Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Huyền Thoại Về Muối

BS Hồ Ngọc Minh


Có một lần nọ, ăn sáng chung ở bệnh viện với một ông bác sĩ người Mỹ chuyên về bệnh tim mạch, khi thấy tôi rắc muối lên những múi bưởi, ông ta trố mắt: “Anh không sợ bị cao huyết áp ư?”
Nhìn ánh mắt của người đồng nghiệp, tôi nghĩ lý do cao huyết áp không phải là quan tâm chính, mà là chuyện ăn bưởi với muối! Tôi dụ ông ta thử, “chàng” gật gù khen ngon, vì muối bưởi dường như ngọt hơn, bớt chua và bớt đắng.
Trong gần 50 năm qua, các bác sĩ thường khuyên chúng ta không nên ăn mặn, trong khi đó, các cụ từ ngàn xưa lại nói, ăn mặn cho chắc da, chắc thịt. Thuở bé, tôi vẫn còn nhớ những nồi cá hay nồi thịt kho mặn đắng dành cho các sản phụ nhà hàng xóm, sau khi sanh.
Những nghiên cứu cũ, hơn 100 năm trước, suy diễn, biện luận một chiều, dựa trên những quan sát không đầy đủ, cho rằng ăn mặn có hại đến sức khoẻ tim mạch, thật ra không đúng hẳn. Theo các nghiên cứu gần đây, ăn nhiều muối cũng không đến nỗi tệ như người ta hằng nghĩ.
Hiện nay, chúng ta được khuyên, nên giới hạn lượng muối tiêu thụ ở mức 6 gram mỗi ngày, tức là 2.4 gram chất sodium (natri), vào khoảng độ một muỗng cà phê muối. Nếu bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, bác sĩ thường khuyên nên giảm muối xuống còn 2/3 muỗng cà phê mỗi ngày. So với chế độ ẩm thực của người Việt, và ngay cả những thức ăn của các chủng tộc khác, giới hạn về muối nầy là chuyện nói cho vui, vì nó đi ngược lại bản năng sinh tồn của con người nói chung.
Từ thời cổ đại, nhất là ở những vùng đất xa biển, muối là một loại nhu cầu quý hiếm, người ta tôn thờ nó, giết nhau cũng vì nó. Muối rất quan trọng cho sự sống, không riêng gì cho con người mà cho cả những loài động vật. Ở xứ Keyna, quê hương thuỷ tổ của ông Obama, những con voi thèm muối, đang đêm, lặn lội vào hang sâu, để liếm những tinh thể muối tích tụ trên vách đá. Rồi những con khỉ đười ươi gorillas, theo vết, ăn phân của các cô chú voi, cũng vì muối. Ngay đến những chú khỉ nhỏ, ngồi bắt chí bắt rận cho nhau, chỉ để liếm vào da nhau, hưởng thừa chút muối tiết ra từ mồ hôi.
Con người chúng ta, thực tế, là một bịch muối biết đi, với những tế bào ngâm trong nước muối. Chúng ta khóc ra muối, đổ mồ hôi ra muối, khi thiếu nguồn muối bổ sung là đời tàn. Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi thiếu muối, sự ham muốn về dục tính sẽ giảm đi, đàn ông dễ bị yếu sinh lý, mệt mỏi và… xụi. Phụ nữ thiếu muối cũng giảm bớt khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến cân lượng của em bé.
Thiếu muối còn làm cho nhịp tim tăng, làm cho thận suy, làm cho tuyến giáp suy nhược, làm tăng độ vô cảm với chất insulin, và làm tăng cholesterol. Như thế, trên lý thuyết làm hại đến hệ thống tuần hoàn, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Chất sodium là thành phần chính trong máu và tất cả dịch thủy trong cơ thể, vừa giữ thể tích cho máu, bảo đảm áp suất cho hệ thống tuần hoàn, vừa duy trì các phản ứng sinh hoá cho các tế bào. Mất muối, hệ thống tuần hoàn bị rối loạn. Riêng với hệ thần kinh, sự thay đổi nồng độ sodium qua những cái bơm nhỏ ở tế bào thần kinh, tạo ra những tín hiệu truyền dẫn trong mạng lưới thần kinh. Thiếu muối, hệ thống thần kinh bị tê iệt, não bộ sẽ bị sưng lên, gây hôn mê. Trong trường hợp bị mất máu vì thương tích hay bị phỏng nặng, chúng ta mất nước và mất muối, làm cho các cơ phận có nguy cơ sụp đổ, ngừng hoạt động. Vì thế, khi vào nhà thương, truyền nước biển là chuyện đầu tiên.
Vậy thì, tại sao hầu hết các bác sĩ lại khuyên ta nên cử muối?
Lý do vì những suy luận cổ điển dựa trên những quan sát hạn hẹp, một chiều, cho rằng ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Đã thế, để chứng minh cho những tiền đề không đúng, những nghiên cứu lệch lạc đua nhau tìm cách chứng minh cho một tiền đề nông cạn về cơ bản. Một vòng lẩn quẩn!
Này nhé, người ta suy luận rằng, khi chúng ta ăn nhiều muối sẽ bị khát nước, vì thế sẽ uống nhiều nước. Nồng độ sodium từ muối tăng cao làm cho cơ thể giữ nước lại để pha loãng bớt độ mặn của máu, do đó thể tích máu tăng. Một khi thể tích máu tăng, sẽ làm tăng áp suất máu, đưa đến bệnh tim mạch, tai biến não, và các nguy cơ khác.
Lý thuyết trên đây, chính tôi, cũng như hầu hết các bác sĩ đều được dạy như thế trong những năm đầu của trường thuốc. Thoạt nghe thì rất ư là “logic”, nhưng dần dà những sự thật quan sát được lại không chứng minh được cho lý thuyết nầy.
Huyết áp của con người được kiểm soát bởi nhiều động cơ mà trong đó nồng độ sodium và thể tích máu chỉ là một. Kế đến nguy cơ bị bệnh tim mạch, truỵ tim, tai biến não lại là hệ quả của nhiều lý do khác nhau, trong đó cao hyết áp chỉ là một trong những lý do ấy. Theo quan sát, 80% người có áp suất bình thường, khi ăn nhiều muối, không bị tăng huyết áp. Ngay cả những người đã bị cao huyết áp, khoảng 60% không bị ảnh hưởng vì muối.
Ở đây, nồng độ của muối, của chất sodium, cũng như huyết áp được điều chỉnh bới trái thận. Những hormone từ tuyến thượng thận aldosterone, angiotensin từ lá gan, và renin từ trái thận, tạo thành một hệ thống gọi là renin–angiotensin–aldosterone system (RAAS), làm việc với nhau để kiểm soát nồng độ muối, thể tích máu cũng như áp suất máu. Như thế người có lá gan khoẻ, trái thận tốt, đa số sẽ đáp ứng rất nhạy bén cho nồng độ muối trong máu. Cao huyết áp không đơn thuần vì ăn nhiều muối, mà vì hệ thống RAAS không làm việc hữu hiệu. Lá gan yếu, thận hư thật ra lại do những lý do khác, về nếp sống, về ẩm thực như ăn nhiều đường và tinh bột chẳng hạn.
Nói như trên đây, cũng không có nghĩa là chúng ta có thể ăn mặn càng nhiều càng tốt, nhưng lâu lâu lỡ ăn mặn tí xíu thì cũng không hại gì, từ trường hợp những người thuộc vào diện cao huyết áp vì “nhạy cảm với muối”, phải cử muối vì trái thận đã suy. Trung bình, chúng ta có thể tiêu thụ muối vừa phải, khoảng độ từ 1.5 đến 3.5 muỗng cà phê muối là vừa. Nếu thấy khát nước là đã ăn quá mặn, không tốt cho trái thận, nên bớt ăn mặn cho lần sau. Không nên để “đời cha ăn mặn” đến “đời con khát nước” mới cử muối thì hơi trễ!

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Mắt và chất lutein kỳ diệu


Mắt và chất lutein kỳ diệu
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn, điều này ai cũng biết nhưng không ai để ý. Cho đến khi đôi mắt bị mờ, mới vội vã đi tìm Bác sĩ Nhãn khoa. Thông thường người ta hay nghĩ mắt mờ chỉ cần thay gọng kính là xong ngay. Nghĩ như thế là lầm. Năm 2007 thống kê Hoa Kỳ cho biết là số người đi tune up xe hơi nhiều hơn là đi khám mắt. Trong ngũ giác, mắt-thị giác là điều đáng sợ nhất vì nếu như đời đen tối thì còn gì là lẽ sống nữa.
Có 3 căn bệnh đưa đến sự mù mắt là mắt cườm, áp suất trong mắt cao (glaucoma) và bệnh suy thoái của võng mạc (age related macular
degeneration viết tắt là A.M.D)
Có 2 chất lutein và zeaxanthin là chất carotenoids giúp chống lại các bệnh về mắt khi ta về già.
Hai chất này không có ở trong cơ thể mà phải do thức ăn và dinh dưỡng đem đến.
Chất Lutein tạo thành màu vàng của trái bắp và lòng đỏ trứng gà. So với 2 năm trước đây chỉ có 40% người Mỹ là biết đến chất này mà
thôi, ngày nay con số đó lên tới 60%. Ngoài sự bảo vệ đôi mắt, 2 chất này còn giúp trợ tim và bộ óc làm việc đắc lực thêm nữa. Đó là 2 chất antioxidants chống free radicals hay tàn phá tế bào các mô.

