Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

Thuốc hết hạn



Thuốc hết hạn LOẠI NÀO vẫn còn hữu dụng?


LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà:www.bacsihongocminh.com.

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh viết:

Trước đây tôi có viết một bài về đề tài thuốc hết hạn. Bài viết này nhằm bổ sung và tiếp nối về chủ đề này.
Tương tự như thức ăn, luật pháp quy định tất cả các loại thuốc đều phải ghi rõ ngày hết hạn trên nhãn hiệu thuốc. Nhiều người vẫn còn thắc mắc là có thể dùng thuốc quá hạn bao nhiêu ngày mà vẫn an toàn?
Câu trả lời tóm gọn: trong đa số trường hợp, ngày hết hạn ghi trên lọ thuốc không có nghĩa là thuốc trở thành vô hiệu hay biến thành thuốc độc. Phải hiểu rằng, ngày mãn hạn ghi trên lọ thuốc chỉ có nghĩa là, sau ngày ấy, hãng thuốc không bảo đảm hoàn toàn 100% công hiệu của thuốc.
Thật ra để đề phòng bị thưa kiện và để bán được nhiều thuốc, các hãng thuốc có khuynh hướng ghi ngày hết hạn rất ngắn, ngắn hơn nhiều là ngày thuốc thật sự mãn hạn. Tuy rằng thuốc càng để lâu, dược tính sẽ giảm lần vì thành phần cấu tạo nên thuốc có thể từ từ yếu đi theo thời gian. Nhưng, rất nhiều loại thuốc vẫn giữ được công hiệu nhiều năm sau ngày mãn hạn.
Ngay chính cơ quan FDA, một mặt đòi hỏi các công ty dược phòng phải thử nghiệm về độ bền và hiệu năng của thuốc theo thời gian và tùy theo tình trạng bảo quản được kể là “mạt rệp” nhất. Mặt khác, FDA lại nhân nhượng cho phép các hãng thuốc gia hạn thêm, nếu cần, như trong trường  hợp thuốc bị khan hiếm, chẳng hạn. Như thế ngày hết hạn của thuốc không có nghĩa là tuyệt đối.
Rất nhiều nghiên cứu và ngay cả cơ quan FDA đã công nhận hầu hết thuốc men đều giữ được công hiệu nhiều năm sau ngày hết hạn. Thí dụ, năm 2006, một nghiên cứu đăng trên tờ báo dược khoa, Journal of Clinucal Pharmacology, cho thấy gần 90% thuốc vẫn còn hiệu nghiệm sau ngày hết hạn từ 1 đến 5 năm.
Nói chung, ngoại trừ các loại thuốc nước, hầu hết các loại thuốc viên đều an toàn và hữu hiệu. Ví dụ như thuốc trụ sinh Doxycyclin vẫn còn 80% dược tính sau hơn 20 năm, hay thuốc Cipro vẫn còn tốt sau hơn 12 năm.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu khác:
Thuốc Ibuprofen (Motrin, Advil) nếu là thuốc viên thì vẫn còn hữu hiêu tối thiểu là 5 năm và còn lâu dài hơn nữa. (Hình minh họa: Getty Images)
1.     Thuốc Ibuprofen (Motrin, Advil) nếu là thuốc viên thì vẫn còn hữu hiêu tối thiểu là 5 năm và còn lâu dài hơn nữa. Nếu là thuốc nước, “sy-rô”, thì dễ bị nhiễm chất dơ vì thế nên giữ trong tủ lạnh. Cho dù vậy, thuốc vẫn an toàn cho dù ngày hết hạn không lâu bằng thuốc viên.

2.     Thuốc Tylenol, acetaminiphen cũng còn hiệu lực tối thiểu là 5 năm. Nên bảo quản thuốc trong chỗ mát và tránh ánh nắng mặt trời.

3.     Thuốc Aspirin, tương tự như các loại thuốc trên, hữu hiệu đến 5 năm và nhiều hơn. Không nên giữ thuốc trong tủ thuốc trong phòng tắm, vì hơi nước có thể làm hư thuốc mau chóng.

