Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Ý Nghĩa Chữ Nhân trong tiếng Hán




Đời người tựa như leo núi, từng bước từng bước hướng lên mà leo. Nhưng khi đã lên đến đỉnh núi thì lại từng bước từng bước hướng xuống
Chữ Hán cổ xưa là chữ tượng hình, tượng thanh. Trong mỗi chữ Hán cổ xưa đều bao hàm một ý nghĩa sâu xa. Chữ nhân () trong tiếng Hán có nghĩa là “người” trong tiếng Việt chỉ cần hai nét bút là viết xong. Kỳ thực, viết chữ nhân () thì rất đơn giản nhưng làm người thì lại rất khó!
Nhân sinh muôn màu, muôn vẻ nên điều khó là làm sao để mỗi bước đi đều thuộc về bản thân mình. Bạn đã từng nghĩ đến hàm nghĩa, ý nghĩa của chữ nhân () là gì chưa? Dưới đây xin đưa ra một số ý nghĩa sâu xa của chữ nhân () để mọi người tham khảo!

1. Một nét biểu thị sự phát triển, một nét biểu thị cho sự già yếu

Đời người chính là một quá trình trao đổi chất, thay cũ đổi mới, cái mới không ngừng được sinh ra và cái cũ không ngừng bị đào thải đi. Con người chỉ có không ngừng thu nạp những vật chất mới được sinh ra và loại bỏ đi những thứ mục nát thì mới có thể sửa cũ thành mới, phát triển khỏe mạnh.

2. Một nét biểu thị cho sự tiến lên, một nét biểu thị cho sự thoái lùi

Đời người tựa như leo núi, từng bước từng bước hướng lên mà leo. Nhưng khi đã lên đến đỉnh núi thì lại từng bước từng bước hướng xuống. Những người kiên trì leo được lên đến đỉnh cao là người đáng kính, nhưng lên đến đỉnh cao mà không lưu luyến địa vị, có thể lên được xuống được mới là người đáng trân quý.

3. Một nét biểu thị cho niềm vui, một nét biểu thị cho phiền não

Niềm vui và phiền não, hạnh phúc và thống khổ đều song hành tồn tại, có thể khích lệ nhau tiến lên. Con người khi trải qua phiền não thống khổ mới cảm nhận hết được niềm hạnh phúc của cuộc đời.

4. Một nét là thuận cảnh, một nét là nghịch cảnh

Cuộc đời có thuận cảnh và nghịch cảnh, thậm chí nghịch cảnh còn nhiều hơn thuận cảnh. Trong cuộc đời, những điều không được như ý muốn luôn nhiều, chính là để xem chúng ta đối mặt như thế nào. Có thể vượt qua nghịch cảnh, bạn mới tìm được giá trị của bản thân cũng như ý nghĩa cuộc sống của mình.

5. Một nét là trả giá, một nét là thu hoạch

Nếu bạn trả giá nhiều hơn một chút thì đương nhiên bạn cũng thu hoạch được nhiều thành công hơn một chút. Đôi khi mất đi không phải là điều đáng buồn, không phải là một loại tổn thất mà lại là một loại kính tặng, hiến dâng…

6. Một nét là quyền lợi, một nét là trách nhiệm

Mỗi người đều có quyền lợi làm người nhưng cũng phải gánh vác trách nhiệm làm người.

7. Một nét là bản thân, một nét là người yêu thương

Vợ chồng là “trợ thủ đắc lực” của nhau. Tay trái xách đồ vật mệt mỏi, không cần mở miệng nhắc nhở, tay phải cũng tự nhiên đưa qua xách thay. Tay trái bị thương cũng không cần kêu la, cầu cứu, tay phải tự nhiên sẽ gánh vác thay cho tay trái.

8. Một nét là bạn bè, một nét là đối thủ

Quá trình phát triển của một người không bao giờ tách xa khỏi bạn bè, có nhiều bạn bè sẽ có nhiều con đường. Có đôi khi bằng hữu chính là đối thủ mà có khi đối thủ lại chính là bằng hữu. Có bằng hữu và đối thủ, cuộc đời mới không hết động lực.