1. Mắt Cườm (cataract)
Người tuổi già từ 65 - 74 thì 23% sẽ bị mắt cườm và nếu từ 75 trở lên, con số là 50%. Mắt cườm là khi thủy tinh thể của con mắt bị mờ dần cho đến khi trắng xóa, gây mù mắt cũng giống như lòng trắng trứng gà, nếu đun sôi thì từ từ sẽ biến từ thể lỏng sang thể đặc, ánh sáng
làm sao xuyên qua được.
Thủy tinh thể được cấu tạo bằng chất đạm (protein) trong đó chứa lutein và zeaxanthin, tuy rằng không nhiều bằng ở trong võng mạc.
Bịnh mắt cườm là so sự hấp thụ tia hồng tuyến ngoại (ultra violet) của ánh mặt trời, do đó nên đeo kính mát là cách để ngăn chận sự hấp thụ này
. Bịnh mắt cườm còn là bệnh của tuổi già, nhưng nguyên nhân chính là do “free radicals” mà ra. Người ta khám phá ra rằng có từ 40 đến 50 căn bệnh con người đều do free radicals gây nên.
- Người nào thường xuyên tiếp thu 2 chất này sẽ giảm được bệnh mắt cườm và sẽ không bị giải phẫu mắt nữa.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ làm lỏng thủy tinh thể bằng lutein vibration, sau đó hút hết ra và thay thế bằng một contact lens. Lutein có ở trong
rau dền (spinach) mà có mấy ai ăn rau này hàng ngày đâu?
Nên cữ hút thuốc, uống rượu, tránh tia X rays khi chiếu điện.
Người nào bị bệnh tiểu đường có cơ nguy bị bệnh mắt cườm sớm hơn là người thường.
Sau đây là những sinh tố giúp chống bệnh mắt cườm:
- Sinh tố A (cần từ 25.000 đến 50.000 I.U)
- B1, B2, B5 tức B complex 50 mg mỗi ngày,
- Sinh tố C 3000 mg uống 4 lần một ngày,
- Sinh tố E 400 I.U
- Kẽm (zinc 50 mg) không quá 100 mg.
Ngoài công hiệu bảo vệ đôi mắt, chất lutein còn ngăn lượng LDL tức là chất cholesterol xấu tăng và bám vào thành mạch máu, giảm sự lưu thông của máu dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Lượng lutein còn giúp tăng sự hoạt động của não bộ. Còn chống được sự tàn phá của ánh nắng mặt trời trên làn da và ung thư da.

2. Bệnh  thoái hóa điểm vàng (A.M.D: age related macular degeneration)
Trên võng mạc có một điểm giúp ta nhìn thật rõ chi tiết đó là điểm vàng (macula). Điểm này khi ta về già thường bị suy thoái dẫn đến mù mắt do free radicals tàn phá. Điểm macula chứa đựng rất nhiều 2 chất lutein và zeaxanthin, nên càng về già phải cung cấp 2 chất này cho đầy đủ.
Thí nghiệm cho thấy những người già dùng 10 mg lutein mỗi ngày giảm bệnh này rất nhiều. Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh như rau dền
(spinach), rau broccoli, rau cải (bok choy).

