Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Tin buồn

Ban biên tập vừa nhận được tin má của cựu giáo sư Trần Thị Bích Hòan:

Cụ bà Phạm Ngọc Bích vừa qua đời ở Long điền, ngày 3 tháng 9, năm 2018, hưởng thọ 95 tuổi.


Toàn thể cựu giáo sư, anh chị em nhân viên và tất cả cựu học sinh Trung Học Công Lập Đất Đỏ


Thành Kính Phân Ưu


cùng cô Bích Hòan và gia dình


Nguyện cầu cụ Bà sớm về cõi Vĩnh Hằng





Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Bảo tồn di sản Cải lương

Xa quê xem hát miệt vườn
Lòng thương lòng nhớ vấn vương thuở nào
Dù cho biển cản núi rào
Không ngăn được nỗi dạt dào tình quê

Để bảo tồn di sản "Cải lương", một đặc sản của dân miền Nam, đài truyền hình Đồng tháp tổ chức cuộc thi "tài tử miệt vườn ."
Qua chương trình, chúng ta nhận ra từ em bé 10 tuổi đến những bậc 78, người khuyết tật và dặc biệt  người từ miền Bắc, miền Trung cũng về Đồng tháp để chan hòa cùng miền Nam cất lên tiếng hát miệt vườn.



Ban biên tập xin trích một bậc u60 vẫn ngọt ngào, truyền cảm và hơi ấm  qua 7 câu Song cước và hai câu Vọng cổ trong bài "Lòng dạ bạc đen".


Hơn nữa em bé 10 tuổi trong áo dài khăn đóng cũng ham mê đàn ca tài tử:



Rồi em gái khiếm thị cũng làm giám khảo không cầm được nước mắt:



Ngay cả anh chàng có óc khôi hài,  cũng làm khán giả và ban giám khảo lâm vào mê hồn trận:


Đặc biệt chàng trai Bình định cũng vang lên lời ca miền sông nước:




Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Vu Lan Nhớ Mẹ




Ban biên tập xin giới thiệu bài thơ nói về Mẹ của một cựu kỷ sư nông lâm súc, quê Cần đước, tỉnh Long An