9. Một nét là nửa đời trước, một nét là nửa đời sau

Nửa đời trước bén rễ, nảy mầm, nở hoa. Nửa đời sau kết quả, thu hoạch, cất trữ. Đường đời mặc dù dài nhưng điều quyết định có khi chỉ là mấy bước cuối cùng.
Chữ nhân () bao gồm hai nét, thiếu một nét sẽ không thành. Hai nét phối hợp với nhau, phụ trợ cho nhau mới trở thành nhân sinh hoàn chỉnh.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch 


Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

CHUYỆN TÌNH CẢM ĐỘNG CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG


CHUYỆN TÌNH CẢM ĐỘNG CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG






Cái tình là cái chi chi

Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng ?
 
Huống ta ở chốn bụi hồng
 
Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời.
 ..

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC (1720 - 1791) quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Hải Dương...

(nay là huyện Mỹ Văn, Hưng Yên) nhưng ông về quê mẹ là làng Tình Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh sinh sống bằng nghề bốc thuốc ngay từ khi còn trẻ. Ông lấy hiệu là Lãn Ông tức ông già lười.



Tuy nhiên, ông chỉ lười công danh, lười đua chen ở chốn quan trường còn sự nghiệp y học thì ông rất chăm chỉ nghiên cứu và trở thành danh y bậc nhất thời bấy giờ. Ông có bộ sách y học đồ sộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 65 quyển đúc kết kinh nghiệm 40 năm bốc thuốc chữa bệnh cứu người, một bộ sách y học lớn nhất từ trước tới nay.



Cũng vì tiếng tăm của ông vang dội đến tận Kinh đô mà năm 1781 chúa Trịnh Sâm triệu ông ra Thăng Long để chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán. Ông đã ghi chép lại toàn bộ chuyến đi này trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự (Ký sự lên Kinh). Đây là một tác phẩm văn chương đặc sắc, đề cập đến đời sống sinh hoạt của tầng lớp vua chúa, quan lại và thị dân ở chốn Kinh thành vào cuối thế kỷ XVIII.


Trong chuyến lên Kinh lần này, Lê Hữu Trác tình cờ gặp lại người tình xưa, trong một trường hợp rất đặc biệt. Nguyên do là, khi còn nhỏ ở nhà, Lê Hữu Trác đã được bố mẹ hỏi cho một cô gái con nhà quan làm vợ. Các thủ tục dạm hỏi đã hoàn tất, chỉ chờ ngày cưới.

Nhưng sau đó do gặp trắc trở, ông từ hôn rồi vào quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) sinh sống. ...


Cô gái đó sau này không lấy ai nữa, vì cho rằng mình đã có nơi gá nghĩa rồi. Cô ở nhà chăm sóc cha mẹ. Khi cha mẹ mất, cô gửi thân vào chốn cửa thiền. Hơn 40 năm sau, bây giờ cô gái năm xưa đã trở thành một nhà sư già. Bà đi khuyến giáo thập phương để về đúc chuông chùa làng và tình cờ gặp ông trong một nhà trọ ở Kinh thành.


  Chuyện như sau:


“Một ngày kia, có hai lão ni đến chỗ tôi ngụ, nói rằng: chùa Huê Cầu đúc chuông lớn, công quả chưa thành, chúng tôi đến đây khuyến hoá”. Thế rồi một lão ni tự giới thiệu mình là trụ trì chùa núi An Tử, còn lão ni kia thì giới thiệu mình là con gái quan tả thừa ty Sơn Nam , quê ở Huê Cầu. “Tôi nghe nói giật mình như tỉnh giấc mơ”, Lãn Ông viết. Sau đó ông tìm cách “hỏi nhỏ một tiểu cô trong bọn tòng hành mới biết đây là người cũ của mình”. Rõ ràng một lão ni tìm đến một quan nhân (lúc này Lãn Ông đang làm quan thầy thuốc ở trong triều) để khuyến hoá mà lại xưng cái “lý lịch cá nhân” của mình ra như thế, phải có lý do gì chứ. Và đúng vậy, chỉ mới nghe qua địa danh Sơn Nam, Huê Cầu thôi, đã đủ làm cho Lãn Ông choáng váng, “giật mình như tỉnh giấc mơ”. Chuyện đúc chuông, khuyến hoá chẳng qua là cái cớ để cho bà có dịp gặp lại ông.
 
 Tưởng tượng coi, lão ni – người tình cũ của Lãn Ông – đã phải trần tình năn nỉ, thuyết phục sư bà ra sao để sư bà động lòng chịu cùng xuống núi một phen. Tuy biết khá rõ rồi, nhưng vốn thận trọng, Lãn Ông mới “trắc nghiệm” lại lần nữa, vì biết đâu chỉ là một sự tình cờ, ông bèn kể rõ họ tên quê quán… “Lúc đó chỉ thấy ni cô chùa Huê Cầu mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng, bảo sư bà trụ trì rằng: Thôi, chúng ta đi đi thôi”. Một lão ni nghiêm trang cẩn mật, tuổi tác già nua mà “mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng” rồi phải hối thúc sư bà “đi đi thôi” trong một tâm trạng như là dỗi hờn thì thật là đáng kinh ngạc. Lãn Ông rất lúng túng, tìm cách “lưu họ lại không được, mới mang ra một ít hương tiền để cúng” rồi hỏi: “Hai lão ni trọ tại nơi nào?”. Họ đáp: “Chưa có nơi nào”, rồi vội vàng từ biệt ra đi. Lãn Ông đâu dễ chịu ngồi yên, ông “vội gọi một tên người nhà linh lợi bảo đi theo sau họ, mà không cho họ biết…”. 
 
Thế rồi Lãn Ông nhớ lại mối tình xưa. Lỗi tại ông. Ông đã nộp đủ lễ vấn danh, lễ nạp thái, vậy mà rồi vì một lý do riêng, ông hồi cư về Hương Sơn quê mẹ và xa luôn người vợ sắp cưới của mình để bà phải mỏi mòn trông đợi đến hôm nay mới bất ngờ gặp lại.
 
 
Rồi người thiếu phụ đó ra sao? Lãn Ông có dọ hỏi thì biết bà “thề chung thân ở vậy”.
Nhiều người đi hỏi cưới, bà cương quyết từ chối. Sau cùng, bà vào chùa tu. Lãn Ông viết tiếp “Tôi nghe biết vậy thì tâm thần kinh loạn, than rằng: Vì ta bất cẩn trong việc này. Có thuỷ mà không có chung, khiến cho người mang hận, mà ta mang tiếng là người bạc bẽo. Ta bối rối không biết cách nào để gỡ cái mối ra, mới vội vàng đến Huê Cầu mà tìm hiểu sự việc”. Quả thật, bà đã từ hôn nhiều người chỉ vì lòng bà chỉ có Lãn Ông thôi. Bà thà đi tu chớ không lấy ai khác nữa! 
Bà nói: “Đã có người hỏi mình làm vợ thì mình (coi như) đã có chồng rồi, chẳng qua vô phận mà chồng bỏ…”. Trách chi Lãn Ông không tan nát cõi lòng, “tâm thần kinh loạn”. Để chuộc lỗi mình, ông xin bà cho ông được coi bà như “cô em gái nhỏ”, bảo dưỡng bà suốt đời từ đây. Vì bà đã đi tu nên ông đề nghị cất cho bà cái chùa nhỏ, trong một cảnh vườn vằng vẻ yên tĩnh: “Mùa đông cũng như mùa hè, lạnh ấm đều sẽ do ta lo liệu, một là để báo ân, hai là để chuộc lỗi…”. Bà cố cầm giọt lệ: “Quan nhân có hậu tình, còn tôi chẳng gặp chồng, cái thân cô khổ cũng là do số mệnh vậy, đâu có dám trách ai… Nay tôi được biết tấm lòng tốt này cũng an ủi cảnh linh lạc vậy”. Và bà đã từ chối. Và Lãn Ông làm thơ. Phải, bởi vì đâu có thứ thuốc nào sắc ba chén còn bảy phân mà chữa được cái bệnh của ông bây giờ! Ông viết: “Tôi lấy làm thương tình, mới giải lòng trong một bài thơ như sau:
 


Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa,
 
Kim nhật tương khan khổ tự ta.

Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ,

Song mâu xuân tận kiến hình hoa.

Thử sinh nguyện tác can huynh muội,

Tái thế ứng đồ tốn thất gia.

Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã,
Túng nhiên như thứ nại chi hà?”



