mịch u trai lý,
    
Chung tiêu thính vũ thanh.

    
Tiêu tao kinh khách chẩm,

    
Điểm trích sổ tàn canh.

    
Cách trúc xao song mật,

    
Hòa chung nhập mộng thanh.

    
Ngâm dư hồn bất mị,

    
Đoạn tục đáo thiên minh ! 

  。抑 
Nguyễn Trãi - Ức Trai (1)


 Bản dịch của Trần Quốc Bảo:
 NGHE MƯA  

Không khí phòng văn rất tịnh êm
Tiếng mưa tí tách rải ngoài thềm
Gió lùa xào xạc, ngay bên gối
Giọt rớt nhặt khoan, suốt cả đêm,
Song trúc rạt rào, nghe nặng hạt
Chuông chùa trầm vọng, mộng êm đềm
Trầm tư thao thức hoài, không ngủ
Rả rich, tới khi trời sáng thêm.
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia

(1) Nguyễn Trãi  阮廌 (1380-1442) ,  hiệu là Ức Trai 抑齋, là con ông Bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh,  ông đỗ Tiến sĩ năm1400 . Thuở ấy nước Nam bị Tầu đô hộ, Ông Phi Khanh bị quân nhà Minh bắt đem về Kim Lăng giết.  Nguyễn Trãi  đi theo cha khóc lóc,  đến cửa Nam Quan, ông Phi Khanh bảo con rằng: “Con hãy trở về mà lo trả thù cho cha, rửa nhục cho Nước, chứ đi theo cha khóc lóc thì ích gì!” .  Ông bèn trở lại, Từ đó, ngày đêm lo việc phục thù.  Kịp khi Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa ở đất Lam Sơn, lúc về đánh quân Minh ở Lỗi Giang, thì  ông Nguyễn Trãi, vào yết kiến, dâng bài “Kế Sách Bình Ngô”. Vua xem, lấy làm hay, dùng ông  làm Tham mưu. Sau 10 năm kháng Minh, được toàn thắng. Lê Lợi lên ngôi tức là vua Lê Thái Tổ, trị vì được 6 năm thì băng hà.  
       Ông Nguyễn Trãi, sau khi làm trọn lời cha dặn, liền từ quan, lui về trí sĩ tại Lệ Chi Viên. Kế vì vua Lê Lợi, là Lê Thái Tông (1423-1442), khi nối ngôi, hoàng tử mới 11 tuổi (1434), lớn lên kém đức vua cha, ham mê sắc dục. Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) Thái Tông ngự hành đến Lệ Chi Viên thăm cựu thần Nguyễn Trãi, thấy nàng hầu của ông, là Thị Lộ có nhan sắc, bèn bắt theo hầu. Đi đến huyện Gia Bình thì vua bị đột tử. Triều đình đổ tội giết vua cho Nguyễn Thị Lộ. Bắt ông Nguyễn Trãi làm tội và tru di cả 3 họ. 

       Nguyễn Trãi ngoài tài kinh bang tế thế, ông còn là một nhà văn hoá lớn, có công đóng góp quí báu vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Bình Ngô Đại Cáo và Ức Trai Thi Tập (105 bài thơ chữ Hán) là những tác phẩm bất hủ của Nguyễn Trãi còn lưu truyền hậu thế.