4.     Thuốc trụ sinh, nên dùng ngay và không nên để dành. Tuy nhiên hầu hết thuốc trụ sinhvẫn còn công hiệu ít nhất là sau một năm.

5.     Thuốc ho. Đa số các loại thuốc ho là thuốc nước, syrup, thì không nên giữ dài hạn, và nên bảo quản trong tủ lạnh.

6.     Thuốc xịt mũi, thuốc hít vào phổi thì không nên để lâu. Các loại thuốc nầy thường chứa các loại hoá phẫm phụ để bảo quản thuốc. Theo thời gian, các chất nầy dể biến đổi, tăng nguy cơ bị nhiễm độc.

7.     Thuốc nhỏ mắt. Các loại thuốc nầy phải dùng ngay và nên loại bỏ sau ngày hết hạn. Đôi mắt rất quý, không nên liều mạng và tiếc của.

8.     Thuốc ngủ, thuốc an thần. Hầu hết các loại thuốc ngủ bán không cần toa đều giữ được công hiệu sau nhiều năm. Tuy nhiên, hiệu năng giảm đi khá nhanh so với các loại thuốc khác. Vấn đề ở đây là khi hiệu năng giảm, người dùng thuốc có khuynh hướng sẽ dùng nhiều hơn quá liều lượng, do đó, gây ra phản ứng phụ.

9.     Thuốc chống dị ứng, nếu là thuốc viên, đa số có tuổi thọ trên vài chục năm. Ví dụ như thuốc Diphenhydramine (Benadryl) được biết vẫn còn công dụng sau 15 năm. Các loại thuốc nước, nên quăng bỏ sau ngày hết hạn.

10.   Thuốc Valium là một loại thuốc an thần có toa bác sĩ khá thông dụng. Lời khuyên của các dược sĩ là nên dùng thuốc trước một năm.

Nói chung, hầu hết thuốc men, nếu được bảo quản tốt đều có công hiệu tối thiểu từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên, các loại thuốc trị bệnh tim, bệnh hen suyễn dị ứng cấp kỳ thì không nên dùng lâu quá ngày hết hạn. Nói  như thế cũng không có nghĩa là trong trường hợp khẩn cấp lại nhất định không dùng tạm một vài viên thuốc quá hạn. Và nếu lỡ thiếu thuốc chưa mua kịp thuốc mới thì dùng tạm một vài viên cũng không hại gì. Có còn hơn không! 
(B.S Hồ Ngọc Minh)

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Tin buồn

Nhận được tin:

Cô Bùi Thị Lệ Vơn, hiền thê của cựu giáo sư Phan Tất Đại, vừa qua đời .

Cựu giáo chức, nhân viên và tòan thể học sinh Trường Trung Học Công Lập Đất đỏ thành kính chia buồn cùng thầy Đại và gia đình.
Nguyện cầu cô sớm về cõi Niết bàn.






Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

Cuộc đời đau thương của loài chim yến



CHUYỆN CỦA CHIM YẾN



Câu chuyện ray rức lòng người. 
Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.Yến, sống trung thành – chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.
Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.
Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được một số giống người man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”…
Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?
Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.

 Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a28534/cuoc-doi-dau-thuong-cua-loai-chim-yen

Những người lái đò


Tháng 3, 2013 Bùi thị Sen, khoá 5 Trường Trung Học Công lập Đất đỏ đã viết:

Cứ mỗi lần nghe bản nhạc “Ông lái đò”,  lòng tôi lại dâng lên một nỗi buồn man mác. Không biết có phải vì điệu nhạc hay vì nội dung bài hát này đã cho tôi một cảm xúc về hình ảnh của những người thầy cô đã dạy tôi học lúc tuổi thơ. Thầy Cô như những người lái đò, cả cuộc đời, sự nghiệp chỉ biết đưa người sang sông và cứ nối tiếp như thế.

 Ban biên tập kính mời quí Thầy Cô , quí đọc giả và thân mời các bạn nghe lại những bài hát nói về nghề đưa đò:

1. Ông lái đò do Ca sĩ Hùng Cường trình bày:


2. Ông lão chèo đò do Nghệ sĩ Út Trà Ôn ca:


3. Cô lái đò do nghệ sĩ Phương Liên và Minh Cảnh trình bày: