Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Tháng sáu trời mưa

Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...

Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ

Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn

Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận

Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc

Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu
Nguyên Sa  (1932-1998)

(Nguyên Sa là Tiến sĩ  Triết học Trn Bích Lan tốt nghiệp Đại Học Sorbonne, Paris)

Bài thơ này được Hòang Thanh Tâm và Ngô Thụy Miên phổ nhạc.
Mời độc giả xem Thái Hiền trình bày Tháng sáu trời mưa do Hòang thanh Tâm phổ nhạc
Video trích từ youtube



Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Tuổi thơ



Lớp ba, từ biệt căn nhà thuê vì không có tiền tiếp tục thuê nữa, tôi cùng gia đình  dọn đi một nơi thật là xa!tôi bùi ngùi thương tiếc  những thứ đồ chơi thân yêu đã để lại nhàcũ:những   que kem còn mới, tròn và đẹp, tôi đã nhặt trên đường đi học để chơi chuyền, những lon đá xanh vừa tay để chơi ô ăn quan, chơi rải ranh, và đặc biệt  nhớ thương  những cô bạn đã trở thành “thiên thần”t rong tôi khi họ từng cặp đội vòng hoa múa trong nhà thờ vào một dịp lễ quan trọng mà tôi không hiểu rõ lắm!
        Thế rồi, tôi đến một miền quê mênh mông nước,nước bao quanh nhà nhiều tháng. Ở đây, ba mẹ tôi có hai căn nhà,hai chiếc xuồng và 4 cái lu để chứa nước ngọt. Nhưng chị em tôi đi học phải chống xuồng, vì nước không sâu và tôi chưa biết chèo thuyền. Cắm xuồng cho chắc để khỏi trôi mất, chị em tôi học lớp bốn và lớp một ngày ấy bước lên con đường đất đỏ nhỏ xíu và nhão nhoét . Chúng tôi vào lớp sau khi ra đập nước khua hai chân cho sạch đôi giầy bùn đỏ vừa bám vào chân.
      Bao năm qua, tôi vẫn nhớ  thầy tôi ngày ấy là thầy  Hồ Văn Lượng. Có hôm, chúng tôi đã giúp Thầy hái rau ngổ bên hông nhà để nấu canh vì rau phải  mua  ở chợ Tỉnh,rất xa. Nồi canh ở đây cá nhiều hơn rau nên rau ngổ cũng rất quý.Ba mẹ tôi chưa biết chài lưới bắt cá  nên người địa phương thường đem cá lóc nặng cả kí đến cho. Cá nhỏ thường được thả lại  nước cho lớn
    Vậy mà,một hôm mẹ tôi nghe  nói phải cho các con dời nhà ngay kẻo nguy hiểm vì sắp có đánh nhau lớn. Tôi 10 tuổi bồng em trai 2 tuổi đi cùng  một người hàng xóm để về Saigon. Các bạn cùng lớp 16 tuổi đến nhà tìm tôi và khóc thút thít vì phải xa nhỏ bạn bé nhất lớp! Tôi về ở nhờ nhà ông trẻ_là chú của ba tôi. Lòng luôn chờ mong cho ba mẹ và ba em của tôi có tiền để về đến Saigon cùng tôi. Gia đình tôi lại tiếp tục ở nhà thuê.
     Một  tháng sau, nơi đó có đánh lớn, đúng như lời người hàng xóm đã báo trước với mẹ tôi! Nơi đó có còn lại gì không?!
    Thấm thoát đã 54 năm…trong cuộc sống hối hả tại  Saigon, tôi luôn nhớ thương về một miền sông nước, miền đất đỏ có hai  căn nhà lá rung rinh trong mưa gió, được cột bằng hai sợi dây thép to kéo từ nóc nhà xuống một cái cọc chìm  dưới  nước sâu khoảng sáu tấc. Nơi ấy có nhiều con cá chốt chạy lăng quăng khi có người lội nước,có từng đàn cá chốt đớp tay khi tôi rửa chén.
     Thương nhớ này biết gởi về đâu…người hàng xóm tốt bụng đã báo tin phải dời nhà…người hàng xóm đã dắt chị em tôi về Saigon, những dòng nước mắt ấm tình bằng hữu  như dòng   suối nguồn chảy mãi khôn vơi!                                          