3. Bệnh Glaucoma
Bịnh này do áp suất trong con mắt từ từ tăng lên làm hư hại dây thần kinh mắt gây sự mù lòa, nếu không chữa kịp thời. Đó là nguyên nhân
thứ nhì gây sự mù mắt bịnh mắt cườm. Xảy ra sau tuổi 60 có thể sớm hơn từ 40 tuổi, do thiếu dinh dưỡng, stress và bệnh tiểu đường.
Áp suất trong con mắt khác với áp suất trong mạch máu. Có thể xảy ra từ từ gọi là kinh niên hoặc cấp tính.
- Triệu chứng gồm có mắt mờ, mắt nhìn hạn hẹp (tunnel vision), nhức mắt, buồn nôn, mắt đỏ.
Chỉ có BS nhãn khoa mới định được bệnh này. Cách chữa dùng thuốc nhỏ mắt như timolol maleate làm giảm áp suất, có người phải nhỏ suốt đời. Nếu không thuyên giảm một ngày nào đó bệnh trở thành cấp tính, áp suất tăng quá cao, nước trong mắt không có lối thoát phải đưa đi nhà thương cấp cứu liền để chữa trị bằng tia laser nếu không sẽ bị mù tức khắc.
- Cách ngăn ngừa: Nên ăn rau trái ăn nhiều hạt nguyên chất như bánh mì nâu, ít dùng chất béo, tránh uống cà phê, rượu, thuốc lá.
Dùng thêm sinh tố A, B1, C, alpha lipoid acid, khoáng chất như chromium, magnesium, lecithin fatty acids, ginkgo biloba, bilberry
(chống quáng gà lúc chập tối: các phi công thời đệ nhị thế chiến hay dùng bilberry để nhìn rõ lúc bay phi vụ ban đêm).
- Ngoài ra có chất pycnogenol lấy từ vỏ cây thông bổ sung mạch máu nuôi con mắt là một chất antioxidant chống free radicals, cần chất kẽm (Zinc).
Tóm lại, phòng bệnh hơn trị bệnh, các cụ có thể ngăn ngừa các bệnh về mắt nếu dùng thêm lutein và zeazanthin cùng các sinh tố kể trên.
Tất cả đều tìm thấy ở trong bột gạo lức mà giờ đây tôi mới được biết chưa có thức ăn thiên nhiên nào sánh bằng.
(theo Daily.mail)
4. Cách Bảo Vệ Mắt Khi Sử Dụng Computer
4.1. Trong khi làm việc thỉnh thoảng rời mắt khỏi màn hình.
Làm việc trên computer đòi hỏi bạn phải nhìn vào màn hình với khoảng cách không đổi trong quãng thời gian dài. Vì thế, bạn nên đổi hướng nhìn thay cho việc tập trung nhìn vào một điểm. Khi rời mắt khỏi màn hình trong ít giây, bạn hãy tập nhìn vào các điểm ở xa. Đây là cách hữu hiệu nhất để thư giãn đôi mắt.
4.2. Đặt màn hình PC ở vị trí thích hợp
Màn hình được đặt cách mắt từ 45 đến 60 cm là hợp lý nhất. Các thầy thuốc nhãn khoa cho rằng, bạn nên chọn bàn và ghế máy tính phù hợp với kích thước cơ thể của mình.
Khi ngồi làm việc với máy tính, phải giữ cho tư thế hướng thẳng về phía trước. Nếu bạn đặt máy tính lệch với tầm nhìn, khiến cho cơ mắt
phải hoạt động căng hơn, làm ảnh hưởng đến thị lực của mắt.
4.3. Ánh sáng phù hợp
- Ánh sáng nơi làm việc nên có độ chiếu sáng vừa phải sẽ có lợi cho sức khoẻ của mắt. Nên nhớ rằng, màn hình vi tính đã tự phát ra ánh
sáng đủ để bạn nhìn. Nếu bạn làm việc ở văn phòng với ánh sáng điện quang thông thường, nên sử dụng thêm một chiếc đèn bàn nhỏ để sử dụng máy tính.
4.4. Thư giãn giữa giờ làm việc
- Theo các chuyên gia, cứ 40 - 50 phút bạn nên nghỉ mắt rời khỏi màn hình trong khoảng 5 phút. Trong quãng thời gian ngắn đó, cơ thể cần
được bổ sung ôxy bằng cách hít thở thật sâu và uống một ít nước. Thông thường, các phòng đặt máy tính thường khô ráo, vì thế, chớp mắt
thường xuyên cũng là một cách hữu hiệu để hồi phục mắt và tránh khô mắt.
Ngoài ra các hoạt động khác như đi lại, vận động cũng giúp giảm căng mỏi mắt.
Trên đây là những phương pháp đơn giản, hiệu quả để bảo vệ đôi mắt mà không phải ai khi làm việc với máy vi tính cũng biết.
Bảo vệ đôi mắt là giữ gìn vẻ đẹp và phòng chống lão hoá cho bạn
5. Kẻ Thù Của Mắt  
Trong cuộc sống hằng ngày, có những thói quen gây nhiều tổn thương cho mắt. Vậy nên chúng ta phải chú ý...
5.1. Rượu
Rượu là kẻ thù lớn và nguy hiểm nhất đối với đôi mắt. Tại sao có người sau khi uống rượu lại đỏ mặt, nhiệt độ trong cơ thể tăng lên vùn
vụt. Đó là do rượu có thể đẩy nhanh tuần hoàn máu, làm cho huyết quản mao mạch giãn nở, phình to. Vùng da ở xung quanh mắt rất mềm, huyết quản lại rất nhỏ, nếu uống quá nhiều rượu, huyết quản mao mạch rất dễ bị đứt, vỡ và hình thành các nốt đen nhỏ lấm chấm trên da.
- Biện pháp để đối phó với kẻ thù nguy hiểm này là “trốn” rượu càng xa càng tốt. Nếu trong trường hợp bất khả kháng không thể tránh được, nên uống nhiều nước để vô hiệu hoá những ảnh hưởng của rượu đối với da.
5.2. Không khí ô nhiễm
Bạn thường mất cảnh giác với kẻ thù này. Đến khi bạn chú ý đến nó thì nó đã làm bạn tổn hại rồi. Lúc đi ra ngoài, kể cả bạn không trang
điểm, thì bạn cũng nên đánh một ít kem dưỡng da và phấn nền, như thế sẽ có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn. Lúc ở trong nhà, bạn nên tạo dựng một môi trường trong lành, sạch sẽ. Dùng máy làm sạch không khí để thanh lọc hết các chất ô nhiễm như bụi bẩn, khói thuốc, mùi hôi tanh, lông động vật, vi sinh vật và các chất nhiễm bẩn khác mà bạn không thể nhìn thấy được.
5.3. Mỹ phẩm hết hạn ( expired date )
Khi bạn mở một tube mascara, bút kẻ mắt hay hộp phấn trang điểm mắt mới, vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập vào. Sau khi bạn mở ra sử dụng
những đồ mỹ phẩm này, rồi đóng lại vào hộp, nhiều lần như thế vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều, một khi nó vào mắt thì mắt bạn sẽ bị nhiễm khuẩn hoặc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.
Vì vậy, khoảng 6 tháng nên thay mỹ phẩm 1 lần, chải mi thì 3 tháng nên thay một lần.
5.4. Ăn kiêng không đúng cách
Theo một nghiên cứu chỉ rõ, trong các loại rau tươi và hoa quả chứa đựng nhiều chất như Vitamin E, C, chất ca-ro-ten và kẽm (Zn) … có thể phòng chống các bệnh và nếp nhăn quanh mắt. Nếu ăn kiêng, hạn chế ăn các chất béo và chất bột là rất đúng nhưng đồng thời phải tăng thêm lượng rau xanh và hoa quả. Uống loại viên nang bổ sung Vitamin là một ý kiến rất hay nhưng không được xem là món ăn chính.
5.5. Thiếu ngủ
Nếu bạn thường xuyên phải làm việc tới 2 - 3g sáng, 7g phải vội dậy đi làm sẽ khiến sức khỏe cơ thể bị tổn hại. Muốn chiến thắng kẻ thù
này, nhất định bạn cần nắm bắt từng cơ hội để ngủ.
Trên xe đi làm, trong lúc nghỉ trưa, lúc chờ cắt tóc … chỉ cần có chút thời gian, bạn nên nhắm mắt 2 - 5 phút relax , như thế mới có thể giữ
được đôi mắt trong sáng mạnh khoẻ, thoát khỏi nỗi muộn phiền về quầng thâm mắt & nếp nhăn.
Bạn cần lưu ý, cố gắng hết sức để tránh nạp vào người chất cafein bởi vì nó có thể làm ảnh hưởng đến quy luật nghỉ ngơi của bạn.
5.6. Bệnh khô mắt
Khô mắt có thể làm cho mắt trở nên không có thần sắc, khiến người khác luôn có cảm giác như bạn lúc nào cũng buồn rầu. Biện pháp tốt nhất để tiêu diệt kẻ thù này đó là không ngừng bổ sung nước cho mắt. Hầu hết các chuyên gia làm đẹp và các chuyên gia về mắt đều khuyên nên sử dụng thuốc nhỏ mắt vì nó có ích cho bạn cho dù bạn có đeo kính áp tròng hay bất cứ loại kính nào khác.
5.7. Tia nắng mặt trời
Quá nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ tạo thành nếp nhăn quanh mắt, đục thuỷ tinh thể và các bệnh khác về mắt. Khi đi ra ngoài, bạn nên đeo
kính râm hoặc kính chống tia tử ngoại, như thế có thể bảo vệ rất tốt cho mắt của bạn.
5.8. Thuốc lá
Thuốc lá một khi được châm lửa thì tuyệt nhiên là một kẻ thù đáng sợ. Các nghiên cứu khoa học gần đây càng chỉ rõ điều đó. Thuốc lá có thể sản sinh ra những nếp nhăn xung quanh mắt. Kể cả bạn không hút thuốc thì cũng không nên lơ là mất cảnh giác với khói thuốc từ người khác. Hơi và khói thuốc của người khác hút cũng có thể phá hoại cơ thể và dung nhan của bạn.
  
Chú ý : Khám kiểm tra mắt hàng năm
Vậy với đôi mắt, một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể chúng ta thì sao? Chú ý khám kiểm tra mắt.
Vì người Việt Nam chúng ta còn chưa mấy quen với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, do đó cũng chẳng mấy người chịu đi khám kiểm tra mắt nếu vẫn chưa thấy mắt có biểu hiện đặc biệt khác thường. Thật ra mắt chúng ta cũng cần có lịch khám đều đặn, chỉ có điều không cần thiết phải quá thường xuyên. Đó là để phát hiện sớm những căn bệnh về mắt, đồng thời giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt cho mọi người.
Lần khám mắt đầu tiên nên bắt đầu trước 5 tuổi.
Từ đó đến năm 19 tuổi, chúng ta cần khám kiểm tra mắt ít nhất 1 lần để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh suy giảm thị lực và nhiều căn bệnh cơ bản khác về mắt.
Từ 20 - 30 tuổi, nên khám mắt 1 lần.
Từ 30 - 40 tuổi nên khám mắt 2 lần.
Khám mắt định kỳ để phát hiện những triệu chứng sớm của các bệnh như glaucoma (bệnh tăng nhãn áp) và điểm đen võng mạc (sự lão hóa khiến mắt giảm thị lực). Nếu được phát hiện kịp thời, những chứng bệnh này hoàn toàn có thể điều trị được.
Sau 40 tuổi, chúng ta nên kiểm tra mắt định kỳ mỗi 2 đến 4 năm; trên 65 tuổi nên khám mắt 2 năm / lần.
Với những người bị bệnh tiểu đường hoặc trong gia đình có tiền sử bệnh án về mắt thì nên khám bác sĩ định kỳ theo sự chỉ định của bác sỹ.
Chống nắng cho mắt
Kính mát không chỉ để giúp bạn phòng tránh những vết chân chim nơi khóe mắt vốn rất dễ hình thành khi phải nheo mắt quá nhiều.
Kính mát còn là để bạn ngăn chặn những tác hại của tia cực tím cùng những bước sóng khác có thể khiến bạn bị đục nhân mắt hoặc bị điểm đen võng mạc.
Tốt nhất, bạn nên sử dụng kính mát thường xuyên, vào bất cứ khi nào ra đường, đặc biệt là ở những vùng có ánh sáng chói gắt (gần mặt nước hoặc tuyết) và không nên chỉ dùng trong mùa hè & mùa thu, đông & xuân
(Theo Y tế phổ thông)
Bảo Vệ Đôi Mắt Cẩn Thận
Hai mắt là ngọc quí chúng ta cần bảo vệ cẩn thận suốt đời.
Đôi mắt đã được gọi bằng nhiều tên rất biểu tượng như là đôi mắt huyền, mắt nhung, mắt biếc, mắt buồn tênh, mắt nai tơ, mắt tình nhân,
mắt thù hận, mắt bạc tình, mắt dao cau, mắt sắc như dao, mắt bơ vơ, mắt xanh, mắt lá dăm, mắt nai...Ciceron nói: “Khuôn mặt là chân dung của tâm hồn, diễn tả bằng cặp mắt”. Cùng nhận xét này, Mạnh Tử góp ý: “ Bụng ngay thẳng thì con ngươi
trông sáng tỏ. Bụng đầy tà khúc thì con ngươi mờ đục, tối tăm”.
Rừng thơ có cả nhiều ngàn câu nói đến đôi mắt. Xin ghi lại:
“Mắt Biếc” của Bích Khê diễn tả nhiều khả năng đáng yêu của mắt:
“Ôi! cặp mắt của người trong tơ ngọc
Sáng như gươm và chấp chóa kim cương
Mỗi cái ngó là một vì sao mọc!
Mỗi liếc yêu là phảng phất mùi hương.
Hai mắt ấy chói hòa quang sáng ngợp
Dẫn hồn ta vào thế giới thiêng liêng.
Hớp nhiều trăng cho niềm trinh rất ngớp
Say nhạc hường nổi bồng giữa đào nguyên”

và của Trịnh Công Sơn với “ Những con mắt trần gian” :
“Những con mắt tình nhân,
Nuôi ta biết nồng nàn
Những con mắt thù hận,
Cho ta đời lạnh câm
Những con mắt cỏ non,
Xanh cây trái địa đàng
Những con mắt bạc tình,
Cháy tan ngày thần tiên...”

Một cách thực tế, Addison nhận xét: “Trong tất cả các giác quan, thị giác toàn hảo và thích thú nhất”.
Người mình vẫn so sánh: “Hai mắt là ngọc, hai tay là vàng”.
Mắt là cơ quan để thu hình ảnh và nhìn sự vật, như một chiếc máy ảnh, nhưng với một cấu trúc tinh vi và những khả năng hoàn hảo gấp bội.
a - Nhãn cầu là bộ phận phần chính của mắt nằm trong ổ mắt và được mi
mắt bảo vệ ở phía trước.
- Ổ mắt do các xương gò má, xương trán, xương sống mũi họp thành.
Đây là một khối hình cầu mà kích thước do di truyền quyết định. Khi
mới sinh ra, trẻ nhìn xa rõ hơn vì nhãn cầu nhỏ.
Tới giai đoạn tăng trưởng, trẻ nào có nhãn cầu to do di truyền sẽ nhìn
gần rõ ràng hơn.
Tuổi tăng trưởng lại trùng vào thời gian bắt đầu đi học, nên các em
này thường hay bị cận thị.
Vì vậy, cận thị thị được “cho là” do đọc sách nhiều, ngồi gần màn hình
tivi, đọc sách thiếu ánh sáng...
Phía ngoài của mắt là 6 bắp thịt nhỏ, dài để di động nhãn cầu nhìn về
nhiều phía.
b - Mi mắt là một lớp da với nhiều cơ và mô liên kết lót bằng kết mạc.
- Mi mắt nhắm lại khi giác mạc bị kích thích, đe dọa hiểm nguy. Viền
quanh mi mắt là hai hàng lông mi để ngăn vật lạ bay vào mắt và chớp
chớp khi bẽn lẽn tình yêu.
Một hàng lông mày nằm phía trên mắt ngăn mồ hôi, chất lỏng chảy vào mắt.
Nằm dưới mi mắt trên là những tuyến, tiết ra nước mằn mặn để mắt khỏi khô.
Mắt thông với miệng bằng một cái ống nhỏ nằm ở góc trong mi mắt. Cạnh
mi có nhiều tuyến tiết ra chất nhờn, mồ hôi...
Mi mắt chớp mở mỗi vài giây, có tác dụng như cặp gạt nước kính xe hơi,
để loại bỏ bụi bặm bám trên giác mạc. Đêm ngủ, mi mắt khép kín để
giác mạc khỏi bị khô.
Lâu lâu nhiều người hay nháy mi mắt và e ngại đó là triệu chứng của
bệnh tật. Thực ra, đây chỉ là sự co giựt của cơ trên mi mắt và thường
thường xẩy ra khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
Nháy mắt kéo dài trong vài giây, không nguy hại, chỉ cần thoa nhẹ lên
mi một chút là hết.
Đôi khi nháy mắt liên tục cũng thấy trong bệnh đa xơ cứng (multiple
sclerosis), co giựt cơ mặt (facial tic).
c - Phần trước của nhãn cầu là giác mạc (cornea, cornée), không vẩn
đục, không mạch máu và rất nhạy cảm với với sự đau đớn. Phủ lên giác
mạc là kết mạc (conjunctiva) trong suốt, có rất ít mạch máu.
d - Thủy tinh thể (lens, cristallin) là bộ phận quan trọng tiếp nhận
và hội tụ ánh sáng hình ảnh lên võng mạc (retina, rétine).
Đây là một cấu trúc hai mặt lồi, trong suốt, gồm có nước và chất đạm,
nằm sau đồng tử và có thể thay đổi độ cong để mắt có thể thấy rõ sự
vật. Tinh thể dẹp xuống khi tập trung vào vật ở xa và vật nhìn nhỏ.
Tinh thể dầy lên để tập trung vào vật ở gần, vật nhìn thấy to. Đó là
sự điều tiết của mắt. Khả năng này hoàn toàn tự động, con người không
điều khiển được.
e - Ánh sáng lọt qua đồng tử (pupil, pupille), một lỗ nhỏ nằm giữa mống mắt.
g - Mống mắt (iris) - là cái màng che trước thủy tinh thể. Một cơ
vòng bao quanh bờ mống mắt điều khiển đồng tử thu nhỏ khi ánh sáng
mạnh hoặc mở rộng khi ánh sáng yếu. Đồng tử cũng mở rộng khi ta có
cảm xúc kinh ngạc, sợ hãi hoặc hớn hở, vui mừng. Tùy theo mống mắt có
nhiều hay ít chất mầu mà có người có mắt đen, mắt xanh, mắt nâu...
h - Võng mạc (retina, rétine) là lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng, lót
phía trong mắt.
Đây là cấu trúc căn bản của cặp mắt, có công dụng như tấm phim của máy
ảnh để thu nhận và ghi lại cả ngàn hình ảnh, tĩnh cũng như động, suốt
ngày này qua tháng khác mà không cần thay phim như trong máy ảnh..
Trên võng mạc có những tế bào hình nón, hình que chuyển ánh sáng ra
những tín hiệu điện năng, được dây thần kinh thị giác chuyển lên não
bộ. Tế bào não phân tích, tổng hợp các tín hiệu và tạo ra hình ảnh
của sự vật.
i - Mắt còn chứa hai dung dịch lỏng rất quan trọng. Thể mi (ciliary
body) với nhiều cơ bắp để thay đổi độ cong của tinh thể đồng thời cũng
tiết ra một chất lỏng như nước gọi là thủy dịch nằm giữa tinh thể và
giác mạc.
Thủy dịch có đủ các thành phần cấu tạo của máu, ngoại trừ tế bào máu.
dung dịch thứ hai, dịch pha lê, trong suốt, nẳm giữa võng mạc và tinh thể.
Vài rối loạn của thị giác
Nhìn sự vật có vẻ như rất giản dị, nhưng thực ra đây là một diễn tiến
khá phức tạp với nhiều giai đoạn liên tục khác nhau.
Ánh sáng vào mắt qua đồng tử. Đồng tử thay đổi kích thước tùy theo
cường độ của ánh sáng.
Đồng tử co hẹp khi có nhiều ánh sáng và mở rộng khi ánh sáng quá ít.
Ánh sáng vào mắt sẽ được tinh thể hội tụ lên võng mạc.
Các tế bào mầu của võng mạc tiếp nhận hình ảnh ánh sáng và chuyển lên
phần sau của não bộ qua dây thần kinh thị giác. Thị giác thành hình ở
đây.
Mọi rối loạn xẩy ra trong bất cứ giai đoạn nào của diễn tiến này đều
đưa tới trở ngại cho sự nhìn.
- Thị lực (visual acuity) là tính sắc bén khi nhìn. Sự vật rõ hay mờ
tùy thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu vào vật đó, vào động cơ thúc đẩy
sự nhìn, nhưng quan trọng hơn cả là sự toàn vẹn các thành phần của mắt
như giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc...
- Khó khăn thường thấy của mắt là do những rối loạn về khúc xạ ánh
sáng qua tinh thể và giác mạc cũng như khoảng cách từ thủy tinh thể
tới võng mạc, trung bình là 24 mm.
Trong tình trạng nhìn bình thường, ánh sáng đi qua giác mạc, thủy tinh
thể rồi được hội tụ trên võng mạc. Nếu ánh sáng tập trung ở phía trước
hoặc phía sau võng mạc, thì thị giác sẽ bị rối loạn.
a - Viễn thị - khi nhãn cầu hơi dẹp, võng mạc gần với thủy tinh thể,
ánh sáng hội tụ phía sau võng mạc. Muốn nhìn rõ, phải đưa vật xa ra
một chút hoặc mang kính lồi (convexe) để đưa hình trở lại võng mạc.
b - Cận thị - khi nhãn cầu dài ra, khoảng cách giữa võng mạc và thủy
tinh thể lớn hơn, ánh sáng sẽ tập trung trước võng mạc. Nhìn gần thì
rõ nhưng nhìn xa hình ảnh sẽ lu mờ. Người cận thị mang kính điều chỉnh
lõm (concave), khúc xạ ánh sáng về võng mạc để nhìn vật ở xa.
c - Loạn thị (astigmatism) - mặt cong của giác mạc không đều, khúc xạ
ánh sáng méo mó, không tập trung gọn trên võng mạc. Hình ảnh sự vật bị
lu mờ. Thường thường loạn thị được điều chỉnh bằng kính hội tụ. Ngoài
ra phẫu thuật hoặc tia laser cũng là những phương tiện rất hữu hiệu để
điều chỉnh các rối loạn kể trên.
d - Tăng nhãn áp (glaucoma) - là trường hợp mất thị giác vì áp suất
trong mắt lên cao, đưa tới tổn thương cho võng mạc và dây thần kinh