    VU LAN MÙA BÁO HIẾU





   Sáng nay chợt nghe  bài  ca :" Lòng Mẹ " ,
   Tác  phẩm để đời của nhạc sĩ Y Vân  ,
    Lòng bổng nhiên nhớ đến Mẹ vô ngần
    Dù tóc bạc nhưng muốn trở về thời thơ dại .
    Nhớ từ thuở sống trong căn nhà nhỏ ,
    Bên dòng sông chảy suốt đêm ngày
    Mẹ , chị  dặn phải tránh xa dòng nước
   Vì chẳng lành cho trẻ hảy còn thơ.
   Ba thường xuyên vắng nhà phiêu bạc ,
   Cùng với anh lưu lạc khắp nơi
   Về miền tây , ngay cả đến Cà Mau ,
   có đôi lúc vượt Sông Tiền qua đất bạn.
    Trên đường đi rất thường gặp nạn
    vì đường sông cây cối mọc um tùm,
     cướp chận đường , giật của , hành hung
    hay trộm cắp luôn thường xuyên rình rập .
    Ghe ba người phải thay phiên gìn giử
    suốt cã đêm luôn canh gác khắp nơi .
    Ngày chèo ghe bất kể nước ngược xuôi ,
    chỉ dừng lại khi cần ăn lót dạ .
    Sống cơ cực qua ngày này, tháng nọ ,
    nhớ vợ con nhưng  chỉ biết mưu sinh ,
    vì ra đời trong hoàn cảnh điêu linh ,
    Ba và Mẹ đều mồ côi từ nhỏ
    nên cùng nhau chung sức xông pha,
    tại quê nhà Mẹ tảo tần vất vả,
    buôn bán , chăn nuôi bươn bả đêm , ngày
    không bao giờ nhớ nhắc nhở đến con
     nhưng như hiểu luôn theo cùng giúp Mẹ.
     Sau thời gian sống xa nhà , xa vợ
     tuổi cũng cao nên dần trở về quê
     gia đình vui khi Ba Mẹ cận kề
    bao hạnh phúc đến bây giờ mới được.
   Có lần đi theo Ba qua rừng đước,
    ngang cửa Cần giờ để kiếm củi mang về,
   muốn qua sông phải gần hết nửa ngày
   vượt sóng gió, hiểm nguy đang rình rập.
  .Sáng hôm sau , qua bửa ăn từ sớm
  Ba và anh xuống xuồng nhỏ vào rừng,
  cây cối xanh tươi mọc rất um tùm
  phải vất vả hạ cây , cưa nhiều đoạn ,
  chuyển xuống xuồng để đưa chúng vào ghe
  công việc nhọc nhằn, cực khổ chỉ hai người ,
  con chưa kịp lớn đở đần Ba , anh khi khó nhọc .
  Giửa rừng sâu chỉ toàn cây mọc
  thỉnh thoảng khỉ rừng đu hót làm vui .
  Ngày trở về với mừng , lo lẩn lộn,
  qua sông to với ghe nặng chở đầy
  anh trước , Ba sau cố hết công vươt gió
   sớm bình yên để về đến quê nhà
   thật mừng vui sau ngày đã đi xa ,
   nay gặp chị và Mẹ lòng vui khôn tả.
  Sau đợt đi lâu ngày vất vả ,
  Ba hỏi mình:" Cơ cực quá phải không con? "
  mình lặng yên nhưng cảm thấy "đúng rồi Ba"
 vì quá bé không cảm nhiều khi Ba hỏi.
 Ba khuyên mình vì thân con ốm nhỏ,
 không chịu cảnh đời vất vả như Ba ,
 ráng học lên để tiến bước đi xa
 cho cuộc sống sau này không như Ba khổ lắm.
Giả từ Mẹ, Ba lên Sài Gòn đi học,
ở quê nhà mọi người phải khó khăn thêm ,
Mẹ gánh nặng hơn cùng chị lo toan,
Ba và anh trông cấy , cày bên đất ruộng.
Ngày tốt nghiệp cả nhà vui không trọn,
mình phải lên đường nhập ngủ xa nhà ,
Tết Mậu Thân cũng vừa mới bước qua
chiến tranh đến đưa thanh niên vào quân trường luyện tập.
Nhưng cũng may mình sớm rời nghiệp đau binh
sống và làm việc những gì mình đã học.
Có giúp gì nhiều đâu khi cơn bảo tiến qua,
lại về quê sống cạnh Mẹ , Ba ,
 tuy cơ cực hơn xưa nhưng cả nhà đoàn tu.
Chỉ có thế , phải trải qua ngày lam lủ,
suốt ngày lo cuốc đất gieo , trồng ,
đôi khi đêm sống cạnh bên sông,
kéo lưới , giăng câu , gió tôm , chài cá .
Sức Mẹ mỏi mòn sau nhiều năm vất vả,
nhưng Mẹ ơi! con phải làm sao.
Mẹ ra đi khi gặp bệnh hiểm nghèo,
ngày tang Mẹ , con buồn cho thân phận,
 vì sau mười năm từ ngày cưới đến giờ ,
chưa lần nào báo Ba Mẹ tin vui,
khi Mẹ ra đi , không cháu thơ tiển biệt .
Hai năm sau Ba lại về bên Mẹ,
lại lần này con lổi hẹn cùng Ba ,
con có tin vui , nhưng bé còn chờ đợi,
nửa năm sau mới gặp Nội , Nội ơi!
Hai năm sau ngày Ba ra đi mãi mãi,
gia đình con cũng giả biệt quê nhà ,
cố gắng vươn lên như hình ảnh Mẹ , Ba.
Theo nhịp sống cùng bao người đi trước .
Mỗi mùa Vu Lan con nhớ về quá khứ ,
giọt lệ đau buồn luôn tủi phận làm con.
Nhưng vẫn nhớ những lời Ba Mẹ dặn:
" CON HẢY SỐNG TỐT VỚI MỌI NGƯỜI,
" TẠO THƯƠNG MẾN VỚI NGƯỜI THÂN"

   Huỳnh văn Hạnh

    8/29/2018



Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=dNiiVH5nFEw