      
                                                                    Hoa Tim    

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Mùa báo hiếu




                 Nhớ Mẹ

Bao năm con nhớ quê nhà
Vườn cau khóm trúc luống cà cây chanh
Đêm dài thôn xóm vng tanh
Có con nh
n nh mng manh bt cu
M
thì sp xếp thúng tru
Còn con hái b
ưởi dưới bu trăng thanh
Nh
ng năm tháng tt ngày lành
Vài
đêm vt v để dành mt năm
Quê ng
ười cũng có trăng rm
Riêng con l
ng l âm thm nh quê
Bao gi
con mi tr v
Vi
ếng thăm m m nm k bên cha?


Virginia 14 tháng tư Tân Mão (2011)
Trn Lâm Phát
31-05-2011

Xin mời độc giả thưởng thức Mùa Báo hiếu video do Ngọc Đan Thanh và Chí Tâm trình diễn






Mẹ

Đã hơn 30 năm rồi tôi không có cơ hội để đọc lại bài thơ “Mất mẹ” và nhìn những hàng lệ chảy dài trên đôi má với cặp mắt đỏ ngầu của những nữ sinh và những khuôn mặt buồn hiu của các cậu trai lớp 10  khi nghe tôi giảng nghĩa từng lời thơ và vai trò cao quí của người mẹ, nhất là bà Mẹ Việt Nam.  Đây chỉ là những nét sơ lược những nổi khốn cùng của thân phận mồ côi và những dòng văn thơ ca ngợi bà mẹ của chúng ta.

Mất mẹ
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Hoàng hôn phũ trên mộ
Chuông chùa nhè nhẹ rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời
Vô Danh

Tác giả đã ghi lại nỗi lòng của một đứa bé mồ côi:
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi

Lời thơ rất đơn sơ, gọn gàn, diển tả nổi đau thương của người bất hạnh.
Người xưa cũng không ngần ngại giáo dục kẻ hậu sinh sự diểm phúc của người có cha có mẹ:
      Có cha có mẹ thì hơn
      Không cha không mẹ như đờn đứt giây
      Đờn đứt giây còn xoay còn nối
      Cha mẹ mất rồi con chịu mồ côi!

Thiệt thòi hơn nữa cho sự mất mát của cha mẹ vì
      Mồ côi khổ lắm ai ơi!
      Đói cơm không ai biết, lỡ lời không ai phân

Mẹ là ai ? Ai cũng một lần có mẹ nhưng có người may mắn còn mẹ, có người bất hạnh đã mất mẹ vừa lúc lọt lòng. Dù thế nào chăng nữa mẹ cũng cưu mang đứa con của mình chín tháng mười ngày. Biết bao nổi nhọc nhằn mà người mẹ đã gánh chịu từ lúc đứa bé tượng hình cho đến khi trưởng thành.

Ca dao ta cũng truyền bá từ đời này qua đời khác tấm lòng của mẹ:
      Mẹ già như chuối ba hương
      Như xôi nếp một[1] như đường mía lau

Dưới ách thống trị của nền phong kiến thực dân, dân ta bị thất học cho nên dân gian dùng những hình ảnh cụ thể trong cuộc sống mà so sánh công lao của người mẹ. Ai cũng biết  sự ngọt ngào của chuối ba hương, sự dẻo dai và thơm tho của nếp  và sự uyển chuyển thanh tao, nhỏ nhắn, ngọt ngào, hiên ngang của cây mía lau. Tất cả những đặc tính của người mẹ được diễn tả rất cụ thể và rõ ràng qua hai câu thơ lục bát này.
Người mẹ luôn luôn bảo vệ cho đứa con của mình; cho nên mất mẹ là “Mất cả một bầu trời!”:
       Mồ côi cha ăn cơm với cá
       Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường

Rồi em bé mồ côi không thể khóc, nén thương đau trong lòng khi thấy mọi dứa trẻ xung quanh đều oà lên nức nở:
        Quanh tôi ai cũng khóc
        Im lặng tôi sầu thôi
Cái im lặng đó là một mũi tên độc đã bay vào tim của em bé, không thốt nên lời.
Thế rồi giọt nước mắt nhạt nhoè trên đôi má. Thì ra em bé đã khóc tự lúc nào, cái khóc im lìm chứa chan nỗi khổ đau.  Có lẻ em bé thầm ao ước được nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền:
         Để dòng nước mắt chảy
         Là bớt khổ đi rồi

Cái khổ đau này kéo dài trong cuộc đời của em bé. Mỗi ngày khi hoàng hôn bắt đầu chĩu xuống, ánh nắng chiều lướt qua mồ mẹ cùng với tiếng ngân nga của chuông chùa đã nhắc nhở em bé là mình đã mất mẹ và vết thương lại quặng lên:
          Hoàng hôn phũ trên mộ
          Chuông chùa nhè nhẹ rơi
          Tôi thấy tôi mất mẹ
          Mất cả một bầu trời

Tác giả đã cho ta cái nhìn về tầm quan trọng của mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Trong bài “triết lý giáo dục”, Trần-Lâm Phát đã viết:
“Mẹ là người thầy đầu tiên; khi đứa bé vừa lọt lòng, mẹ đã dạy con uống sữa; khi đứa bé lớn lên, mẹ dạy con học ăn, học nói, học gói và học mở[2]. Sau cùng mẹ dạy con phong tục, lễ nghi, nhân cách và phẩm độ của con người”

Xã hội ta đã giao cho bà mẹ một trọng trách nặng nề:
           Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

Năm 2002 nhà thơ Mỹ Huệ cũng không khác gì với chúng ta, chỉ còn cách duy nhất là ước ao cho mẹ theo cha về cỏi niết bàn:
            Mẹ đã theo cha về cỏi Phật,            
            Con còn ngơ ngẩn bước trần ai.
            Áo con nay kết hoa hồng trắng[3]
            Thắp nến hương trầm khóc mẹ yêu.
            Cầu mẹ phiêu diêu miền cực lạc
            Nước nhược non bồng ấm gót chân.
            Thôi nhé mẹ ơi con tiển mẹ,
            Ơn nghĩa sinh thành dạ khắc ghi

Năm 1962 Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã vinh danh người Mẹ qua tác phẩm ‘Bông Hồng Cài Áo” và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã phổ nhạc:
         Rủi mai này mẹ hiền có mất đi
         Như đóa hoa không mặt trời
         Như trẻ thơ không nụ cười
         Và đời mình không lớn khôn thêm
         Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

Mẹ lúc nào cũng sát cánh bên con, lo sợ con phải mũi lòng khi tạm xa mẹ mặc dù chỉ trong khoảnh khắc đến trường. Năm 1941 nhà văn Thanh Tịnh ghi lại sự yêu thương cao cả của bà mẹ đưa con đi đến trường lần đầu tiên:
  “ Tôi quên thế nào được buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp…”
  “…Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ ….
…… Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thúc thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi .”

Những cử chỉ âu yếm đó của mẹ hiền làm sao đứa bé mồ côi có giây phút để tận hưởng.

Bên cạnh vai trò của người thầy, mẹ còn là một lương y. Người mẹ luôn luôn biết được những nguyên nhân đã làm cho con mình bị ấm đầu hay sổ mũi trong lúc trở trời và mẹ đã tìm được biện pháp để ngăn ngừa những bịnh tật ấy. Chỉ nhìn vào sắc mặt hay giọng nói của con, người mẹ đã biết ngay con mình mạnh khoẻ hay không và đương nhiên mẹ sẽ tìm cho con liều thuốc để vượt qua những lúc không may ấy:
   Mỗi lần con ốm mẹ buồn lo!
   Bán đôi bông cưới, mua thang thuốc
         Múa bánh tai heo, giấy học trò
         (Khói trắng, Kiên Giang, 13-6-1961)

 Mẹ là người phụng sự cho các con, cho chồng còn hơn người giúp việc. Người dân da đỏ của Mỹ đã và đang nói: “ Người đàn ông làm việc từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn nhưng công việc của đàn bà thì không bao giờ kết thúc”
Công việc của mẹ chẳng khác gì như người ở không công.