thị giác. Giác mạc và thủy tinh thể được nuôi dưỡng bằng thủy tinh
dịch. - Thủy tinh dịch do các mô bào quanh thủy tinh thể liên tục sản
xuất để giữ cho phần trong của mắt không bị khô. Sau khi hoàn tất
nhiệm vụ, thủy tinh dịch được huyết quản hấp thụ. Nếu thủy tinh dịch
bị ứ đọng trong mắt, áp suất mắt tăng cao. Có nhiều nguyên nhân gây ra
tăng nhãn áp và bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, nhưng nhiều
hơn ở lớp người cao tuổi. Bệnh diễn tiến âm thầm, đôi khi không có dấu
hiệu báo trước.
Một số người than phiền mất một phần thị giác, giảm tầm nhìn. Vì vậy,
nên đi khám bác sĩ theo định kỳ và đo áp suất trong mắt.
đ - Đục thủy tinh thể hoặc cườm mắt (cataract) - là nguyên nhân thông
thường gây ra khiếm khuyết thị giác. Trong bệnh này, chất đạm cấu tạo
thủy tinh thể trở nên đục như sữa, khiến độ trong của cơ quan này
giảm, cản trở sự thu nhận ánh sáng. Thay đổi này xảy ra cho mọi người,
nhất là khi tới tuổi cao.
Đục thủy tinh thể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, bệnh galactose-huyết, khi calcium trong máu giảm, khi hút nhiều thuốc lá uống nhiều
rượu, dưới tác hại của tia tử ngoại, khi dùng thuốc corticosteroid lâu ngày với liều lượng cao, khi thiếu dinh dưỡng, thương tích nhãn cầu,
bệnh của mống mắt... Đôi khi, trẻ em sinh ra đã bị cườm mắt. Đục thủy tinh thể được điều trị hữu hiệu bằng kính điều chỉnh hoặc
phẫu thuật, thay thủy tinh thể.
e - Võng mạc - cũng dễ dàng bị tổn thương, thoái hóa, tách rời và đưa
tới trở ngại cho thị giác. Cao huyết áp, tiểu đường, cao nhãn áp .. là
những nguyên nhân thường thấy.
Chăm sóc mắt - Nhiều người hơi lơ là trong việc giữ gìn “đôi mắt ngọc”
của mình. Đây là một thiếu sót lớn, vì một tổn thương dù nhỏ của mắt
cũng có thể dần dần đưa tới khiếm khuyết thị giác.
Sau đây là một số điều nên lưu ý:
1. Đừng bao giờ dụi mắt với những ngón tay, dù là ngón tay ngọc ngà
người đẹp, huống chi lại dụi mắt với bàn tay dính đất, một cái khăn
nhiễm trùng, một miếng giấy dơ bẩn...
2. Khi chẳng may có một chất kích thích nào đó, như nước xà bông, nước
mắm, dầu xe hơi, mỡ ... bắn vào mắt, nên lập tức tạt nước lạnh vào
mắt.
Tổn thương cho mắt sẽ giảm thiểu rất nhiều nếu ta làm hành động rất
giản dị, sẵn có nhưng quan trọng này.
3. Mang kính bảo vệ mắt khi cắt cỏ, mài cắt kim loại, đi xe gắn máy...
để tránh vật nhỏ bay vào mắt. Công nhân làm công việc có rủi ro cho
mắt, cần mang lính bảo vệ mắt do chủ nhân cung cấp.
4. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác, vì mỗi người có mỗi bệnh
khác nhau. Ngoài ra, có nhiều loại thuốc nhỏ mắt cấm dùng chung trong vài
bệnh nhiễm trùng của mắt.
Nhỏ thuốc vào mắt như sau: đứng trước một tấm gương, dùng đầu ngón
tay kéo nhẹ mi mắt dưới xuống, bàn tay kia bóp thuốc vào góc con mắt,
buông ngón tay giữ mi, chớp mắt vài lần, thuốc sẽ lan đều khắp mắt.
5. Nhiều người, đặc biệt là quý vị cao niên, hay bị khô mắt, gây ra
cảm giác rất khó chịu, lâu ngày giác mạc có thể bị trầy. Nguyên do
thông thường là tuyến nước mắt tiết ra ít nước mắt hoặc ống dẫn nước
mắt bị tắc nghẹt. Nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân rồi trị liệu.
Trong khi chờ đợi, có thể nhỏ các dung dịch nước mắt nhân tạo để giảm
thiểu khó chịu này
6. Nên cẩn thận với các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc
trực tiếp và lâu ngày, các tia này có thể gây tổn thương cho giác mặc,
thủy tinh thể và cũng là nguy cơ đưa tới cao áp suất trong mắt. Thực
ra, không cần phải mang kính râm mỗi lần ra ngoài nắng. Nhưng nếu làm
việc hoặc đi dưới ánh nắng trong thời gian khá lâu thì nên mang kính
râm để chặn các tia tử ngoại và khỏi chói mắt
7. Nên đi bác sĩ khám mắt theo định kỳ.
- Nếu không có bệnh mắt, nên đi khám mỗi 5 năm, cho tới khi 50 tuổi.
Sau tuổi này, nên khám thường xuyên hơn để phát hiện dấu hiệu của cao
áp nhãn và các bệnh khác.
- Nếu có rối loạn về khúc xạ ánh sáng, nên đi khám mỗi 2 năm hoặc
thường xuyên hơn, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ chỉnh mắt (optometrist) có thể khám mắt, đo thị lực, chỉ định
độ nặng nhẹ của kính và, tùy theo luật lệ từng nơi, có thể điều trị
mấy bệnh nhẹ của mắt.
Bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa (ophtalmologist) khám, chữa tất cả các
bệnh của mắt, cho toa kính mắt và giải phẫu mắt..
8. Ánh sáng khi làm việc, đọc chữ cần vừa phải, thích hợp không sáng
quá hoặc tối quá để khỏi gây trở ngại cho sự nhìn. Các nhà chuyên môn
về mắt đều đồng ý là cường độ ánh sáng hoặc ngồi gần màn hình tivi
không gây tổn thương cho mắt.
9. Nên cẩn thận với mỹ phẩm làm đẹp mắt, vì nhiều người có thể dị ứng
với các sản phẩm này. Mua một ít dùng thử, nếu an toàn thì tiếp tục.
Tránh để mỹ phẩm rớt vào mắt gây ra kích thích. Bôi mỹ phẩm tô đậm
lông mi (mascara) vào 2/3 phần ngoài cùa lông, tránh mỹ phẩm rơi vào
mắt. Kẻ bút chì xa mi mắt một chút, tránh đầu nhọn đụng vào giác mạc.
10. Cẩn thận khi xịt keo tóc, đừng để hóa chất bắn vào mắt.
11. Nhiều bác sĩ nhãn khoa đề nghị gắn lông mày giả loại lấy ra mỗi
ngày được, để các tuyến nhờn mi mắt tiếp tục hoạt động bình thường.
Khi uốn cong lông mi, tránh kéo mi mắt quá căng.
12. Nhiều người than phiền mỏi mắt sau mấy giờ đọc sách, coi máy vi
tính hoặc làm công việc tỉ mỉ cần sự tập trung của mắt. Họ e ngại là
mắt suy nhược, bị bệnh mắt hoặc cần mang kính. Thực ra đây chỉ vì mắt
phải làm việc quá khả năng chịu đựng, nên các bắp thịt mệt mỏi. Vì
vậy, lâu lâu nên ngưng công việc, nhắm mắt vài phút, hoặc ngó lên trần
nhà để nhãn cầu, cơ mắt thư giãn. Ngoài ra cũng nên lưu ý là nếu sức
khỏe tổng quát không tốt, thiếu dinh dưỡng, mất ngủ, căng thẳng tâm
thần … cũng làm mắt mau mệt mỏi. Kính mắt chỉ để điều chỉnh khiếm
khuyết về khúc xạ ánh sáng của nhãn cầu chứ không làm mắt mạnh hơn hay
yếu đi.
13. Mắt đỏ cũng là mối ưu tư của nhiều người. Bình thường, trên giác
mạc có một số mạch máu nhỏ xíu phủ lên. Khi nhiểm vi khuẩn, dưới tác
hại của khói thuốc, hóa chất trong môi trường, uống nhiều rượu, làm
việc bằng mắt quá lâu, khi “nộ khí sung thiên”, tức giận ... đều làm
cho máu tụ lại nhiều, mắt sẽ đỏ lên. Khi đỏ mắt do nhiễm bệnh hoặc gây
ra do hóa chất cần đi bác sĩ để điều trị. Còn các trường hợp khác,
chỉ cần dùng nước lạnh tạt vô mắt hoặc đắp khăn nước lạnh dăm phút lên
mắt là có thể làm giảm đỏ mắt.

14. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng, cân bằng có đầy đủ các
chất dinh dưỡng, đặc biệt các vitamin A, C, E., các khoáng chất kẽm,
selenium... Và đặc biệt là giữ tâm thân an lạc, giảm thiểu lo âu, buồn
bực, ham muốn, giận hờn, ghen tức, đố kỵ...
“Trời sinh con mắt là gương
Người ghét ít ngó, người thương ngó hoài
Vì “ Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, nhìn vào thấy hết gian - ngay,
tốt - xấu...
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Đời Cô Lựu

Ban biên tập xin giới thiệu trích đoạn cải lương "Đời Cô Lựu" do đoàn Tiếng Vọng Quê Hương" trình diễn


https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=922515628096889&id=100010153816629&anchor_composer=false

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

ĐIỀU HÒA CẢM TÍNH VÀ LÝ TÍNH


 ĐIỀU HÒA CẢM TÍNH VÀ LÝ TÍNH

Theo cách nhìn chung, con người có thể chia thành hai hạng:
 1. Người sống theo cảm tính.
 2. Người sống theo lý tính.
Người sống theo cảm tính cố chấp là không có lý trí, cố tình gây chuyện. Người sống theo lý tính là có lý trí và trí tuệ. Cho nên, đa số mọi người đều đồng ý tiếp nhận người lý tính, còn đối với người cảm tính thì không dám tiếp xúc gần gũi.
Trên thực tế, chưa chắc đúng hoàn toàn, có lúc người cảm tính dễ sống chung với mọi người hơn. Nhưng người quá lý tính thường tỏ thái độ lạnh lùng bàng quang. Chúng tôi có một đệ tử sống rất lý trí, làm việc gì cũng đâu ra đấy, không cho phép mình và người khác làm việc sai lầm, cho nên gây áp lực rất nặng nề với những người cộng sự cùng anh ta.  

Mặc dù anh ta làm việc rất nghiêm chỉnh, nhưng liên hệ với mọi người không tốt; bởi vì ai cũng đều sợ anh ta. Cảm tính của con người không giống nhau ở mỗi thời điểm, tuy có lúc làm việc thiếu tập trung, nhưng họ biết lo lắng, biết đồng tình, thông cảm và bao dung cho người khác.
 Nhưng cảm tính quá cũng không tốt, nếu như tình cảm quá ướt át, rất có thể biểu hiện tình cảm sai lầm đưa đến nhiều phiền não. Nếu như bạn không chăm sóc, quan tâm người khác thì cũng không được.
Vì thế, bày tỏ tình cảm phải thích hợp, không nên để đối phương chịu áp lực quá mức; hoặc làm cho đối phương quen sự chăm sóc của bạn mà ỷ vào bạn, cuối cùng bạn muốn thoát ra cũng rất khó.
 Ý định của bạn chỉ quan tâm và chăm sóc bình thường, kết quả lại tạo thành sự ỷ lại của đối phương; kết quả như vậy làm cho cả hai đều đau khổ. Kỳ thật, lý tính không hẳn là không tốt, người sống lý tính thì đối nhân xử thế và tất cả mọi việc đều theo quy củ, không có thay đổi và linh động, giống như máy móc, mỗi cái đinh, con ốc đều theo vị trí cố định, không thể thay đổi. Nếu như con người giống như máy móc thì cuộc sống có gì là thú vị?
 Liên hệ giữa người với người vốn ảnh hưởng lẫn nhau, không thể không thay đổi. Do đó, cảm tính và lý tính phải phối hợp với nhau, người cảm tính cần có lý tính để trợ giúp, người lý tính cần phải có cảm tính để dung hòa; như thế, mới là người thực hành Bồ-tát. Cảm tính thật sự là loại cảm tính thanh tịnh, nó là tình cảm sau khi đã tịnh hóa, cũng chính là từ bi của Bồ tát.
Nhưng lý tính là danh từ khác của trí tuệ,  trí tuệ không giống với lý tính. Lý tính không giải quyết sự việc được, nhưng trí tuệ thì có thể làm thích hợp với đối phương mà điều chỉnh, trong quá trình tự mình điều chỉnh không thích hợp thì coi như thất bại, sinh ra phiền não.
 Như thế, chúng ta có thể sống chung với người có nhiều phiền não, nhưng bản thân mình lại không bị ảnh hưởng, mới là người có trí tuệ. Nếu người chỉ có cảm tính thì dễ bị tình cảm trói buộc; còn người chỉ có lý tính thì sẽ biến thành quá chuẩn mực, như là máy móc.
 Xã hội hỗn loạn và bất hoà, cho đến hiện tại con người có rất nhiều vấn đề, phần đông là vì không biết ứng dụng cảm tính và lý tính đúng mức, khi cảm thấy đau khổ mới làm cho một số người tự cho là cảm tính. Khi tự nhận lý tính không dễ gì được mọi người tiếp nhận, xã hội cũng do đây mà không được yên ổn. Chỉ có điều hòa cảm tính và lý tính mới thật sự là người có trí tuệ đem đến từ bi và ánh sáng cho nhân gian được hạnh phúc.
HT. Thích Thánh Nghiêm

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Biết ơn mình

Biết ơn mình
BS Đỗ Hồng Ngọc
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cám ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí… nguyền rủa mình. Trên mười năm giữ mục Phòng mạch trên báo Mực Tím, tôi nhận được rất nhiều thư của các em ở tuổi mới lớn kêu ca về hình thể mình về nhan sắc mình và sỉ vả mình một cách không thương tiếc! Nhiều em viết “muốn tự tử”, “muốn chết đi cho rồi”, “không còn muốn sống nữa”… chỉ vì có vài vết mụn trứng cá hoặc tàn nhang trên gương mặt, một vài vết sẹo ở chân hoặc thấy mình không đẹp trai bằng người mẫu, không có số đo như của các hoa hậu!
Nhiều người lớn tuổi cũng vậy. Nhìn vào gương mỗi ngày thấy mình già đi với những dấu chân chim ở đuôi mắt, vết hằn ở khóe miệng, nếp nhăn nhúm ở bàn tay…  đã không thể chấp nhận được mình, đã âu sầu buồn bã, có người phải vào Thẩm mỹ viện căng da mặt, bơm tay để hy vọng giữ mãi vẻ trẻ trung. Có lần trong một lớp học, tôi đề nghị các sinh viên mô tả hình ảnh người già trong gia đình thì họ đều nói đến da mồi tóc bạc, mắt mờ tai lãng, miệng móm răng rung, chậm chạp lẩm cẩm… Nhưng ai già mà không da mồi tóc bạc? Sống lâu thì phải già chứ sao!
Xây dựng hình ảnh về chính mình (self image) rất quan trọng, nếu đó là một hình ảnh tích cực nó sẽ giúp cho mình tự tin hơn và từ đó ảnh hưởng đến “môi trường” xung quanh; còn nếu là một hình ảnh tiêu cực thì sẽ rất không hay.

Có món đồ dùng nào mà xài vĩnh viễn đâu, ngay cả những máy móc tinh xảo được làm bằng những thứ kim loại tốt nhất. Gần đây thấy trên báo quảng cáo một cái tủ lạnh cũ của Thụy Sĩ rằng đã được xài đến 20 năm mà vẫn còn chạy tốt. Như vậy nhiều người trong chúng ta có thể vỗ ngực nói rằng mình đã “xài” đến sáu bảy chục năm mà hãy còn ngon đó chứ! Vậy ta phải biết ơn mình nhiều hơn.