(Nguyên văn chữ Hán sau đây do Trần-Lâm Phát ghi lại với tựa đề Tái Ngộ Cố Nhân)
 


Tái Ngộ Cố Nhân  
Gặp lại người xưa
Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa  
Vô tâm nên làm nhầm lỡ cho người
Kim nhật tương khan khổ tự ta   
Nay gặp nhau đau khổ xót thương
   
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ   
Một nụ cười nhiều tình cảm rơi nhiều nước mắt
 
Song mâu xuân tận kiến hình hoa
Hai con ngươi hết xuân thấy hình bông hoa
 
Thử sanh nguyện tác can huynh muội
Kiếp này nguyện thành anh em kết nghĩa
 
Tái thế ứng đồ tốn thất gia   
Kiếp sau sẽ thành vợ chồng
 
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã 
Ta không phụ người người phụ ta
Túng nhiên như thử nại chi hà
Nếu như vậy thì làm sao đây


Ngô Tất Tố đã chuyển dịch:

Vô tâm nên nỗi luỵ người ta
Trông mặt nhau đây luống xót xa

Gượng cười khôn giấu đôi hàng lệ

Tóc bạc che mờ nửa mặt hoa

Kiếp này hãy kết làm huynh muội

Kiếp khác xin hoàn nghĩa thất gia

Ai nỡ phụ ai, ai nỡ phụ

Dở dang, dang dở biết ru mà?
 
Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn:
 
"Vô tâm nên nỗi lỡ người ta 

Nay lại nhìn nhau luống thẫn thờ

Một nụ cười tình, châu lệ lạnh 
Đôi tròng xuân cạn nét tài hoa 

Đời nay xin kết anh em ngãi 

Kiếp tới nên tròn phận thất gia 

Ta chẳng phụ người, người nỡ phụ

Đành thôi như thế, biết sao mà!".


Cảm động vì bài thơ “giải lòng” đó mà bà đã tha thứ cho ông. Lãn Ông viết: “Từ đó thời thường qua lại hỏi thăm nhau”.
Chuyện rồi kết thúc ra sao? 
Tuổi hạc ngày càng cao, bà chỉ xin ông mua gỗ ở Nghệ An đóng cho bà một c
 quan tài. Vâng, phải đúng gỗ ở Nghệ An bà mới chịu, vì đây là vùng Hương Sơn quê mẹ Lãn Ông (Lãn Ông quê gốc Hải Dương, nhưng sống và thành danh ở Hương Sơn). Có lẽ bà nghĩ lúc sống đã không được nên duyên vợ chồng thì lúc chết ít ra cũng được âu yếm nằm trong một cổ quan tài do ông đóng cho bà từ thứ gỗ của quê hương ông."

 
 
Đó, chuyện tình của Lãn Ông, “Ông Làm Biếng” làng Hải Thượng, một chuyện tình thủy chung, nhân hậu của một thầy thuốc, ông Tổ của ngành Y, làm ta thấy càng gần gũi với ông hơn, càng quý trọng ông hơn.


Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Nguồn: http://www.ngocbao.org/D_1-2_14-2_17-30_2-80_5-20_6-1_4-582/

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Có ai còn nhớ nước mắm tĩn?

Ban biên tập nhận được bài này do 1 cựu giáo sư  Toán trường Trung Học Vũng Tàu chuyển.
Xin cám ơn giáo sư và tác giả .



Nước mắm tĩn Sài Gòn đó! “Sài Gòn làm gì có hãng làm nước mắm, bỏ đi tám! Sài Gòn bán nước mắm thì có”, anh bạn quê Bà Rịa cười khẩy, nhớ Sài Gòn phát cuồng, rồi bạ thứ gì cũng quơ vào Sài Gòn. Nhớ đây là nhớ nước mắm tĩn bán ở Sài Gòn. Nước mắm đựng trong những tĩn sành có lớp ximăng vôi phủ ngoài đó!
   


Trong ký ức của tôi, nước mắm tĩn gắn liền với ông Sáu. Ông Sáu tóc búi tó, quần trắng áo trắng, không phải áo sơmi, cũng không phải áo bà ba, gọi là áo gì không biết, chắc là kiểu đồ ta hai túi. Cứ một hai tháng gì đó, ông lại từ quê lên, bước nhanh nhẹn theo sau xe ba gác chở những tĩn nước mắm đi bỏ mối. Thấy ông là bọn con nít tụi tôi bu lại, lẽo đẽo theo sau, luôn miệng… Ông Sáu, ông Sáu… tối nay ở lại, đừng về nghe. Ông chỉ cười…