Nhà thơ Trần tế Xương (1870-1907) đã ghi lại sự cần cù nhẫn nại và hy sinh cao cả của bà mẹ Vệt-Nam trong bài thơ “Thương vợ”:
Quanh năm buôn bán ở mom sông[4],
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.

         Sống trong hoàn cảnh thống trị của Nho giáo và phong kiến chủ nghĩa “trai năm thê bảy thiếp; gái chín chuyên một chồng”, bà mẹ Việt-nam chịu cảnh ức hiếp của chồng:
Gió đưa buội chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẳm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông

 Thậm chí hơn nữa là mấy cô em chồng ức hiếp chị dâu, gây sự khinh hoàng trong cuộc sống hàng ngày:
  “Giặc bên Ngô[5] khôngbằng mấy bà cô bên chồng”

Nước ta là một nước có chiến tranh lâu dài nhất trên thế giới, cho nên bà mẹ Việt-nam ngoài bổn phận dâu hiền con thảo, còn phải đảm dang trách nhiệm của chồng.Trong tác phẩm “Chinh Phụ ngâm khúc”, bà Đoàn Thị Điểm dịch (?):
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân

Biết bao thơ, văn, nhạc, kịch đã ghi lại tấm lòng sắc son cao cả của bà mẹ Việt-Nam.
Hương Giang  thuộc giáo phận Thái bình trong phần mở đầu bài “Mẹ ơi! Con không thể nói”[6] đã viết:
“Từ bao đời nay, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thơ văn cũng như trong cuộc sống đời thường thật đẹp biết bao. Đó là hình ảnh những người mẹ, người chị tảo tần một nắng hai sương hy sinh cho hạnh phúc của chồng con.”

 Ngày 30 tháng mười năm 1994, trong lề vinh danh tuổi thọ bát tuần cho bà Đặng Thị Bạch Tuyết[7], nhà khảo cứu Hồ Thiếu Bảo đã nhắc nhở kẻ hậu sinh: “ Hình ảnh của mẹ mãi mãi là một hình ảnh diệu kỳ, cho dù thế kỷ này với tất cả những tân tiến nhất, như bay lên vũ trụ những con tàu, kỳ diệu sao bằng mẹ gánh rau”

Tình mẫu tử là một mối tình thiên liêng bất tận. Mặc dù ngôn ngữ bất dồng trên thế giới nhưng em bé đều bắt đầu gọi mẹ với vần “M”. Em bé Việt-nam ta gọi Mẹ hay Má, những người nói tiếng Anh gọi Mother, Mommy, những người nói tiếng Pháp thì gọi Mère, Maman, người Trung Quốc thì gọi  Mǔ shẽn (母親) etc.


                                                               Mía lau



[1] Có sách ghi nếp mật
[2] Tục ngữ
[3] Hoa hồng trắng cho ai đã mất mẹ
   Hoa hồng đỏ cho ai còn mẹ
[4] Sông Vị ở Nam định
[5] Nhà Ngô bên Trung quốc rất tàn nhẫn với dân ta
[7] Mẹ của Đinh Quốc Hùng, và là chị ruột của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

NHỚ MẸ

Bài thơ sau đây đo Trịnh Chiến, cựu sinh viên Đại học Sư phạm Sài gòn (69-72) gởi. Tiến sĩ Trịnh Chiến nay là mục sư Tin lành.
Ban biên tập cám ơn mục sư Trịnh Chiến và xin giới thiệu cùng độc giả.


Ngày xa mẹ con như loài hoang dại
Bốn năm trời thui thủi chốn phồn hoa.
Bữa đói bữa no, không cửa, không nhà
Trang thư mẹ lệ hòa từng nét chữ.

Nhiều đêm muộn con trở về gác trọ
Thân rã rời ngã xuống giấc hôn mê.
Rồi nửa khuya hồn bỗng thấy não nề
Nghe khao khát bao la tình biển lớn.

Nơi phố thị con tìm đâu dáng mẹ
Người mẹ hiền đời không chút phấn son.
Người mẹ suốt đời vò võ nuôi con
Khi con lớn từng đêm dài đổ lệ.

Con vẫn biết xa mẹ là xa hết
Xa sữa nguồn lời ngọt miệng ca dao.
Nhưng con biết làm sao hơn được mẹ.
Bởi cuộc đời cứ xô đấy con đi.

Con cầu nguyện bởi ơn hồng Thiên Chúa
Con sẽ về giữa lòng mẹ bao la.
Để mẹ nhìn con nụ cười rạng rỡ
Con vui cầm tay mẹ hết chia xa.
Chinh Yên

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Ai là người nghĩ ra chiếc cần gạt nước trên xe hơi


Khi xử dụng chiếc cần gạt nước trên xe hơi ,có khi nào bạn tự hỏi "ai là  người có sáng kiến này không" ?


Thật bất ngờ khi cần gạt nước trên xe hơi mà chúng ta thấy ngày nay lại được phát minh bởi một người phụ nữ bình thường – bà Mary Anderson (người Mỹ) vào năm 1903.




Năm 1903, khi đi trong thành phố New York, người phụ nữ mang tên Mary Anderson nhận ra rằng, thỉnh thoảng, tài xế lại phải dừng xe, cầm chiếc khăn để lau hơi nước và tuyết phủ trên mặt kính. Thậm chí, có những người chẳng buồn gạt tuyết vì quá dày mà ló đầu ra cửa sổ đế lái. Dưới con mắt của một phụ nữ, bà thấy cần phải tạo ra một cái gì để giúp họ không cần dừng xe mà vẫn gạt được tuyết và giữ tầm nhìn.

Mary Anderson được biết đến là người đầu tiên nghĩ ra cần gạt nước

Về nhà, Anderson thiết kế hệ thống cần gạt nước đầu tiên. Nhưng khi đưa ra ý tưởng đó, bà bỗng trở thành là trò cười của người xung quanh bởi theo họ, đấy là việc của đàn ông và sẽ chẳng có ai quan tâm tới “sự điên rồ” ấy.

Đến năm 1905, sau những nổ lực của mình, bà Anderson đã nhận được bằng sáng chế của Mỹ. Đó là minh chứng cho sức mạnh trí tuệ của phái nữ. Vào thời điểm nhận bằng phát minh, Anderson tròn 39 tuổi.

Cơ cấu hoạt động của thiết bị này hết sức đơn giản. Anderson dùng hai chiếc cần gắn vào thân xe và tiếp xúc với mặt kính bằng chiếc “lưỡi” cao su. Khi cần, người lái xe quay tay nắm đặt trong ca-bin. Qua cơ cấu truyền động, hai chiếc cần gạt nước sẽ chuyển động lên xuống để gạt tuyết và hơi nước, tạo tầm nhìn cho người lái.

Cơ cấu hoạt động của cần gạt nước do bà Anderson nghĩ ra

Tuy nhiên phát minh này của bà không được các hãng xe hưởng ứng. Mãi đến 1916, tức 11 năm sau, cần gạt nước mới trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả các xe ở Mỹ. Anderson phải cảm ơn Henry Ford bởi nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt Model T, ôtô trở nên “bình dân” trong cho người tiêu dùng và phát minh của bà mới được biết đến.

Động cơ điện vào thời đó chưa được sử dụng cho các thiết bị trong xe cho nên chiếc cần gạt nước mà bà Anderson nghĩ ra còn hạn chế về tính năng vì tài xế sẽ phải sử dụng 1 tay để quay cái gạt nước. Vì vậy họ chỉ còn 1 tay để vừa vần vô lăng vừa vào số và thậm chí cả kéo phanh tay khi cần.

Phải tới tận năm 1917 thì môtơ điện mới được đưa vào để gúp di chuyển một lá cao su dài chạy đi chạy lại trên kính lái. Một nha sĩ người Hawaii là Dr. Ormand Wall đã phát minh ra cần gạt nước tự động bằng cách đặt một môtơ điện phía trên và nằm chính giữa của kính lái. Do đó, lá cao su sẽ quay theo hình vòng cung với tâm ở phía trên và diện tich kính lái mà nó quét được trông giống như một hình cầu vồng lộn ngược.