Hãy thử xem bộ xương. Cơ thể ta có trên hai trăm cái xương lớn nhỏ được ráp nối với nhau để thành một khung xương, hoạt động được là nhờ các khớp, cũng đã xài được hằng mấy chục năm trời mà chẳng phải bơm dầu trét mỡ gì cả. Vậy mà nó vẫn làm việc trơn tru, êm rơ, chỉ khi ta tích tuổi, lớn tuổi rồi nó mới bị đau nhức chút đỉnh thì cũng phải thôi! Nhiều khi chỉ vì từ nhỏ ta đã không biết chăm sóc bộ xương đã làm cho nó bị lệch lạc đi như bị vẹo cột sống ở tuổi học đường, hoặc ăn những thức ăn làm cho các chất hoạt dịch giữa các khớp bị đơ cứng lại. Ngay ở giai đoạn chấm dứt tuổi dậy thì, bộ xương đã hình thành với khối lượng xương cố định, chủ yếu là do di truyền nhưng cũng một phần do dinh dưỡng. Nếu biết quan tâm, thì ngay từ nhỏ đã phải được bồi dưỡng tốt để xương phát triển đầy đủ. Người lớn tuổi dễ bị loãng xương, dễ bị té ngã, đưa đến gãy xương, trật khớp. Nhìn một cành khô và một cành tươi thì biết. Cành tươi khó gãy vì vỏ dày, gỗ dai, nếu gãy cũng thường gãy dập; còn cành khô thì vỏ mỏng, gỗ dòn, khi gãy dễ gãy lọi. Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi, sau tuổi 65, rất dễ bị té ngã. Nữ dễ bị hơn nam. Ngoài những chuyện gãy xương, trật khớp, rách cơ, dập phần mềm… còn có những biến chứng gần xa khác như viêm phổi, loét da, do phải nằm bất động trong một thời gian lâu dài. Phụ nữ  sau tuổi mãn kinh tình trạng loãng xương càng gia tăng do Estrogen của buồng trứng đã giảm. Phụ nữ dễ bị té, gãy xương nhiều gấp ba lần so với nam giới. Để giảm bớt nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi, cần quan tâm tới môi trường sống của họ. Chẳng hạn các cầu thang trong nhà sao cho dễ đi, không trơn trợt, bậc thang đều, ánh sáng đầy đủ. Tuổi già mắt kém, cảm giác về độ chênh không còn chính xác, phản xạ chậm, cơ chế điều hòa vận động giảm nên rất dễ té. Một số loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc an thần càng làm tăng nguy cơ. Người lớn tuổi vẫn cần phải tích cực vận động – tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao chẳng hạn – để tăng tính linh hoạt của các khớp và giúp cho cơ  duy trì sự dẻo dai. Ăn uống cần tăng cường thêm Calci, Vitamin D. Người ít vận động hoặc phải nằm một chỗ, tình trạng loãng xương càng xảy ra nhanh. Thuốc lá và rượu góp phần tăng tốc. Việc sử dụng Estrogen để bù đắp phải được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều đáng để ý là một người khi lớn tuổi bị té ngã một lần thì về sau thường sợ hãi, ít dám vận động, do vậy mà sự phối hợp giữa thần kinh cơ càng kém, lại càng dễ bị té ngã những lần sau. Sự bảo bọc quá đáng của người thân trong gia đình càng làm cho người già thêm mau suy yếu.

Rồi thử xem bộ máy tuần hoàn của ta. Nếu biết rằng mỗi ngày trái tim ta đã phải co bóp cả trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu khoảng 7000kg không ngừng nghỉ, kể cả lúc ta ngủ, đi vào một hệ thống mạch máu giăng mắc mà chỉ riêng hệ thống vi mạch nếu nối lại đã dài hàng trăm ngàn cây số (hơn gấp đơi chu vi tri đất) để nuôi cơ thể, ta mới thấy sức hoạt động của bộ máy tuần hoàn tuyệt vời đến thế nào! Có cái máy bơm nào làm việc liên tục với khối lượng như  vậy hằng bảy tám chục năm trời mà không phải thay pin, không phải chùi rửa gì cả? Vậy mà chẳng những ta không nhớ, không biết ơn nó, nhiều khi ta còn hành hạ nó, đầu độc nó, buộc nó nhảy tưng lên với những chất như rượu, trà, cà phê, thuốc lá… Chất nicotine trong thuốc lá chẳng hạn, chẳng những buộc nó phải làm việc nhanh lên mà còn lại co thắt các mạch máu nuôi dưỡng nó, làm cho nó bị thiếu dưỡng khí. Ta lại còn đầu độc tinh thần nó bằng cách luôn rên rỉ  “Một trái tim khô, một trái tim mùa đông” hay hất hủi nó: “ngày rời Paris anh đã để quên con tim”… Thật ra một trái tim bình thường làm việc âm thầm bền bỉ đến nỗi ta tưởng như không có nó. Lúc nó lên tiếng “nhắc nhở” thì đã rắc rối rồi! Cho nên có một trái tim lành mạnh thật hạnh phúc mà nhiều khi ta không biết!

Còn mạch máu của ta cũng giống như những ống nước vậy. Khi ống nước còn mới thì nó dẻo dai, co giãn dễ dàng, không có chuyện gì xảy ra, còn ống nước đã cũ thì khô cứng lại, độ thun giãn kém đi. Ở người cao tuổi, các mạch máu cũng dễ cứng hơn nên huyết áp dễ bị tăng cao. Huyết áp cao quá có thể gây ra những tai biến. Tăng huyết áp phải được theo dõi chữa trị đến nơi đến chốn. Ngoài ra nếu trong máu có nhiều chất mỡ (thường gọi “máu lộn mơ”) thì các chất này sẽ đóng cứng trong lòng mạch làm cho đường kính nhỏ lại gây tắc nghẽn mạch. Bệnh tiểu đường càng làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn này và do vậy mà các chuyên gia về “Già học” đều khuyên ta bớt ăn đường, bớt uống rượu, bớt ăn muối, bớt ăn mỡ, không hút thuốc ….

Rồi thử xem buồng phổi của ta. Đó là nơi ta trao đổi không khí để sống. Người ta có thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mươi ngày nhưng không thể nhịn thở quá năm phút. Thiếu oxy (dưỡng khí) chừng năm phút thì các tế bào não sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được nữa. Có lẽ vì không khí không phải mất tiền mua nên ta thường coi như không hề có nó. Ta vẫn thở mỗi phút giây mà không nhận thấy không khí là cần! Có một buồng phổi hoạt động tốt ta chẳng hề quan tâm, thậm chí chẳng hề biết đến nó, cho đến lúc nó khò khè cò cử thì lúc đó ta mới thật sự hốt hoảng. Một vị thiền sư ghi câu này lên vách: “Việc phải làm hôm nay: thở vào, thở ra, thở vào…”. Có vẻ thật tức cười và có vẻ như đó là chuyện của thiền sư. Còn ta, ta có trăm công ngàn việc để làm có đâu chỉ thở vào thở ra như vậy. Nhưng thử nghĩ xem, nếu ta ghi một câu ngược lại: “Việc phải làm hôm nay: không thở vào, không thở ra, không thở vào…” thì chuyện gì sẽ xảy ra! Cho nên nghĩ cho cùng thở là một điều quan trọng. Nhiều người trong chúng ta coi chuyện thở nhẹ như… lông hồng. Nói chung chúng ta thường không biết thở, không thèm thở, nhất là những lúc làm việc hăng say gần như quên thở hoặc những lúc có những cảm xúc mạnh như  lo lắng, giận dữ ta cũng thường quên thở, nín thở. Thở là một phản xạ tự  động nhưng ta lại có thể kiểm soát được hơi thở, nhịp thở, khác hẳn với các cơ  chế tự  động khác như của quả tim, mạch máu, dạ dày, gan ruột… hoạt động hoàn toàn ngoài ý muốn của ta. Cho nên ta có thể luyện thở được. Buồng phổi của ta có khoảng 300 triệu phế nang tức là túi phổi nhỏ, là nơi tiếp xúc trao đổi không khí giữa phổi với hệ thống mao mạch chuyển O2 vào máu và đưa CO2 cùng những khí độc khác ra khỏi cơ thể. Trải rộng các phế nang ra, ta có một diện tích rộng hơn 80m2, lớn như một phòng học. Mỗi khi ta hít phải không khí ô nhiễm, bụi khói, vi khuẩn, thì lớp không khí ô nhiễm đó sẽ tràn ngập lên toàn bộ diện tích của phế nang. Khi còn là một thai nhi trong bụng mẹ thì buồng phổi ta xẹp lép – trong bụng mẹ ta không cần thở bằng phổi – nhưng ngay khi được sinh ra thì tiếng “khóc chào đời” chính là phản xạ để không khí tuôn vào hai lá phổi làm nở bung các phế nang ra giúp ta hình thành hoạt động hô hấp, thiết yếu cho sự sống. Thử tưởng tượng người lính nhảy dù tung mình ra khỏi phi cơ mà cánh dù không bung ra được thì chuyện gì sẽ xảy ra. Khi còn là những lá phôi thì phổi và da có cùng nguồn gốc, do vậy mà sau này khi gặp lạnh tự nhiên ta sinh ra ho hen, đặc biệt người cao tuổi dễ bị viêm phổi do lạnh. Hệ thống hô hấp không chỉ có phổi mà còn có mũi, họng, thanh quản, khí quản cùng các cơ hô hấp mà cơ hoành là cơ trọng yếu nhất. Ở mũi chúng ta chẳng hạn có một hệ thống mao mạch dày đặc để sưởi không khí, làm cho không khí ấm lại trước khi vào phổi. Gặp lạnh, ta sẽ bị ách xì, sổ mũi, nghẹt mũi vì các mao mạch trương nở. Dùng thuốc nhỏ mũi có chất co mạch, teo mạch thì sẽ dễ thở trong chốc lát sau đó còn khó thở hơn và lâu dần sẽ bị lệ thuộc vào thuốc. Ta thường thấy có những người lúc đang đi trên đường hoặc đang hội họp, làm việc, bỗng ngước mặt nhìn trời như tìm vần thơ, thực ra là đang nhỏ vài giọt thuốc vào mũi hoặc hít hít một cái ống thuốc giúp thông mũi. Không phải vô cớ mà người lớn tuổi thường khoác một chiếc khăn quàng cổ khi ra đường vì khi gặp lạnh chiếc khăn quàng sẽ giúp làm ấm mũi.