Khằn nắp tĩm mắm.
Những tối bỏ hàng chưa hết, ông quay về xóm, ngồi dưới gốc cột đèn, cho tụi tôi bánh kẹo. Ông già nhà quê đã mê hoặc bọn nhóc thành thị qua những câu chuyện làng chài, sóng biển, thuyền nan, thuyền thúng, câu mực, lưới cá, nhà lều nước mắm…
Nước mắm hồi đó đựng trong những tĩn sành, giống như trái bưởi cắt phẳng hai đầu, nhưng to hơn, dung tích cỡ 3 lít.Tĩn có quai dây cói để xách, nắp bằng đất nung, khằn tĩn bằng hồ vôi trộn với đường, ông Sáu nói thế, rồi mới dán nhãn ở nắp, giống như niêm phong vậy. Nước mắm xài hết, còn tĩn đem bán ve chai, nhưng nắp tĩn thì bọn nhóc tụi tui canh me lượm hết, mài nhẵn, chơi tạt hình.
Ai có tiền mua nguyên tĩn về xài, người ít tiền ra chạp phô mua nước mắm lẻ. Ở tiệm có muôi làm bằng ống tre để đong. Nước mắm tĩn hồi đó không thấy ghi độ đạm, mà sao chấm rau, dầm trứng luộc thơm ngon quá chừng…


Sản xất nước mắm ở Phước Hải.

Tôi không biết quê ông Sáu ở đâu. Tuổi thơ của tôi, biển Ô Cấp chỉ nghe nói mà mơ tưởng. Thỉnh thoảng cha dẫn ra bến Bạch Đằng, gió lồng lộng, nhìn xa xa mấy còn tàu đã thấy mênh mông, tưởng đâu là biển. Quê ông Sáu có thể là Phước Tỉnh, Bà Rịa, Rạch Giá, Cà Mau… nhưng sau này, khi nghĩ về ông, không hiểu sao trong đầu tôi cứ đinh ninh quê ông ở Phan Thiết.
Phan Thiết là nước mắm, là ông Sáu. Nước mắm Phan Thiết ngon nhất, nước mắm tĩn tuyệt đối ngon nhất… Sau này lậm chân vào nghề thực phẩm, đi đây đi đó nhiều, tôi mới thấy tình cảm át lý trí. Nước mắm Phú Quốc chượp hơn một năm, 35 độ đạm, rót ra sóng sánh màu hổ phách bộ không ngon (nhất) sao? Ngư trường thiên nhiên ưu đãi, cứ độ tháng 7 – 9, cá cơm mập ú, đem chượp làm nước mắm còn thua ai, hở trời! Hơn kém nhau 8/10, tôi còn ngần ngừ, chứ cỡ 9/10, xin lỗi nhà lều Phú Quốc, tôi chọn nước mắm Phan Thiết. Sức mạnh của dĩ vãng mạnh lắm, dù là dĩ vãng… nước mắm.
Nước mắm Phan Thiết làm từ cá nục hoặc cá cơm, tuỳ nơi. Cá phải thiệt tươi là điều quan trọng, nhưng quan trọng không kém là cách làm. Làm bằng trái tim yêu nghề, thì nước mắm Phú Quốc và Phan Thiết cũng ngang ngửa nhau, hương vị đều đậm đà theo kiểu cách riêng, mà mô tả chi tiết chỉ có sáo ngữ văn chương mới làm được. Cách nay hơn 15 năm, tôi gặp một ông Tây trong hội chợ thuỷ sản ở Sài Gòn. Ông Tây nói, nhà ông thường xuyên ăn nước mắm, và ông tự hào có thể phân biệt được nước mắm Phú Quốc và Phan Thiết.
Nước mắm là nước chấm chứa đạm. Nước tương tàu vị yểu cũng là nước tương chứa đạm, nhưng mùi vị nước mắm và nước tương khác nhau xa. Trong quá trình chượp, không chỉ có protein của cá bị enzym trong ruột cá phân giải thành acid amin, mà cả đường, lipid cũng bị phân giải dưới tác động của vi sinh vật kỵ khí tạo ra nhiều chất dễ bay hơi, hình thành hương vị đặc trưng của nước mắm. Quá trình này diễn ra rất từ từ, có khi kéo dài cả năm hoặc hơn. Thời gian chượp càng dài, sự phân giải protein thành acid amin càng nhiều, hương mới ngấu, vị mới đậm đà hơn. Chượp lâu quá, rút ra để thành nước mắm lú, màu đậm, vị ngon, nhưng hương nước mắm nhạt đi nhiều.