Môtơ điện được đặt phía trên và nằm giữa kính lái

Bộ rửa kính được bổ sung vào xe hơi với phần điều khiển được thêm ngay vào cần gạt bật/tắt của cái gạt nước. Bộ phận này sẽ phun tia nước rửa kính lên thẳng phía trước của kính lái thông qua mấy cái lỗ nhỏ nằm trên nắp capo. Một bình chứa nước được đặt trong khoang máy và các cấu thành chạy điện khác được kết nối để thực thi công việc đó.

Năm 1962, Bob Kearns sáng chế ra bộ gạt nước không liên tục (ngắt quãng) đầu tiên cho phép tài xế có thể thay đổi được tốc độ quét và thời gian nghỉ giữa mỗi lần quét. Để làm được điều đó người ta đã đưa vào trong hệ thống điện các cầu chì và công tắc ngắt mạch điện giúp điều hành các cấu thành chạy điện một cách linh hoạt hơn.

Những năm 1980 người ta còn làm cả gạt nước cho đèn pha, và để nó hoạt động hiệu quả, người ta phải tính toán liên kết hệ thống chiếu sáng với hệ thống phun rửa và gạt nước.


Cần gạt nước được phát triển theo sự phát triển của công nghệ xe hơi

Từ những năm 1990 đến nay, cần gạt nước được phát triển theo sự phát triển của công nghệ xe hơi. Các vi cảm biến được đính ngay trên kính lái để phát hiện trời mưa, kích hoạt hệ thống gạt nước tự động, thay đổi tốc độ gạt nước tùy theo lượng nước mưa có nặng hạt hay không.

Nguồn tin: Autodaily





Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Danh sách quý thầy cô và nhân viên Trường Trung học Đất Đỏ (1965-1975)

 Kính gởi quý thầy cô và tất cả các bạn.
Từ khi có kế hoạch thành lập trang blog Trường Trung Học Đất Đỏ, chúng tôi cũng cố gắng sưu tầm những thông tin để có được danh sách tất cả quý thầy cô đã một lần bước chân đến ngôi Trường yêu dấu của chúng ta. Tuy nhiên Ban biên tập cũng không có điều kiện tiếp xúc với tất cả thầy cô nên danh sách chúng tôi có được rất hạn chế. Chúng tôi nhận được sự hổ trợ của thầy Trần ngọc Quân đã bổ sung thêm. Hiện nay    danh sách này gần như đầy đủ. Chúng tôi  post lên để tất cả có thể liên lạc, nhớ về những thầy cô, anh chị em nhân viên  xưa của trường. Chúng tôi không liên lạc được một số thầy cô nên không có địa chỉ hay điện thoại, kính xin thầy cô thông cảm. Nếu quý thầy cô hay các bạn có thêm thông tin gì, xin giúp chúng tôi bổ sung. Cám ơn sự đóng góp nhiệt tình cho tập thể cưụ hs Trường Trung Học Đất Đỏ.





Danh sách thầy cô và nhân viên Trường Đất Đỏ, Phước Tuy
1965-1968
No
Thầy (T) /Cô (C)
Môn dạy
Điện thoại/email
1.       
T. Phạm văn Cang
Quản đốc
2.       
T. Nguyễn Sĩ Danh
Lý Hóa
3.       
C. Nguyễn Thị Xuân Đào
Văn
4.       
T. Phạm văn Đằng
Toán
5.       
C. Trần Thị Hữu Hào
Vạn vật
Qua đời
6.       
C. Trần Thị Bích Hoàn
Văn
7.       
T. Nguyễn Văn Huy
Toán
8.       
C. Trần Thị Lắm
Anh văn
USA: 408-226-9773
 Email: longpham k20@yahoo.com
9.       
C. Trần Thị  Lệ Liễu
Vạn vật
10.   
T. Đinh Ngọc Ninh
Toán
11.   
T. Lâm Khương Nhàn
Văn
 cell:01222307464
12.   
T. Phan Văn Nhựt
Sử Địa
USA: 858-689-2038
13.   
C. Trần Thị Sen
Pháp văn
14.   
T. Võ Ngọc Sơn
Tóan
Cell: 0938450700