Những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sáng suốt, làm việc không biết mệt là những người biết thở. Họ có những phương pháp “bí truyền” thường được gọi là dưỡng sinh, khí công. Có khi ta còn đọc được những câu có vẻ huyền bí như “đưa hơi xuống huyệt đan điền…”. Thực ra không có gì là bí hiểm cả mà hoàn toàn có cơ sở sinh học. Ta biết cơ  hoành là cơ hô hấp chính nằm vắt ngang giữa bụng và ngực, “phụ trách” 80% khối lượng hoạt động hô hấp. Cơ hoành di chuyển lên xuống như một cái piston trong lồng ngực làm cho buồng phổi nở rộng hoặc thu hẹp thể tích. Mỗi khi cơ hoành di chuyển 1 cm thì thể tích lồng ngực sẽ tăng giảm 250 ml không khí. Mà cơ  hoành có thể di chuyển từ 1cm đến 7cm, do đó một người biết sử  dụng cơ hoành để thở thì có thể làm tăng khối lượng không khí vào ra từ 1 đến 1,5 lít không khí so với người khác. Do vậy khi ta hít sâu thì cơ hoành bị đẩy xuống đến tận dưới rún, nơi được gọi là huyệt đan điền. Như vậy “đưa hơi xuống huyệt đan điền” thực chất là hít sâu đẩy cơ hoành lên xuống mạnh hơn, cơ hoành di chuyển rộng hơn, nhờ  đó sự thông khí sẽ tốt hơn. Các nhà chuyên môn tính toán nếu ta thở chậm và sâu bằng cơ hoành thì lượng không khí vào phổi sẽ tăng gấp đôi khi ta thở nhanh mà cạn. Càng lớn tuổi cơ hoành càng làm biếng, nên người lớn tuổi cần luyện thở, tập dưỡng sinh, thì cơ  hoành mới sẽ làm việc tốt hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho họ dễ mệt mỏi, hụt hơi, cũng như bệnh giãn phế quản làm cho ho khạc rất nhiều mỗi sáng. Ngày càng có nhiều người bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Nhiều người già bị lao là nguồn lây bệnh trong gia đình mà không biết, nên cần phải có sự kiểm tra thường xuyên hai buồng phổi của mình. Người lớn tuổi thường thích đi dạo dưới bóng cây, thích trồng hoa kiểng, thích ở một nới thông thoáng là bởi vì ở đó có nhiều dưỡng khí hơn. Ban ngày, cây xanh nhả  ra dưỡng khí, nên đi dạo dưới bóng cây ta được hít thở không khí trong lành, cảm giác nhẹ nhàng, sảng khoái. Cây xanh là người bạn thiết của mỗi chúng ta. Giữ môi trường trong sạch, không ô nhiễm, tạo nhiều cây xanh bóng mát, gần gũi với thiên nhiên, tập thở đúng phương pháp, tránh thuốc lá… là những cách tốt nhất để biết ơn buồng phổi của ta vậy.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Hồi Hương Ngẫu Thư


偶書 變改
 

Hồi Hương Ngẫu Thư biến cải

Tam thập ly hương lục thập hồi 
Hương âm vô cải tấn mao suy  
Đồng môn tương kiến bất tương thức   
Tiếu vấn khách quân tầm trảo thùy 

Diễn dịch:
Biến chế Bài Ngẫu nhiên viết khi về quê

Ba mươi đi sáu mươi về lại
Giọng nói quê mùa rụng tóc mai
Bạn học nhìn nhau nhưng chẳng nhận
Vừa cười vừa hỏi anh tìm ai

Ba mươi rời bỏ quên nhà
Sáu mươi trở lại đố ra ai nhìn
Tóc đen biến dạng trắng tinh
Bạn ngồi bên cạnh hỏi mình là ai ?

Trần-Lâm Phát 
Sài gòn 2011
(Phỏng bài Hồi Hương Ngầu Thư của Hạ Tri Chương)


Tình cờ đọc bài Hồi hương ngẫu thư biến cải của Trần-Lâm Phát, tác giả ghi lại tâm trạng của mình khi gặp bạn học cũ sau 42 năm định cư ở nước ngoài,  tôi tìm bài Hồi Hương Ngầu thư của Hạ Tri Chương




261 賀知章
偶書
261
Hạ Tri Chương
Hồi Hương Ngẫu Thư
  
少小離家老大回

Thiểu tiểu ly gia lão đại hồi 
音無改鬢毛衰

Hương âm vô cải tấn mao suy 
兒童相見不相識

Nhi đồng tương kiến bất tương thức 
笑問客從何處來

Tiếu vấn khách tòng hà xử lai


Đây là 1 trong 20 bài thơ của Hạ Tri Chương (659-744). Ông là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, người Quảng đông, tự là Quý Chân. Ngoài thơ ra, ông còn viết truyện. Ông đậu tiến sĩ năm 695, làm Thái tử tân khách rồi Bí thư giám. Đầu đời Thiên Bảo, ông từ quan về làng tự xưng là Tứ Minh cuồng khách.
Bài thơ mang tâm trạng ngậm ngùi của tác giả khi từ quan về quê cũ sau hơn 50 năm xa cách và trẻ em ngỡ là khách lạ mới đến. 

Nhiều người đã dịch và biến cải bài thơ trên.
Phi Minh Tâm dịch:
Ngẫu Nhiên Viết Khi Về Quê

Lúc trẻ ra đi già trở lại
Tóc râu đã bạc giọng chưa thay
Trẻ con thấy mặt không quen biết
Cười cợt hỏi đùa ông là ai.


Trần Trọng San  dịch:
Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi,sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi:"Khách từ đâu đến làng"

HLO Din dch qua thơ t tuyt 

Tui tr ra đi bit c hương
Khi già tr li lung bi thương 
Người xưa tiếng nói nghe còn rõ
Trẻ nhỏ ngỡ rằng khách bốn phương

HLO Din dch qua tht ngôn bát cú 

Xa quê bin bit biết bao năm 
Cuc sng công danh lúc li trm
Khi nh ra đi cu s nghip 
V già tr li chng ai thăm 
Ging quê rành rõ người nơi cũ
Tóc bc thưa dn chng tiếng tăm 
Tr nh nhìn qua v khách l 
Tr v ngơ ngn bước âm thm.
HLO

Tuy nhiên, trong Thi viên có ghi lại bài Hồi hương ngẫu thư kỳ 1 trích từ quyển Ngữ văn 7 (2003-2017) thì câu thứ nhì viết là
鄉音無改鬢毛摧: Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Chữ đọc là mấn hay là tấn nghĩa là tóc mai


鄉偶書 

少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛摧。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。
Hồi hương ngẫu thư kỳ 1

Dịch nghĩa
Tuổi trẻ ra đi, già mới về,
Giọng nhà quê vẫn không đổi, râu tóc đã rụng hết.
Trẻ con trong thấy, không nhận ra,
Cười hỏi, khách từ phương nào đến?