Vận chuyển nước mắm xưa
Làm nước mắm không chỉ chượp cá rồi ngồi chờ… sung rụng, mà chăm lù như chăm con, muối thừa muối thiếu đều thua, trái gió trở trời cũng mệt. Phải yêu nghề mới làm ra nước mắm ngon đúng điệu được. Còn yêu tiền thì làm ra đủ loại nước mắm, giá nào cũng có, đạm cao cỡ nào cũng có. Gần chục năm trước, vào siêu thị thấy bày bán những chai nước mắm nhỏ cỡ 30ml, đạm cao, giá cao, màu đẹp, tôi bỏ túi quần mấy chai, đem về biếu bậc trưởng thượng ăn sống. Vậy mà trời còn sập, nước mắm mặn chát.
Tôi còn nhớ trong tạp chí Thế Giới Tự Do có đăng ảnh những tĩn nước mắm chất cao như hình kim tự tháp, những ghe thuyền chở tĩn nước mắm ngược xuôi. Đẹp và thanh bình. Nước mắm tĩn hồi đó sao mà thiệt thà, thơm ngon đến thế, đâu có đụng phải hàng dỏm bao giờ. Nước mắm loại nhì, loại ba đựng trong thùng thiếc 20 lít, có bơm cũng bằng thiếc, thụt lên thụt xuống, bơm nước mắm ra bán lẻ. Qua tới đầu thập niên 1970, có bơm nhựa, bóp ra bóp vào.
Dựa vào độ đạm, màu sắc, kể cả giá cả mà chọn nước mắm thì chẳng khác nào chơi tài xỉu với thị trường mông muội. Nước mắm ngon dòm sâu đáy hũ, câu nói này trật rồi. Dòm sao cho thấu túi tham.
Cách nay mấy năm đi Phan Thiết, tôi ghé vào cửa hàng nhỏ xíu ở Hàm Tiến, nhưng phía sau là sân rộng, chứa cả trăm lu nước mắm làm bằng cá cơm, lu thì mới chượp, lu thì đang ngấu, lu thì đã ngấu, chờ pha… Bà chủ nói, tôi làm nước mắm từ thời con gái. Lấy chồng rồi cũng làm nước mắm. Bây giờ con cái lớn hết rồi, đứa ở Sài Gòn, đứa về đây, nhưng chẳng đứa nào chịu theo nghề. Tôi làm chút ít nước mắm cho đỡ buồn. “Sao bà không làm nước mắm tĩn?” Bà chủ cười buồn, làm gì còn tĩn mà làm, xa lắm rồi! Nơi làm nước mắm mà không có mùi khó chịu. Tôi thử nước mắm, thấy được, mua vài chai. Cơ sở của bà không có đại lý ở Sài Gòn, thành thử lâu lâu, tôi lại kiếm chuyện đi chơi Phan Thiết.

Ông Sáu à, tụi nhóc năm xưa bây giờ đã ngoài sáu mươi, còn ông chắc cũng ngoài… trăm tuổi. Những người yêu nghề nước mắm phôi pha, bạc tóc đi nhiều. Sài Gòn thiếu nước mắm tĩn như thiếu đi một chút gì đó phóng khoáng, phong trần và thiệt thà. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.

VŨ THẾ THÀNH 

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Chúc Mừng Năm Mới


Thân chúc anh chị em đồng nghiệp và cựu nhân viên một năm như ý
Mến chúc các em an vui trong năm mới

Trần-Văn Phét







Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Chuc Mung Nam Moi


CHÚC MỪNG NĂM MỚI của gs Võ Ngọc Sơn


 CHÚC MỪNG NĂM MỚI

            Mừng Xuân 
                     Bính Thân 2016
            Kính Chúc
                  Anh Hiệu Trưởng
                  Quý Anh Chị Em đồng nghiệp
                  Các Em Học sinh
                  cùng Gia Đình
                  trong Đại Gia Đình Trung Học ĐẤT ĐỎ
                         một năm mới
                            AN LÀNH HẠNH PHÚC

Cựu Gs Võ Ngọc Sơn

Chúc Mừng Năm Mới


 Nhân dp Xuân v, Ban biên Tp kính chúc quí Thy Cô và cựu nhân viên Trường Trung Hc công lp Đất Đỏ
Mt năm An khang và như ý


Ban biên tp cũng thân chúc anh ch em cu hc sinh mt năm thnh vượng