1968-1975+
Thầy (T)/ Cô (C)
Môn dạy
Điện thoại/email
1.       
C.Trần Thị Ngọc Anh
Sử Địa
838031729
2.       
T. Trần Ba
Pháp văn
Hiệu Trưởng
USA: 503-409-9339
3.       
Ông Ba
Nhân viên
4.       
T. Nguyễn Văn Bình
Pháp văn
cell:01275934776
5.       
C. Trần Thị Chẩn
Pháp văn
0643826831
6.       
Trần Thị Chon
Nhân viên
7.       
C. Võ Thị Dung
Toán
Chuyển về Bến tre năm 1974
8.       
T. Nguyễn Công Đạt
Triết
USA: 972-578-5170
9.       
T. Phan Tất Đại
Toán
1275314783
10.   
C. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Vạn vật
11.   
C. Phan Ngọc Điệp
Anh văn
12.   
T. Phạm Văn Hai
Toán
 064 3866009
13.   
C. Hoa
Vạn vật

14.   
C. Trần Thị Bích Hoàn
Văn
15.   
T. Võ Hoành
Toán
16.   
Nguyễn Thị Hớn
Nhân viên
17.   
C. Trần Thị Huệ
Vạn vật
18.   
C. Nguyễn Thị Hương
Sử Địa
Chuyển về Đà lạt năm 1974
19.   
C. Nguyễn Thị Hường
Anh văn
20.   
Ông Kịch
Nhân viên
21.   
T. Võ Phúc Ky
Công dân
Tổng giám thị
22.   
C. Phan Thị Hương Nguyên
Lý Hóa
 061 3829790
23.   
C. Trần Thị Lắm
Anh văn
USA: 408-226-9773
24.   
T. Phạm Quang Lân
Lý Hóa
25.   
T. Nguyễn Xuân Nam
Pháp văn
26.   
T. Đỗ Kim Long
Anh văn
27.   
Ông Long
Nhân viên
28.   
T. Đỗ Diễn Nhi
Sử Địa
USA
29.   
T. Đỗ Huy Nghĩa
Anh văn
30.   
T. Lê Hữu Nghĩa
Toán
31.   
T. Nguyễn Thế Nghiệp
Văn
Canada: 514-931-7995
32.   
C. Trần Thị Minh Nguyệt
Văn
 Qua đời
33.   
T. Trần-Văn Phét
Văn
Phụ tá giám học  (73-74)
USA Cell: 804-229-0081
Văn phòng: 757-365-2649

34.   
C. Giang Lương Quốc
Văn
01218713107
35.   
T. Trần Ngọc Quân
Văn
Giám học
0838663081
36.   
C. Phạm Thị Mai Phương
Văn
37.   
T. Nguyễn Ngọc Phương
Văn
38.   
Nguyễn Thị Hữu Phương
Nhân viên
39.   
C.Nguyền Phi Phượng
Pháp văn
40.   
T. Võ Ngọc Sơn
Tóan
Cell: 0938450700
41.   
T. Trương Văn Sửu
Toán
USA:408-455-2301

42.   
C. Nguyễn Ngọc Sương
Văn
 cell:0913957064

43.   
T. Lê Tấn Tài
Vạn vật
44.   
T. Chu Văn Tinh
Lý Hóa
45.   
C. Nguyễn Thị Thoa
Lý Hóa

 cell:0909522707
46.   
C. Cao Thu Thủy
Sử Địa
Texas, USA
512-832-8480
47.   
T. Lê Duy Tô
Vạn vật
Canada: 905-858-7573
48.   
T. Trần Văn Trọng
Lý Hóa
Phó Tổng giám thị
 cell : 01275314783
49.   
T. Trương Tấn Trung
Pháp văn
Pháp:
Cell: 33 6 63 68 45 40 Email:Truongtantrung@gmail.com
50.   
T. Tuấn
Pháp văn
51.   
C. Huỳnh Thị Tư
Sử Địa
Đức
52.   
T. Vương Văn Tư
Sử Địa
Texas, USA
512-832-8480
53.   
C. Nguyễn Thị Tươi
Anh văn
USA: 2252242789
54.   
T. Nguyễn Văn Thành
Toán